Trang

07/04/2019

Liệu xung đột giữa Trung Quốc - Hoa Kỳ có thể xảy ra?



 
Liệu xung đột giữa Trung Quốc - Hoa Kỳ có thể xảy ra?

Cách đây không lâu, sự trỗi dậy của Trung Quốc về cơ bản được xem là khá lành tính. Nhiều người nghĩ nền kinh tế đang phát triển sẽ đi đôi với một hệ thống chính trị được tự do hóa.

Trung Quốc, nói theo cái cách mà các chuyên gia Mỹ hay nói, là đang trở thành một cường quốc chủ chốt có ảnh hưởng toàn cầu.

Nhưng ngày nay, Trung Quốc đang ngày càng bị coi là một mối đe dọa. Nhiều người lo ngại rằng sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh, một cuộc xung đột chia rẽ thế giới.


Ở Mỹ, một mô hình mới đang được đề xuất, một mô hình quay trở lại thế giới cổ đại và tác phẩm của Thucydides, nhà sử học viết về Chiến tranh Peloponnesus giữa giữa các thành bang Athens và Sparta.

Giáo sư Graham Allison, thuộc Trung tâm Belfer của Đại học Harvard, là một trong những học giả hàng đầu về quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ.

Cuốn sách mang tính đột phá của ông, Định mệnh cho Chiến tranh: Hoa Kỳ và Trung Quốc liệu có tránh được bẫy Thucydides không?đã trở thành một quyển sách bắt buộc phải đọc cho nhiều nhà hoạch định chính sách, các học giả và nhà báo.
Cuốn sách đột phá gần đây của của giáo sư Harvard Graham Allison mang tên "Định mệnh cho Chiến tranh: Hoa Kỳ và Trung Quốc liệu có tránh được bẫy Thucydides không?"

Cái bẫy của Thucydides là một mối tương tác nguy hiểm xảy ra khi một thế lực đang trỗi dậy đe dọa thay thế một thế lực đang tồn tại.

Trong thế giới Hy Lạp cổ đại, chính Athens đã đe dọa Sparta. Còn vào cuối thế kỷ 19, Đức thách thức Anh. Ngày nay, một Trung Quốc đang trỗi dậy có khả năng thách thức Hoa Kỳ.

Nghiên cứu về 500 năm lịch sử, Giáo sư Allison đã xác định được 16 ví dụ các cường quốc mới trỗi dậy đối đầu với một cường quốc đã được thiết lập: 12 trong số đó dẫn đến chiến tranh.

Sự cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh, ông Allison nói, là "đặc điểm đặc trưng của quan hệ quốc tế ngày nay".

Vì vậy, câu hỏi liệu Mỹ và Trung Quốc có thể tránh cái bẫy của Thucydides không chỉ là câu hỏi học thuật. Chính cái bẫy này đã nhanh chóng trở thành một lăng kính để qua đó phân tích sự cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh.
Chiến tranh Peloponnesus là một xung đột kéo dài 27 năm giữa Athens và Sparta

Phản bác


Tất nhiên, không phải ai cũng đồng ý với quan điểm trên.

Giáo sư Hu Bo tại Viện Nghiên cứu Đại dương của Đại học Bắc Kinh và là một trong những chiến lược gia hàng đầu của Trung Quốc, nói với tôi rằng: "Tôi nghĩ rằng sự cân bằng quyền lực không hỗ trợ cho giả thuyết Thucydides."

Mặc dù sự trỗi dậy của Trung Quốc là đáng chú ý, ông tin rằng sức mạnh tổng thể của nó đơn giản là không thể so sánh với Mỹ. Chỉ có ở phía Tây Thái Bình Dương, Trung Quốc mới có thể lớn để mạnh sánh ngang với Mỹ.

Nhưng một cuộc đối đầu nhỏ cũng có thể đủ để đưa hai cường quốc này vào một cuộc chiến tranh.

Nhất là khi Trung Quốc cũng đang theo đuổi việc xây dựng lực lượng hải quân toàn diện lớn nhất thế giới.

"Điều đó không chỉ ấn tượng xét theo thời điểm hiện tại," Andrew Erickson, giáo sư chiến lược tại Đại học Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ và là một trong những chuyên gia hàng đầu về Hải quân Trung Quốc, "mà nó còn ấn tượng xét theo lịch sử thế giới."

Chất lượng hàng hải của Trung Quốc cũng được cải thiện đáng kể, với các tàu chiến lớn hơn, tinh vi hơn, ở nhiều phương diện ngày càng gần bằng các tàu phương Tây tương đương.

Chiến lược hàng hải của Trung Quốc cũng đang trở nên quyết đoán hơn.

Mặc dù trọng tâm của sự quyết đoán này, hiện tại, vẫn tương đối gần với lãnh thổ Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh đang cố gắng cho Washington thấy cái giá Mỹ phải trả nếu can thiệp.


Elizabeth Economy cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có "ý thức đầy tham vọng" về vận mệnh toàn cầu của Trung Quốc

Trung Quốc muốn Hoa Kỳ phải giữ khoảng cách, nếu như giả sử Trung Quốc quyết định sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan. Và Hoa Kỳ thì vẫn quyết tâm duy trì quyền tiếp cận.

Nhưng căng thẳng Trung-Mỹ đang gia tăng có thể là vì yếu tố lãnh đạo. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đem lại một cảm giác rằng về tính lịch sử, thậm chí là định mệnh, cuộc cạnh tranh với Washington là không thể tránh khỏi.

Elizabeth Economy, giám đốc nghiên cứu châu Á tại Hội đồng quan hệ đối ngoại, nói với tôi rằng ông Tập đã là một nhà lãnh đạo với "ý thức mở rộng và tham vọng hơn nhiều về vị trí của Trung Quốc trên toàn cầu".

Bà lập luận rằng yếu tố bị đánh giá thấp nhất trong tham vọng của ông Tập là "nỗ lực của ông Tập trong việc định hình lại các chuẩn mực và thể chế trên chính trường toàn cầu theo cách phản ánh chặt chẽ các giá trị và ưu tiên của Trung Quốc".

 
Hoa Kỳ đang tìm cách dẫn độ giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Vãn Chu từ Canada

Mỹ cũng đang thay đổi vị trí của mình. Washington đã xem Trung Quốc, cùng với Nga, một cường quốc theo chủ nghĩa xét lại (revisionism).

Quân đội Hoa Kỳ hiện coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh ngang hàng, là chuẩn mực để đo lường khả năng không quân và hải quân quan trọng.

Nhưng trong khi có một luồng không khí mới ở Washington, nó vẫn còn ở trong những giai đoạn đầu trước khi có thể hình thành một chiến lược mới đối với Bắc Kinh.

Một số người đã nói về khả năng của một Chiến tranh Lạnh thứ hai, lần này là giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, không giống như Chiến tranh Lạnh thế kỷ 20 giữa Mỹ và Liên Xô, các nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc có mối liên hệ mật thiết với nhau. Điều này mang lại cho đối thủ của họ một chiều hướng mới: một cuộc chiến giành quyền thống trị công nghệ.

Công ty viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei đang đứng trước cơn bão. Mỹ đang từ chối cho phép công nghệ của công ty này được sử dụng cho các mạng truyền thông quan trọng trong tương lai và đang gây áp lực cho các đồng minh của mình để áp đặt lệnh cấm tương tự.

Ngoài việc hạn chế mua các sản phẩm của Huawei, Mỹ cũng đang theo đuổi các cáo buộc hình sự đối với công ty và giám đốc tài chính của công ty, Mạnh Vãn Chu.

 
Hải quân Trung Quốc đang trở nên lớn hơn, mạnh hơn và tinh vi hơn

Cuộc chiến của Washington với Huawei cho thấy mối lo ngại lớn hơn về lĩnh vực công nghệ cao của Trung Quốc về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, buôn bán bất hợp pháp cho Iran và gián điệp.

Dưới tất cả điều này là một nỗi sợ rằng Trung Quốc có thể sớm thống trị các công nghệ chính mà sẽ đem lại sự thịnh vượng trong tương lai.

Ràng buộc


Nền kinh tế và chiến lược lớn bị ràng buộc chặt chẽ với vấn đề này, khi Trung Quốc có ý định trở thành một cường quốc có ảnh hưởng lớn trên toàn cầu trong thập kỷ tới.

Điều này tất nhiên sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc tiếp tục lớn mạnh.

Có những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế có thể đang chùn lại khi nó cứ bám vào mô hình độc đoán và từ chối cải cách thị trường hơn nữa. Điều gì có thể xảy ra nếu tiến độ kinh tế của Trung Quốc chậm lại?

Một số ý kiến cho rằng ông Tập có thể sẽ phải kiềm chế tham vọng của mình. Những người khác lo ngại tính chính danh của ông ta có thể bị tấn công, khuyến khích ông ta càng tăng cường chủ nghĩa dân tộc, dẫn đến khả năng quyết đoán càng cao hơn nữa.

Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là có thật và sẽ không biến mất. Một tính toán sai lầm trong chiến lược sẽ là một mối nguy hiểm rõ ràng, nhất là vì không có bất kỳ bản quy tắc nào có thể giúp giải quyết căng thẳng giữa cả hai.

Hai nước đang ở một ngã tư chiến lược. Hoặc là họ sẽ tìm cách giải quyết mối bận tâm về nhau, hoặc họ sẽ tiến tới một mối quan hệ đối đầu hơn nhiều.

Điều này đưa chúng ta trở lại cái bẫy của Thucydides.

Nhưng ông Allison nhấn mạnh rằng không có gì ở đây là định mệnh. Chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn có thể tránh khỏi. Cuốn sách của ông, ông nói với tôi, là về ngoại giao, chứ không phải về định mệnh.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire