Về lý thuyết cũng như chức năng và bổn phận, các cơ quan thuộc Chính phủ
sinh ra là để phục vụ lợi ích của người dân. Hưởng lương ngân sách- từ thuế-
những người làm trong các cơ quan của Chính phủ có bổn phận phải tìm ra những
quyết sách, những hành động, việc làm... làm sao có lợi cho dân nhất. Đó như
một lẽ hiển nhiên mà bất kỳ Chính phủ nào cũng buộc phải tuân thủ...
Song thực tế, có những thành viên thuộc các cơ quan của Chính phủ, chẳng những chẳng có sáng kiến gì làm lợi cho dân để trình Chính phủ. Ngược lại, suốt ngày chỉ chăm chắm nghĩ trăm phương ngàn kế để... móc túi dân, mà ở Bộ GTVT chỉ là một ví dụ. Trước đây, nơi thu tiền ở BOT giao thông vẫn được gọi với cái tên từ ngàn đời là "Trạm thu phí"! Song Bộ muốn "Một mình một chợ", tránh Luật, lách Luật..., Bộ qua mặt cả Chính phủ, đùng đùng đổi tên từ "thu phí" thành "thu giá"(?). Khổ nỗi trong Từ điển Tiếng Việt không hề có từ "Thu giá"; hơn nữa, gặp phải sự phản đối và chê cười từ dư luận- thậm chí Chủ tịch Quốc hội phải lên tiếng- Bộ lại chuyển về... "thu phí"! Mới đây, Bộ lại có "sáng kiến", là đổi tên từ "Trạm thu phí" thành "Trạm... thu tiền"...!
Chưa nói đến việc có những BOT cố tình đặt "nhầm chỗ"(?); thì thuế, phí, giá hay tiền thì cũng đều là... tiền từ túi dân mà thôi. Song tại sao lại có chuyện vòng vo, lắt léo như vậy? Chẳng qua là Bộ muốn "né" Luật Phí và Lệ phí; Bộ muốn một mình một chợ, muốn thu sao thì thu mà không phải chịu sự chi phối của Luật...
Đến một Bộ lớn của Chính phủ mà còn muốn sống ngoài vòng pháp luật để vun vén cho lợi ích cục bộ, thì nói gì đến việc giúp Chính phủ "An dân"? Phải chăng, Bộ GTVT đang muốn có được một quyền năng to hơn cả Quốc hội, muốn vượt ra ngoài sự điều chỉnh của luật pháp? Bộ, đáng lẽ phải là nơi sản sinh và nuôi dưỡng những sách lược- chiến lược ở tầm vĩ mô, giúp Chính phủ có đường hướng chỉ đạo cả Quốc gia trong lĩnh vực một ngành... Đằng này, có lợi lộc gì không, mà bấy lâu Bộ cứ vần vũ quanh ba cái từ ngữ, quanh mấy cái BOT- vốn là doanh nghiệp của tư nhân?
Ngay như Tp HCM; những "Công bộc của dân" thừa biết rằng, Thuế
Tiêu thụ đặc biệt chỉ áp dụng cho những mặt hàng đặc biệt có tính xa xỉ mà Nhà
nước cũng như xã hội không khuyến khích, như rượu, bia, thuốc lá... Song nay vì
nhu cầu của cái túi ngân sách, do nhu cầu cho những khoản chi..., ai đó đang đề
xuất bổ sung vào đối tượng chịu thuế Tiêu thụ đặc biệt cả một số hàng hóa, dịch
vụ như: điện thoại di động, camera, nước hoa, mỹ phẩm, dịch vụ kinh doanh game,
dịch vụ thẩm mỹ... Ừ, thì kinh doanh game là loại hình mà chẳng đâu khuyến
khích, áp đặt loại thuế này thì ư là. Điện thoại di động, nước hoa, mỹ phẩm...
là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống mà định áp thuế TTĐB thì quả là khiên cưỡng!
Phải chăng, họ đang không muốn cho người dân được hưởng những thành tựu khoa
học công nghệ phổ thông mà Thế giới đã tốn bao công sức để phát minh? Phải
chăng, họ không muốn phụ nữ Việt Nam được xinh đẹp hơn, thơm tho hơn phụ nữ
nước khác? Hay chỉ vì vì họ muốn có tiền- thật nhiều tiền?
Hay như sự lắt léo trong việc tính giá điện, giá xăng..., rồi việc cấm xe
máy...; họ bảo "vì dân"; họ bảo "Để tiệm cận với Thế
giới"(?)... Thậm chí có người còn bảo: "Tăng giá xăng, người dân
được... hưởng lợi"(?!)... Song, tất cả những cái "tốt" ấy của họ
đều không xuất phát từ lợi ích người dân, không hề vì an sinh; mà nó đi ngược
lại với mục đích an sinh xã hội, ngược lại với lợi ích người dân...; nó chỉ
phục vụ cho lợi ích cục bộ- nếu không muốn nói là cho một nhóm người!
Chỗ trăm ngàn tỷ; chỗ ngàn ngàn tỷ..., sao không nhòm vào đấy mà thu? Thu
chỗ đấy, thu một người bằng thu của cả vạn người; mà lại cứ đi nhòm nhòm vào
cái túi rách của dân nghèo?
Chẳng cần phải tìm hiểu sâu xa cũng dễ thấy một điều: nhiều chính sách, nhiều quyết sách đôi khi không phải để phục vụ lợi ích người dân, của cộng đồng như tôn chỉ mục đích. Mà là, họ đang nghĩ trăm phương ngàn kế để bòn mót những đồng tiền lẻ rách nát cuối cùng trong túi người dân, theo kiểu "Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng" ./.
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=437709056986790&id=100022430981821
Chẳng cần phải tìm hiểu sâu xa cũng dễ thấy một điều: nhiều chính sách, nhiều quyết sách đôi khi không phải để phục vụ lợi ích người dân, của cộng đồng như tôn chỉ mục đích. Mà là, họ đang nghĩ trăm phương ngàn kế để bòn mót những đồng tiền lẻ rách nát cuối cùng trong túi người dân, theo kiểu "Bòn nơi khố rách, đãi nơi quần hồng" ./.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire