Trang

09/05/2019

NHỮNG UẨN KHÚC TRONG CUỘC ĐỜI MỘT SỐ CHIẾN TƯỚNG THAM GIA TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ






Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra cách đây 65 năm, theo tổng kết thì tại đại bản doanh có 13 vị; Có 5 đơn vị cấp đại đoàn, mỗi đớn vị có 3 chỉ huy sau này phần lớn trở thành tướng; Cộng với cán bộ cấp trung đoàn, tiểu đoàn cũng có nhiều sĩ quan sau thành tướng.
Tổng cộng trận Điện Biên phủ đã thu hút về chiến dịch này trên 30 chiến tướng…


“Đây là chiến thắng quân sự lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) của Việt Nam. Bằng thắng lợi quyết định này, lực lượng QĐNDVN do Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã buộc quân Pháp tại Điện Biên Phủ phải đầu hàng vào tháng 5 năm 1954, sau suốt 2 tháng chịu trận.[7] Giữa trận này, quân Pháp đã gia tăng lên đến 16.200 người nhưng vẫn không thể chống nổi các đợt tấn công của QĐNDVN.[8] Thực dân Pháp đã không thể bình định Việt Nam bất chấp nhiều năm chiến đấu và sự hỗ trợ ngày càng gia tăng của Hoa Kỳ,[8] và họ đã không còn khả năng để tiếp tục ứng chiến sau thảm bại này.[9]
Trên phương diện quốc tế, trận này có một ý nghĩa rất lớn: lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh thắng quân đội của một cường quốc châu Âu bằng sức mạnh quân sự. Được xem là một thảm họa bất ngờ đối với thực dân Pháp và cũng là một đòn giáng mạnh với thế giới phương Tây,[7] đã đánh bại ý chí duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp và buộc nước này phải hòa đàm[7] và rút ra khỏi Đông Dương, các thuộc địa của Pháp ở Châu Phi được cổ vũ mạnh mẽ cũng đồng loạt nổi dậy. Chỉ riêng trong năm 1960, 17 nước châu Phi đã giành được độc lập và đến năm1967, Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho tất cả các nước là thuộc địa của Pháp.
Qua đó, đại thắng của QĐNDVN trong Chiến dịch Điện Biên Phủcòn được xem là một thảm họa đánh dấu thất bại hoàn toàn của nước Pháp trong nỗ lực tái gây dựng thuộc địa Đông Dương nói riêng và đế quốc thực dân của mình nói chung sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc,[8][10] qua đó chấm dứt thời đại hơn 400 năm của chủ nghĩa thực dân kiểu cổ điển trên thế giới.
Lực lượng cụ thể 2 bên lúc này như sau:
- Về bộ binh, Pháp có 267 tiểu đoàn. Về pháo binh, Pháp có 25 tiểu đoàn; quân phụ lực bản xứ có 8 tiểu đoàn. Về cơ giới, Pháp có 10 trung đoàn, 6 tiểu đoàn và 10 đại đội; quân phụ lực bản xứ có 1 trung đoàn và 7 đại đội. Về không quân, Pháp có 580 máy bay; quân phụ lực bản xứ có 25 máy bay thám thính và liên lạc. Về hải quân, Pháp có 391 tàu; quân phụ lực bản xứ có 104 tàu loại nhỏ và 8 tàu ngư lôi. Lực lượng QĐNDVN vẫn đơn thuần là bộ binh, gồm 6 đại đoàn, 18 trung đoàn và 19 tiểu đoàn. Về pháo binh, QĐNDVN có 2 trung đoàn, 8 tiểu đoàn và 4 đại đội. Về phòng không, QĐNDVN có 1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn.
- Tính theo số tiểu đoàn bộ binh, QĐNDVN có tổng cộng 127 tiểu đoàn so với 267 tiểu đoàn của Pháp. Biên chế tiểu đoàn của QĐNDVN là 635 người; biên chế tiểu đoàn Pháp từ 800 - 1.000 người.
Về viện trợ, từ tháng 6 năm 1950 đến tháng 6 năm 1954, Việt Minh nhận được từ Liên Xô, Trung Quốc tổng cộng 21.517 tấn các loại, trị giá 34 triệu đôla. Giá trị này chỉ bằng 0,85% lượng viện trợ mà Mỹ cấp cho Pháp…” ( WikiPedia)



Những uẩn khúc của chiến tướng Điện Biên Phủ:


Có 4 tướng chết bất đắc kỳ tử: Hoàng Văn Thái, Lê Trọng Tấn, Đinh Đức Thiện, Vũ Lập…

4 Chiến tướng Điện Biên bị tù tội, khai trừ khỏi Đảng:

1/ Lê Liêm
“Lê Liêm (sinh năm 1922 - 1985) nhà cách mạng Việt Nam, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đã giữ các chức vụ: Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam thời kỳ mới thành lập, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Chủ nhiệm Văn phòng Văn giáo Phủ Thủ tướng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ ông là Chủ nhiệm chính trị.
“Lê Liêm: Năm 1965, ông làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Bí thư đảng đoàn Bộ, Chánh Thư ký Công đoàn Giáo dục Việt Nam [8] kiêm Hiệu trưởng Trường Chính trị Bộ Giáo dục. . Năm 1968 ông kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương [9].
Trong những năm 1960, ông phản đối việc thân Trung quốc, chống Liên Xô, và trong một bài diễn văn về việc cải tạo giáo dục, năm 1968, ông trở lại quan điểm chính thống. Có liên quan trong Vụ án Xét lại Chống Đảng, ông bị khai trừ Đảng vào tháng 5 năm 1968.”
( WikiPedia)


2/- Đặng Kim Giang
Đặng Kim Giang (1910–1983) là một tướng lĩnh, nguyên là Phó Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Quân đội Nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông trường. Ông là đại biểu Quốc hội khoá I, khoá II Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và là một trong những nhân vật chính trong Vụ án Xét lại Chống Đảng.
Năm 1967, ông là một trong những nhân vật chính trong Vụ án Xét lại Chống Đảng. Ông bị chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà bí mật bắt giam 7 năm tại nhà tù Hỏa Lò Hà Nội và quản thúc 7 năm sau đó tại xã Việt Đoàn, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc (nay là huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh).[cần dẫn nguồn]
Năm 1980 ông trở về Hà Nội, sống trong ngôi nhà cũ rộng 14 mét vuông tại 30 ngõ Chùa Liên Phái thuộc quận Hai Bà Trưng. Mười người, vợ chồng, con cái, cháu nội, cháu ngoại sống trong ngôi nhà đó hơn 10 năm trời.[cần dẫn nguồn]
Ông mất ngày 16 tháng 5 năm 1983. An táng tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội…”
( WikiPedia)
Ông là Chủ nhiệm cung cấp hậu cần…


3/-Trần Độ
“Trần Độ (23 tháng 9 năm 1923 – 9 tháng 8 năm 2002) là nhà quân sự, chính trị gia Việt Nam, và là Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Chuyển sang ngạch dân sự, ông giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Văn hóa kiêm Phó Ban Tuyên huấn Trung ương phụ trách văn hóa văn nghệ. Khi Ban Văn hóa văn nghệ Trung ương được thành lập (1981), ông giữ chức Trưởng ban kiêm Thứ trưởng Bộ Văn hóa. Ở chức vụ này ông đã soạn nghị quyết số 5, củng cố tiến trình Cởi Mở văn hóa trong thời kỳ Đổi Mới.
Ông còn làm Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VII, Chủ nhiệm Ủy ban văn hóa và giáo dục của Quốc hội, ủy viên Hội đồng Nhà nước (1989-1992).
Ông cũng là ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa III (dự khuyết từ năm 1960 đến năm 1972), IV, V, VI (1960-1991).
Ông đã được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công (hạng nhất và hạng ba),...
Do bất đồng chính kiến với một số lãnh đạo cao cấp khác của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông bị khai trừ khỏi Đảng ngày4 tháng 1 năm 1999 khi đã 58 năm tuổi đảng…”
(WikiPedia)
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Độ là Chính ủy Đại đoàn 312

4/ Lê Trọng Nghĩa
“Lê Trọng Nghĩa (1922 - 22 tháng 2 năm 2015)[1] là đại biểu Quốc hội khóa I, sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Đại tá, nguyên Chánh văn phòng Quân ủy TƯ, Bộ Quốc phòng và Cục trưởng Cục Quân báo, Bộ Tổng Tham mưu (1960-1962)[2],[3] cựu thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tháng 2/1968, ông bị an ninh bắt vì cho là có liên quan đến "nhóm Xét lại", tuy không được xét xử theo pháp luật nhưng vẫn bị giam và cải tạo lao động từ năm 1968 đến 1976.[4]”
( WikiPedia)
Lê Trọng Nghĩa là Cục trưởng Cục quân báo trong chiến dịch Điện Biên Phủ…


P.V.Đ

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire