Phạm Viết Đào
Hiện nay trong các văn kiện lớn, những dịp quốc lễ, tiếp đãi ngoại giao,
phía Việt Nam thường vẫn nhắc tới sự viện trợ giúp đỡ của Trung Quốc trong 2 cuộc
chiến tranh; Tụng ca những sự giúp đỡ, viện trợ đó của Trung Quốc như là một
trong những nhân tố cấu thành không thể thiếu giúp Việt Nam dành thắng lợi nọ
kia…
Bất cứ dịp nào khi nói về 2 cuộc chiến tranh, kể cả khi có mặt quan khách Trung Quốc và khi không có mặt, cả khi mà 2 bên dàn quân đội đánh nhau chí tử, phía Việt Nam lại cũng phải giơ cái tấm “hoành phi” thối tha này ra để chứng tỏ rằng: mình rất biết điều, rất hữu hảo với Trung Quốc. Rằng Trung Quốc từng rất tốt, hữu nghị với Việt Nam...
Bất cứ dịp nào khi nói về 2 cuộc chiến tranh, kể cả khi có mặt quan khách Trung Quốc và khi không có mặt, cả khi mà 2 bên dàn quân đội đánh nhau chí tử, phía Việt Nam lại cũng phải giơ cái tấm “hoành phi” thối tha này ra để chứng tỏ rằng: mình rất biết điều, rất hữu hảo với Trung Quốc. Rằng Trung Quốc từng rất tốt, hữu nghị với Việt Nam...
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh khi thăm chiến trường Vị Xuyên vào năm 1987, thời điểm mà 2 bên đang đánh nhau quyết liệt, những cuộc đụng độ cấp sư đoàn, thế nhưng vị này đã huấn thị cho tướng lĩnh và bộ đội mặt trận Vị Xuyên:”Trên biên giới, phía bên kia họ bắc loa chửi ta và kể công, nếu bộ đội ta cứ chửi lại, bắn lại thì không làm được công tác tư tưởng. Chừ họ chửi một, các đồng chí chửi lại mười; họ bắn một, các đồng chí bắn lại mười, cứ như thế này thì không làm được công tác tư tưởng, không giải quyết dứt điểm được tình hình”. “Họ bắc loa chửi ta thì ta nhắc lại truyền thống và quá trình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước; họ bắn sang ta bằng đạn pháo, thì ta "bắn lại" bằng tình hữu nghị! Nhất định phải làm mọi cách để nối lại tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt-Trung…” ( Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông- https://vietnamnet.vn/…/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-tru…)
Mặc dù Trung Quốc tập trung khoảng 60 vạn quân vào một giải đất nhỏ hẹp Vị Xuyên chiều dài quãng 20 km, có chỗ quân Trung Quốc lấn sâu vào đất Việt Nam tới 5 km mà vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lê Đức Anh thời đó vẫn cứ làm công tác tư tưởng cho cán bộ chiến sĩ tại đây, chiến trường đã có khoảng 5000 cán bộ đã ngã xuống:”Thà rằng họ đánh sâu vào nội địa ta như Pôn Pốt đánh ta ở biên giới Tây Nam thì ta nói họ là xâm lược và ta kêu gọi chống xâm lược thì dễ. Đằng này qua thăm dò, khảo sát trực tiếp, qua tin tức và phân tích tình hình nhiều mặt, tôi thấy rằng họ không có ý đồ xâm lược, mà họ gây xung đột biên giới với ta nhằm một mục đích khác, ngoài ý đồ xâm lược…”
(Đại tướng Lê Đức Anh với vấn đề Trung Quốc và biển Đông- https://vietnamnet.vn/…/dai-tuong-le-duc-anh-voi-van-de-tru…)
Có đúng Việt Nam và Trung Quốc đã có giai đoạn 2 bên thiết lập được quan hệ hữu hảo, hữu nghị đích thực không? Giờ là lúc chúng ta hãy cũng nhau tỉnh táo, công tâm nhìn nhận nhận lại những sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc bằng con mắt trung thực của người chép sử, khi đã có một độ lùi về mặt thời gian. Sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc mang lại hiệu quả gì, hậu quả gì cho Việt Nam vào thời điểm đó và về sau này cho quỹ đạo phát triển?
Sau thế chiến thứ 2, Mỹ chỉ viện trợ cho Tây Âu có 4 tỷ USD nhưng đã vực dậy châu lục này bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh; Sự giúp đỡ này của Mỹ đã không tạo ra bất cứ thứ xiềng xích gì cả về phương diện chính trị, quân sự, vật chất tinh thần từ phía Mỹ áp đặt lên châu lục của số lượng dân cư quãng gần 500 triệu dân.
Nhật Bản, cùng dựa vào sự viện trợ của Mỹ để vươn lên thành một trong các cường quốc hang đầu thế giới về kinh tế. Sự giúp đỡ đó của Mỹ không hề biến quốc gia này vốn là kẻ “tử thù” trong thế chiến hai, thành một thứ “con sen, đứa ở” của Hoa Kỳ, mở mồm ra là phải tụng ca ơn huệ. Sự giúp đỡ bẳng tiền bạc đó không biến con dân của các quóc gia này thành bia đỡ đạn cho chính giới Mỹ giống như Trung Quốc: đánh Mỹ tới người Việt Nam cuối cùng…
Cả Tây Âu và Nhật, trên phương tiện truyền thông chúng ta chưa hề thấy một chính khách nào lên tiếng cảm ơn sự viện trợ vô tư hào hiệp của Mỹ sau thế chiến thứ hai. Có vẻ như họ coi đó như một thứ nghĩa vụ người Mỹ phải có trách nhiệm san sẻ, đóng góp tái thiết chiến tranh. Còn ở Việt Nam thì từ chủ tịch nước, tổng bí thư, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cho tới dân thường, từ người già đến trẻ nhỏ, từ bác nông dân chân lấm tay bùn đến các văn nghệ sĩ ăn trắng mặc trơn, hệ có dịp là phải tụng ca vô điều kiện về Trung Quốc, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình…; Ai không thấm nhuần, quán triệt điều này rất dẽ bị chấm điểm “kém lập trường”, lý lịch bị khuyên đen thậm chí còn bị bò tù như Phạm Viết Đào vì viết blog vạch cái xấu của chính giới Trung Quốc; bị bảo hiểm cướp mất 15 tháng lương hưu trong thời gian bị tù...
Vào giai đoạn cuối của cuộc khánh chiến chống Pháp, sau khi Trung Quốc tuyên bố giành được chính quyền tại Trung Hoa đại lục 1/10/1949. Bằng chiến dịch giải phóng biên giới, Việt Nam dỡ phá tung hang lang để nối chiến khu Việt Bắc với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Do sự thông thương này mà Việt Nam thoát được sự cô lập ngoại giao được các quốc gia trong cái phe XHCN công nhận.
Sau chiến dịch biên giới, Việt Nam chính thức tiếp nhận vũ khí hạng nặng từ Trung Quốc, Liên Xô, trước đó vũ khí, quân trang có được một số mua qua con đường buôn lậu từ Thái Lan do bà con Việt kiều tham gia.
Qua các tư liệu lịch sử để lại, sự giúp đỡ vũ khí của Trung Quốc trong giai đoạn 1950-1954 là do có sự đổi chác giữa Stalin-Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh tại Liên Xô. Stalin đề nghị Mao cấp vũ khí cho Việt Nam, chủ yếu là vũ khí Nhật và Tưởng và được Liên Xô bù trả cho vũ khí Liên Xô.
Không chỉ giúp đỡ vũ khí, khí tài, lương thực thực phấm Trung Quốc còn cử đoàn cố vấn quân sự cao cấp sang Việt Nam, can thiệp sâu vào các trận đánh và sắp đặt đội ngũ cán bộ: trọng dụng ai, loại bỏ ai…Mầm mống hình thành các phe nhóm ”thân Trung” có từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đừng nghĩ một chiều Trung Quốc giúp Việt Nam; Sau chiến dịch biên giới, bộ đội Việt Nam còn giúp tiễn trừ tàn quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch còn ẩn náu tại nhiều vùng rừng núi phía nam Trung Quốc. Máu của bộ đội Việt Nam đã đổ không ít trong các cuộc tiễu trừ tàn quân Quốc dân Đảng ở phía nam Trung Quốc.
Có một thứ giống như là “của hồi môn” mà Việt Nam giúp cho Trung Quốc cộng sản được thừa hưởng từ chính quyền Quốc dân đảng, đó là Hiệp định sơ bộ ký 6/3/1946 mà Chính phủ Hồ Chí Minh đã ký thỏa thuận với Chính phủ Pháp, với Quốc dân Đảng…Hiệp đình này cùng Hiệp định Hoa-Pháp ký ngày 28 tháng 2 năm 1946, đã mang lại các lợi ích sau đây cho Quốc dân đảng và sau đó thụ hưởng đó là chính quyền Trung Quốc của Mao:
• “Pháp trả lại cho Tưởng các tô giới của Pháp trên đất Trung Hoa là: Hán Khẩu, Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Đông, Quảng Châu Loan, Sa Diện và nhượng lại quyền khai thác lợi tức kinh tế cũng như quyền sở hữu tại toàn bộ tuyến đường sắt Hải Phòng - Côn Minh cho Trung Quốc.
• Pháp từ bỏ một số quyền lợi kinh tế trên đất Trung Quốc và nhượng lại những quyền lợi đó cho Trung Quốc.
• Pháp cũng từ bỏ quyền lãnh sự tài phán đối với công dân Pháp sống tại Trung Quốc (quyền lãnh sự tài phán là một đặc quyền bất bình đẳng, theo đó công dân Pháp sống tại Trung Quốc nếu phạm tội thì sẽ đưa về lãnh sự quán Pháp để xét xử chứ không xử bằng luật pháp nước sở tại)
• Đồng thời, Trung Quốc cũng sẽ được một số quyền lợi ở miền Bắc Việt Nam như: Được quyền khai thác kinh tế tại một đặc khu của cảng Hải Phòng và Hải Phòng sẽ là một hải cảng tự do để Trung Quốc có thể ra vào buôn bán, hàng hoá của Trung Quốc nhập qua Miền Bắc Việt Nam sẽ không cần phải đóng thuế.
• Ngược lại, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đồng ý cho Pháp thay thế quân Trung Hoa giải giáp quân Nhật tại miền Bắc Việt Nam, việc thay quân sẽ diễn ra từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng 3 năm 1946, kỳ hạn chậm nhất sẽ là ngày 31 tháng 3 năm 1946 (Tuy nhiên, trên thực tế, Quân Trung Hoa Dân Quốc vẫn còn đồn trú tại miền Bắc Việt Nam cho đến ngày 15/6/1946 thì người lính cuối cùng của Trung Quốc mới rời khỏi Bắc Việt, trong thời gian Quân Trung Quốc còn ở Việt Nam đồn trú, ngày 18/3/1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã cử một phái đoàn sang Trùng Khánh để giữ quan hệ hoà hảo với Trung Quốc)…”
Hiệp định sơ bộ chấp dứt quyền khai thác tuyến đường sắt Côn Minh-Hà Khẩu do Pháp đầu tư xây dựng từ 1911, theo dạng BOT; Tuyến đường sắt này Pháp được quyền khai thác 100 năm cho tới 2011, theo các điều khoản ký kết giữa Pháp và Mãn Thanh. Thế nhưng từ sau năm 1946, Pháp đã nhượng lại cho Quốc dân đảng và sau 1949 đã trở thành tài sản của chính quyền Trung Hoa cộng sản.
Qua Hiệp định sơ bộ 1946, cuộc kháng chiến, mồ hôi xương máu của nhân Việt Nam đã mang lại biết bao lợi ích cho Trung Quốc của Mao Trạch Đông trong giai đoạn 1946-1954. Nếu hạch toán chi ly giữa những thứ Trung Quốc giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, với những thứ Việt Nam mang lại cho Trung Quốc thì đã chắc gì Việt Nam nợ Trung Quốc?
Về mặt ngoại giao, nhờ vào cuộc khánh chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam mà tạo thế cho Trung Quốc được nhận cái quyền “ bảo kê”, sắm vai “ ông bầu” để đứng ra mặc cả với Stalin tại Maxcova giai đoạn 1950-1953; mặc cả với Pháp-Mỹ tại Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954?
Từ góc nhìn sử học, chúng ta phải thấy được xương máu, vị thế địa chính trị của Việt Nam trên bàn cờ chính trị thế giới của giai đoạn lịch sử này đã giúp Trung Quốc, một quốc gia đông nhất thế giới, diện tích đứng thứ 4-5 vừa bị xéo dày dưới gót dày của nhiều quốc gia phương tây như giun dế…trở thành “ đại ca’, “anh chị” được quyền sinh quyền sát dân tộc khác…
P.V.Đ
( Còn nữa…)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire