Tác giả: Rory
Medcalf | Biên dịch: Phạm
Duy
Trung Quốc
phô diễn sức mạnh và thể hiện vai trò lãnh đạo khu vực quá sớm tạo ra rủi ro đối với trật tự an ninh ở khu vực. Giới hoạch định chính sách các nước,
đặc biệt là Mỹ, cần phải theo sát các hành động
của Trung Quốc và có đối sách kịp thời.
Giữa năm
2014, cuộc cạnh
tranh chiến lược ở
Châu Á diễn ra rất
gay gắt. Trên thực địa,
tàu Trung Quốc tấn
công, đâm va các tàu Việt Nam xung quanh khu vực
giàn khoan HD981 mà Trung Quốc hạ đặt
trái phép trong vùng đặc quyền
kinh tế của
Việt Nam. Tàu Trung Quốc
còn phong tỏa, ngăn
chặn Philippines tiếp tế
cho đơn vị đồn
trú của nước
này ở bãi cạn
tranh chấp (bãi Cỏ
Mây) ở quần đảo
Trường Sa của
Việt Nam. Trung Quốc cũng
bác bỏ việc
Philippines kiện ra tòa trọng
tài. Trên phía bắc, máy bay chiến đấu của
Trung Quốc và Nhật Bản
suýt chút nữa thì đâm nhau. Trong khi đó, tàu
chiến của
Trung Quốc và Nga thì tập
trận ngay gần
đó (ngoài khơi Thượng
Hải trên biển
Hoa Đông).
Trên bình diện
ngoại giao, Trung Quốc
và Nga tăng
cường liên kết.
Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận
Bình thách thức trật tự
chiến lược
do Mỹ đứng
đầu thông qua việc tổ chức
Diễn đàn CICA (Diễn
đàn về phối hợp
hành động và các biện
pháp củng cố niềm
tin ở Châu Á diễn
ra ở Thượng
Hải), một
diễn đàn ít ai biết đến và không có sự
tham dự của
các nước đồng
minh của Mỹ. Tại
Singapore (trong Diễn đàn Shang-ri La), Thủ tướng
Nhật Bản
Shinzo Abe ngụ ý mong muốn
trở thành đối
tác an ninh với các nước bị
Trung Quốc sách nhiễu.
Còn Bộ Trưởng
Quốc phòng Mỹ
Chuck Hagel thì cảnh
báo các hành vi “cưỡng ép và hù dọa”
của Trung Quốc. Đáp
lại, Phó Tổng
tham mưu trưởng
Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc Vương Quán
Trung lên án Mỹ và Nhật Bản
đã vượt quá ranh giới
ngoại giao.
Điểm
qua, chúng ta có thể thấy một
viễn cảnh
không mấy sáng sủa về
môi trường an ninh ở
Châu Á: Đó là sự cạnh
tranh chiến lược
ngày một gia tăng
giữa một
bên là Trung Quốc và một
bên là hệ thống
liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Hệ quả là
có thể dẫn đến
xung đột, hoặc sự
thoái lui của Mỹ, tạo
điều
kiện để
Trung Quốc chi phối
trật tự
khu vực (Châu Á – Thái Bình Dương).
Những
gì xảy đến tiếp
theo, nhất là những
chọn lựa
chính sách cho các nhà lãnh đạo của Mỹ và
các nước khác, là việc
không đơn giản.
Trật tự
chiến lược Châu Á có thể
đang vận hành, trong đó đặc
điểm trật tự do
Mỹ dẫn dắt
đang gặp phải
thách thức do đây là cuộc
chơi phức tạp
và đa tầng nấc.
Nếu
Trung Quốc tìm cách đe Mỹ và
các nước khác như Nhật Bản,
Philippines và Việt Nam thì đó là tính toán sai lầm.
Về dài hạn,
việc Trung Quốc tự
tin phô diễn sức mạnh
quá sớm sẽ
làm tổn hại đến lợi
ích của chính nước
này.
Ví dụ như vụ hạ đặt
giàn khoan trái phép HD981 trong EEZ của
Việt Nam, Trung Quốc
nhắm đến hai đích: (i) tạo sự đã
rồi ở Biển Đông nhằm
thay đổi nguyên trạng
trên thực địa,
trong khi tiếp tục kéo dài quá trình
đàm phán COC với ASEAN; và (ii) cho thấy
giới hạn của Mỹ
trong việc xây dựng
quan hệ đối
tác mới khi triển
khai chính sách tái cân bằng ở
Châu Á. Lần này, Trung Quốc
nhắm vào Việt
Nam vì giống như
Ukraine, không phải là đồng
minh của Mỹ.
Ngoài ra, Trung Quốc
còn tạo áp lực về
kinh tế với
Việt Nam. Việt
Nam không muốn chiến
tranh và nhiều lần yêu cầu
giải pháp ngoại
giao, nhưng Trung Quốc
phớt lờ và không rút giàn khoan. Bên cạnh
đó, Trung Quốc cố
tình phóng đại rủi
ro về
môi trường kinh doanh ở Việt
Nam trước các nhà đầu tư Châu
Á khác.
Tất cả những
điều
này sẽ tạo
ra tác động trái chiều đối với
Trung Quốc. Các bên sẽ nhận thức
rõ rằng khi Trung Quốc
trở nên càng mạnh
thì càng hành xử không đúng mực.
Nếu
tình hình cứ như vậy
thì các bên yêu sách khác sẽ khó bảo vệ được lợi
ích của họ trước
Trung Quốc. Vì vậy,
họ sẽ tăng
cường kết nối
an ninh với Mỹ và
Nhật Bản,
đồng thời tăng đầu tư
cho quốc phòng. Malaysia, Indonesia,
Singapore và Philippines, mỗi nước đều
tìm cách của riêng để
thúc đẩy hợp
tác hải quân với Mỹ.
Việt Nam cũng
tăng
cường khả năng
phòng vệ trước
Trung Quốc (như việc
mua tàu ngầm từ
Nga), trong khi để ngỏ biện pháp pháp lý quốc tế. Nếu
nhiều
bên áp dụng giải
pháp trọng tài có thể sẽ
làm cho Trung Quốc bị cô
lập trước
công luận thế giới. Các
nước ASEAN khác cũng
sẽ theo đuổi
chính sách mang tính xây dựng hơn,
chứ không chống
phá như Campuchia.
Việc
Trung Quốc lớn
tiếng
tuyên bố về trục
Moscow – Bắc Kinh cũng
cần phải được
xem xét. Các chuyên gia phân tích trên truyền thông phương
Tây cho rằng, trục
này là hão huyền và được mạng
lưới tuyên truyền của
Trung Quốc và Nga phóng đại
lên. Lập luận
thường thấy
là hai nước này đang liên kết để đối
trọng lại
liên minh do Mỹ dẫn đầu ở
Á-Âu. Hay việc hải
quân Trung Quốc và Nga tập
trận ở biển
Hoa Đông
nhằm bắn
tín hiệu với Mỹ và
Nhật Bản.
Một số
khác thì cho rằng Ấn Độ sẽ
tham gia cùng, tạo nên tam giác RIC đối
trọng lại Mỹ và
đồng minh của Mỹ.
Nhưng trên thực tế, vẻ
ngoài nồng ấm
và hữu hảo gần
đây giữa Nga và Trung Quốc hoàn
toàn trái ngược với
lòng tin chiến lược giữa
hai nước vì Nga không muốn
là đối tác dưới cơ của
Trung Quốc, không muốn từ bỏ
quyền lợi
trong việc bán khí đốt với
Nhật, vũ
khí hiện đại
cho Ấn Độ và
Việt Nam. Đó
không phải là những
hành động của
hai người bạn
tri kỷ, hay việc
Nga coi an nguy của Trung Quốc
như của
Nga. Chiến lược
gia hai nước đều cảnh
giác và nghi ngại trước sức mạnh của
nhau, đặc biệt
là trong dài hạn.
Một
trong các lý do khiến Nga quyết định
giữ kho vũ
khí hạt nhân chiến
thuật và bảo lưu học
thuyết tấn
công phủ đầu
(first strike doctrine) bằng hạt
nhân là vì sức mạnh
của Nga suy giảm tương
đối so với
Trung Quốc. Vậy
nên, nếu
lâm vào cuộc khủng
hoảng quân sự với Mỹ,
Trung Quốc cũng không mong Nga sẽ có
hành động can thiệp.
Trong bất kì tình huống
nào, hạm đội
Thái Bình Dương của
Nga sẽ không động
đậy. Kể cả Ấn Độ, nước
này luôn nghi ngờ Trung Quốc.
Gần đây, Ấn Độ tăng
cường quan hệ với
Nhật Bản. Đương
nhiên, nước
này cũng
sẽ không đứng
về
phía Trung Quốc hoặc
Nga để chống
lại Mỹ.
Một
điều
đáng chú ý là Trung Quốc tuyên bố là
trung tâm của kiến
trúc ngoại giao mới ở
Châu Á: người Châu Á quản
lý những vấn đề an
ninh Châu Á trên cơ sở “cùng
thắng’. Tháng 5/2014, Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình
đưa ra quan niệm về an
ninh mới này tại
Diễn đàn CICA ở Thượng
Hải. Từ
nhiều năm
nay, diễn đàn này ít được
chú ý và luôn nằm ngoài rìa lịch
trình các hội nghị
ngoại giao Châu Á. Vậy tại
sao Trung Quốc lại đột
nhiên lại thúc đẩy?
Bề ngoài, ý nghĩa
và lập luận của
ông Tập có vẻ
lo-gic và không có khuyết điểm: các cường
quốc Châu Á phải
là chủ thể
chính giải quyết
các thách thức của
Châu Á. Nhưng, thách thức
là thách thức nào và Châu Á là Châu Á nào? Hãy nhìn vào các thành
viên của CICA có thể thấy vừa
thừa lại vừa
thiếu.
Châu Á, nhưng không giới hạn ở
Châu Á – Thái Bình Dương. Thành viên bao gồm cả Ai
Cập, Iraq, Iran. Trong khi đó, Nhật Bản,
Philippines và Indonesia chỉ là quan sát viên. Singapore thì
không tham dự. Nga tham dự, Mỹ
thì không. Ngoài ra, CICA là sáng kiến do Kazakhstan đưa
ra từ những
năm đầu
thập niên 1990 với một
nghị trình khiêm tốn
thời hậu
Chiến
tranh lạnh. Giờ
đây, khi tình hình khu vực có chút biến đổi, CICA được
Trung Quốc thúc đẩy.
Bắc Kinh có vẻ như
không hài lòng với những
cơ chế đa phương
thiên về
ngoại giao hiện
nay ở Châu Á – Thái Bình Dương,
ví dụ như: Hội
nghị thượng
đỉnh Đông Á (EAS), Diễn
đàn An ninh khu vực (AFR), Hội
nghị Bộ Trưởng
Quốc phòng các nước
ASEAN mở rộng
(ADMM+) vì các cơ chế đa phương
này do ASEAN làm trung tâm và tránh đối đầu với
Trung Quốc hay các nước
khác.
Nhưng
thực tế, các cơ chế
này hiện đang là trụ cột
trong việc định
hình một trật tự đa
cực ở khu vực.
Trong đó, các quy tắc như
không cưỡng ép, tôn trọng
luật pháp, v.v được
các nước thừa
nhận dù có hệ thống
chính trị khác nhau. Hơn nữa,
quy chế
thành viên của các cơ chế
này đúng theo kiểu Châu Á – Thái Bình Dương,
hay đúng hơn là Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương.
Điều
này phản ánh vai trò của Mỹ ở
Châu Á, vai trò và lợi ích của Ấn Độ, tầm
quan trọng của
Nhật Bản,
ASEAN giữ vai trò trung tâm, Úc gắn
liền với
Châu Á, Trung Quốc kết nối với Đông
Nam Á, tầm quan trọng
của đường
vận tải
biển qua Ấn Độ Dương đối với
nguồn cung dầu,
thương mại
và đầu tư.
Lý do nữa
khiến
Trung Quốc thúc đẩy
CICA là dường như
Trung Quốc chỉ cảm
thấy thoải
mái khi hành xử theo cách riêng nước
này. Điều
này có thể rút ra từ sự
phô diễn ngoại
giao của đại biểu
Trung Quốc, ông Vương
Quán Trung tại Diễn
đàn Shang-ri La, Singapore. Ông này lên án Bộ trưởng
Quốc phòng Mỹ
Chuck Hagel đã dùng các từ ngữ như “mối
đe dọa”, “hù dọa”
và “khiêu khích” để nói về
hành động của
Trung Quốc. Ông Vương
cũng
phản pháo lại bài phát biểu của
Thủ tướng
Nhật Bản
Shinzo Abe với lập
luận tương
tự. Thực tế,
Thủ tướng
Shinzo Abe đã không chỉ thẳng
Trung Quốc mà ngỏ ý
sẵn sàng giúp các nước
xây dựng năng
lực và liên kết bảo vệ lợi
ích của các bên trước
những hành động
cưỡng ép, đồng thời
nhằm duy trì tự do
hàng hải. Rõ ràng, ông Vương
đã đi quá xa khi miêu tả bài phát biểu của
Thủ tướng
Nhật Bản
là ‘không chấp nhận được’
và ‘không tưởng tượng
nổi’, v.v.
Vì quan hệ
Trung-Nga không đến mức trở
thành liên minh, nên nếu
Trung Quốc đứng
ngoài các cơ chế hàng hải ở
Châu Á thì sẽ không vươn tới
đâu được. Dù Trung Quốc
trỗi dậy đến mức
nào đi chăng nữa thì vẫn
là quốc gia nằm ở Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương. Trung Quốc
còn có lợi ích ở
khu vực biển rộng
lớn này. Năng lượng
và các nguồn lực
mà Trung Quốc cần
cho công cuộc phát triển
chủ yếu được vận
chuyển qua đường
biển. Trung Quốc
càng ca tụng xây dựng
lòng tin với các nước lục địa
phía tây, càng thể hiện sự xa
rời với
các nước láng giềng
biển. Sớm
nay muộn, Bắc
Kinh sẽ phải
thương lượng
về lợi
ích cũng
như bất đồng
trên biển với
các đối tác ở Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương bao gồm Mỹ, Đông
Nam Á, Ấn Độ,
Úc, Nhật Bản.
Nếu
Trung Quốc chỉ tập
trung vào các cơ chế theo cách của
riêng mình thì ảnh hưởng
tất sẽ bị
thu hẹp lại. Đây không phải
là âm mưu để kiềm
chế
vai trò của Trung Quốc,
mà đơn giản
chỉ là bối cảnh
chung liên quan đến một Trung Quốc
trỗi dậy.
Trung Quốc
đang tranh đấu để thỏa
hiệp địa
chính trị biển ở
Châu Á, cho nên mới cố thể hiện tư thế
lãnh đạo và đe Mỹ
cùng với đồng
minh của Mỹ. Bắc
Kinh có thể nhạy
bén với thời
cuộc. Quan sát sức mạnh
Mỹ thông qua các sự biến ở
Syria và Ukraine, hay từ giọng
điệu trong các bài phát biểu của
các lãnh đạo Mỹ.
Ví dụ như
bài phát biểu của Tổng
thống Mỹ
Obama ở West Point có vẻ hơi
kiềm
chế,
ít nhấn mạnh
việc đảm bảo
cho liên minh và bạn bè của Mỹ ở
Châu Á. Bài phát biểu ở
Singapore của Bộ trưởng
Quốc phòng Chuck Hagel cảnh
báo hành động cưỡng
ép của Trung Quốc
nhưng lại tạo cơ hội để
ông Vương tỏ
thái độ không hài lòng.
Báo giới
nhận định
rằng sự thẳng
thắn của
ông Vương và ông Hagel mở ra
thời kỳ cạnh
tranh và đấu khẩu
giữa Trung Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên, chỉ thông qua các hội
nghị hay các bài phát biểu
thì chưa đủ
làm xoay chuyển tình trạng
đối kháng chiến lược
giữa hai nước
này mà còn dựa trên thực tế
quan hệ. Một
cuộc chiến
tranh lạnh mới ở Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương chưa
thể xảy
ra. Nhưng,
tình hình những tháng tới sẽ
quan trọng cho an ninh của
khu vực.
Một vấn đề đặt
ra là liệu có thể tạo dựng
một trật tự ổn định
mà trong đó không cường quốc đơn lẻ
nào thống trị. Nếu
nhìn nhận rằng
những hành xử và
phát biểu của
Trung Quốc gần
đây thể hiện sự tự
tin thái quá – hay phô diễn sức mạnh
quá sớm, thì Mỹ, đồng
minh của Mỹ và
các đối tác sẽ phải cẩn
trọng trong việc đối
phó với nước
này. Việc cần
làm trước mắt
là phải chuyển tới
giới hoạch
định chính sách an ninh Trung Quốc một
thông điệp rõ ràng rằng
nếu họ tiếp tục
liều lĩnh
thì sẽ không lường
được hết hậu
quả.
Cái mà khu vực cần
hiện nay là một dạng
cân bằng mới –
không phải là cân bằng
quyền lực
(balance of power) hay cân bằngquyết
tâm (balance of
resolve), mà là ‘cân bằng bất
minh’ (balance of uncertainty). Nghĩa là ,Mỹ và
đồng minh ở
Châu Á cảm thấy
không chắc chắn
hay khó đoán biết về hành xử của
Trung Quốc. Làm thế
nào để buộc
Trung Quốc chấp
nhận hành xử
theo cách mà nước này tuyên bố,
đó là ‘cùng thắng’ trong tương
tác với các nước
láng giềng
là điều
quan trọng. Các nước cũng
không biết
chắc là giới
hoạch định
chiến lược
Trung Quốc nghĩ và
tính toán gì khi Mỹ, Nhật
và các cường quốc tầm
trung ở khu vực
phản ứng
lại các động
thái cưỡng ép tiếp
theo của nước
này.
Trung Quốc
chỉ giả bộ phớt lờ biện
pháp pháp lý, chứ sự thực sẽ gặp rắc rối nếu
như các bên yêu sách khác kiện
lên tòa trọng tài dưới sự ủng
hộ của Mỹ và
EU. Hơn nữa,
việc duy trì ổn định
trên biển và đường giao thông hàng
hải huyết mạnh ở Biển Đông
là trách nhiệm chung của
các bên liên quan. Cho nên, Mỹ cần
phải có kế hoạch
hành động thực tế hơn,
ví dụ: phối hợp
quản lý tranh chấp
theo luật pháp, hay thông qua các cơ chế
toàn cầu như
G7, hay cơ chế đa phương
khu vực như
EAS. Đồng
thời, Mỹ,
Nhật Bản
và đối tác ở Đông
Nam Á cần mở rộng
năng
lực an ninh, đào tạo
và chia sẻ thông tin tình báo để đối
phó với thách thức từ
hành động của
Trung Quốc.
Để
thay đổi ‘cân bằng
bất minh’ ở Châu Á không nhất
thiết
phải cần một lực lượng
quân đội quá hùng mạnh.
Dù nguồn lực bị cắt
giảm, hải
quân Mỹ cũng đủ
duy trì hiện diện ở Biển Đông,
trong lãnh hải hay vùng đặc
quyền
kinh tế của
các nước đối
tác và đồng minh khi được mời.
Do lo ngại về an ninh ở
khu vực, các nước sẽ
tích cực hơn
trong việc tham gia các cuộc tập
trận hải
quân do Mỹ chủ xướng
hay phối hợp
giám sát ở Ấn Độ Dương –
Thái Bình Dương. Việc
này không có nghĩa là nhằm
khiêu khích Trung Quốc, mà có thể mời
Trung Quốc tham gia và đối thoại một
cách nghiêm túc. Những vụ chạm
trán giống như
USS Cowpens hồi tháng 12/2013 sẽ ít
xảy ra.
Thực tế là
Trung Quốc ngày càng trở
nên cương quyết
trên biển. Nhưng,
căng
thẳng vẫn
trong tầm kiểm
soát và chưa dẫn tới
xung đột chủ yếu
vì sự kiềm chế của
các bên, trừ Trung Quốc. Ví
dụ như căng
thẳng Trung-Nhật ở
Hoa Đông,
các lực lượng
chấp pháp biển của
Nhật Bản
là nhân tố chính giữ kiềm
chế,
không để leo thang dẫn tới
xung đột. Giới
hoạch định
chiến lược
an ninh của Trung Quốc nên hiểu rằng
họ không thể là
lực lượng
luôn tạo ra rủi
ro cho khu vực. Bức
tranh địa chính trị ở
khu vực không phải
do mình Trung Quốc vẽ
lên./.
Rory Medcalf hiện
là Giám đốc Chương trình an ninh quốc tế tại
Viện Lowy.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire