Nguyễn Văn Chiến
Bài trước tôi
đã nêu rõ: nói về sai thì có nhiều kiểu sai: sai do sơ suất, sai do dốt, sai do
ngu.
“Sơ
suất” thì đó là do ta cẩu thả hay do ta làm việc với cường độ cao, quá say mê,
quá tập trung vào chuyện vĩ mô và đại sư mà quên đi các tiểu tiết vi mô.
Thủ
tướng là người có quá nhiều công việc, chuyện lớn chuyện nhỏ gì cũng thấy các
cơ quan ban ngành réo gọi và cầu cứu thủ tướng. Vả lại thủ tướng cũng giỏi hóng
chuyện, đều đặn “giữa đàng thấy chuyện bất bằng chẳng tha”, thành thử cứ năm
hôm mười bữa là thấy văn phòng thủ tướng “truyền đạt” xuống các địa phương đang
sanh chuyện ý, ra lệnh là phải “làm rõ báo cáo thủ tướng trước ngày XYZ…” v.v…
Như vậy
có thể nó thủ tướng làm việc với cường độ cực kỳ cao, do đó xác suất sơ suất
cũng cực kỳ cao. Nếu thủ tướng có sai những cái sai nhỏ nhặt do sơ suất thì
thôi, ta nên thông cảm mà bỏ qua, đừng quá câu nệ.
Sau nữa
là những cái sai do dốt, do ngu, nhưng “dốt” là gì, “ngu” là gì?
“Dốt”
là do ta không biết chuyện này chuyện kia, định luật này, nguyên lý nọ v.v… Ta
không biết ấy là do ta không được học, do hoàn cảnh nhà nghèo, do lý lịch xấu,
hay có điều kiện mà do ta không chịu học.
Còn
“ngu” thì cả khi ta được học, dù học rất nhiều, nhưng lại không biết sử dụng sở
học của mình để áp dụng vào việc đời.
Anh học
được một ngàn điều nhưng chỉ biết khơi khơi như một ngàn điều riêng lẻ thì bộ
óc anh chẳng qua là cái “máy nhớ” chứ chưa phải là bộ óc của người “hiểu biết”.
Anh chỉ
thực sự “hiểu biết” khi biến mớ kiến thức riêng lẻ ấy thành một khối thống
nhất, nghiệm ra rằng điều này quan hệ với điều kia như thế nào, sau đó cao hơn
là rút ra được mối quan hệ nhơn quả giữa chúng.
Có vậy
anh mới áp dụng sở học của anh vào những chuyện đang xảy ra trong đời sống
chung quanh mình.
Thí dụ
anh thấy những gì đang xảy ra tại Hà Tỉnh, Đà Nẵng hay Bình Thuận hôm nay, anh
nghĩ đến mối quan hệ “nhỡn tiền” với những gì đã từng xảy ra tại Hà Nội, Sài
Gòn, Bắc Kinh, Mốt Cu hay Thành Đô từ x, y, z năm trước!
Đó là
điều kiện cần của người “trí thức”!
Do đó
“ngu” có khi là có được học – có nhãn hiệu cầu chứng với bằng này bằng nọ –
nhưng không biết áp dụng những gì đã được dạy.
Người
ta có thể dốt nhưng không ngu.
Lại có
những kẻ không hề dốt nhưng ngu.
Thỉnh
thoảng ta lại thấy xuất hiện một giáo phái bậy bạ, giáo chủ chỉ học mới tới lớp
ba, lớp bốn nhưng thu hút đệ tử “toàn kỹ sư, bác sĩ”, giáo chủ xúi chết là
chết, giáo chủ xúi ăn phân là ăn phân, thậm chí bảo dâng vợ con cho nó thỏa mãn
dục vọng cũng vui vẻ xin dâng. Đó là những kẻ đó có học, có bằng cấp nhưng
không biết vận dụng sở học của mình.
Có
nghĩa là họ ngu.
Bây giờ
trở lại ý niệm “sai do sơ suất”.
Nếu gọi
là “sai do sơ suất” thì ta chỉ và
chỉ nên “sai” một lần là đủ. Sai đến lần thứ hai, thứ ba thì ấy là
ta dốt. Còn sai đến cả tá lần trở lên thì ấy là do ta không biết học từ những
cái sai đầu tiên.
Mà
không biết học thì có nghĩa là “ngu”.
Bây giờ
ta thử “phân tách” những lần “sơ suất” của thủ tướng.
Đầu
tiên là cái sơ suất từng biến thủ tướng bị chê là “thua trẻ tập đánh vần”. [1]
1. “Cờ lờ vờ”
Đọc diễn văn trong lễ kỷ
niệm 50 năm thành lập Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), thủ tướng bày tỏ: “Việt Nam luôn trân trọng và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
ODA và vốn vay ưu đãi, chống thất thoát, lãng phí trong đó có nguồn vốn của ADB
và mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong các khuôn
khổ hợp tác khu vực như tiểu vùng Mekong, Ác Mét, Cờ Lờ Mờ Vờ và Cờ Lờ Vờ về
kết nối các nền kinh tế, hạ tầng giao thông, giảm nghèo bền vững và ứng phó với
biến đổi khí hậu”.
Cảnh
đọc diễn văn này được Đài VTV quay trong bản tin thời sự khiến nhiều người thắc
mắc, không hiểu “ác mét”, “cờ-lờ-mờ-vờ,” và “cờ-lờ-vờ” là gì lạ quá!
Hỏi ra
mới biết “Ác Mét” là ACMECS, viết tắt từ “Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong Economic
Cooperation Strategy”, tức tổ chức “Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady –
Chao Phraya – Mê Kông” gồm bốn nước Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt
Nam, (Ayeyarwady là con sông ở Miến, Chao Phraya là con sông ở Thái).
“Cờ Lờ
Mờ Vờ” là “CLMV”, tức “Cambodia, Lào, Miến Điện, Việt Nam”.
Còn “Cờ
Lờ Vờ” là CLV, Cambodia, Lào và Việt Nam.
Bỏ qua
mớ từ viết tắt dài ngoằng trên, tạm… nhân đạo với thủ tướng, chỉ nói ba âm “cờ
lờ vờ” thôi cũng thấy đau thay cho thủ tướng!
Tên ba
nước Cambodia – Lào – Việt Nam mà gọi là “cờ lờ vờ” thì quá sai.
Đầu
tiên ta tạm hiểu ấy là do ông sơ suất: tên trợ lý viết diễn văn cẩu thả. Nói
theo giọng Quảng Nôm thì: “Hấn viết răng, tui đọc rứa, hấn viết C-L-V thì tui
đọc cờ – lờ -vờ” chớ có chi mô!”
Đến đây
thì ta lại đặt vấn đề về trách nhiệm của tên trợ lý: Đây có phải đơn thuần là
“sơ suất” hay không?
Thứ nhất, là trình độ của tên trợ
lý!
Rõ ràng
nó phải có trình độ như thế nào mới được thủ tướng chọn làm trợ lý, do đó nó
không hề dốt.
Nhưng
đã làm trợ lý cho thủ tướng thì phải học hỏi, phải nghiên cứu, phải biết rõ sở
trường sở đoản của thủ tướng.
Nếu đã
hiểu rõ thủ tướng rồi thì khi viết tóm tắt những gì thủ tướng cần nói, hắn sẽ
viết “mếch in Việt Nam” hay
thậm chí cho ra vẻ Ăng Lê thì viết “mếch in
Viê..ê.. ế..t nam” chứ không “Made in Việt Naam” để sếp đọc thành “ma ze in Việt Nam” cho thiên hạ cười.
Thứ hai, nếu không ngu thì phải
chăng tên trợ lý này ngạo mạn, coi thường thủ tướng? Ý hẳn hắn xem thường thủ
tướng, ra bộ “I am too good to be here”: Cỡ thằng cha này mà làm thủ tướng thì
“bố mày” phải là… “đại thủ tướng” hay “ vô thượng thủ tướng” mới xứng tầm chứ
đâu phải là anh trợ lý quèn, thành thử hắn mới… chơi, mới viết diễn văn theo
kiểu bác sĩ kê toa, đẩy thủ tướng vào thế làm trò cười cho cả nước?
Nhưng
đã làm thủ tướng thì phải biết dùng người, biết chọn người.
Làm thủ
tướng mà để thằng trợ lý biến mình thành trò cười cho thiên hạ, ấy là “sơ
suất”, “dốt” hay “ngu”?
2. “Cách mạng công nghiệp 4.0”
Cụm từ
này đã là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt các bài diễn văn của thủ tướng, trở thành mốt
thời thượng, thậm chí trở thành đề thi… hoa hậu.
Kể từ
đầu năm 2017 đến nay hầu như bài diễn văn nào của thủ tướng cũng chêm cụm từ
này. Thí dụ (theo tin của Văn phòng chính phủ):
– Ngày
13.7.2018: “Liệu Việt Nam có thể nằm
ngoài cuộc chơi của cách mạng công nghiệp 4.0? Câu trả lời ngắn gọn
là không – Công nghiệp 4.0 là một cuộc chơi mà mỗi quốc gia sẽ phải mặc định là
một phần trong đó”.
– Ngày
13.9.2018, đọc tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh 2018: “Chào mừng các doanh nghiệp tham dự Hội nghị, đây là cơ hội tuyệt
vời để các nhà đầu tư quốc tế, các nhà đầu tư ASEAN, Việt Nam cùng trao đổi,
chia sẻ kinh nghiệm, cùng kết nối và sáng tạo để mở ra cơ hội hợp tác mới trong
niềm tin hứng khởi lan tỏa của cách mạng công nghiệp 4.0.”
– Ngày
19.8.2018: “Chủ trương của Chính phủ
là tranh thủ tối đa cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để giúp
chúng ta nâng cao hiệu quả, hiệu suất của nền kinh tế, qua đó, nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân, đưa quy mô nền kinh tế cao hơn nữa… Chính phủ đang
xây dựng chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0 với
tinh thần chủ động, quyết liệt để sánh vai với các cường quốc về công nghệ..”
– Miệng
nhà quan có gang, có thép. Bắt chước “chất thép” từ mồm thủ tướng, người người,
nhà nhà ai cũng rôm rả “cách mạng công nghiệp 4.0”. Thậm chí các quan chức còn
lạm dụng “Cách mạng” để lấy tiền thuế của dân đi du hí nước ngoài. VnExpress
(17.7.2018): “Ngày 17/7, ông Nguyễn
Ngọc Chỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ Bình Thuận cho biết, tỉnh đã có quyết định dừng
việc chấp thuận cho các cán bộ chủ chốt sở ban ngành đi tham quan, tiếp cận
công nghệ 4.0 về xây dựng hạ tầng khu dân cư ven biển tại Cộng hòa Liên bang
Đức.”
– “Cách
mạng công nghiệp 4.0” còn “bò” vào các cuộc thi hoa hậu. Bản tin “Phần thi ứng
xử của Top 5 Hoa hậu VN 2018 xoay quanh các câu hỏi về lòng nhân ái, công nghệ
4.0…” (báo Giao thông (16.9.2018): “Câu
hỏi: Bạn có nghĩ có chỗ cho Hoa hậu Việt Nam trong cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 hay không? Thuỳ Tiên không thể tươi cười trước câu hỏi khá
hóc búa này. Cô khá lúng túng khi trả lời: Em học ngành ngôn ngữ nên cách mạng
4.0 có thể hơi xa lạ với em. Nhưng em nghĩ, bất cứ thời đại nào và xã hội nào,
nếu mình cố gắng làm tốt vai trò của mình đều là đóng góp to lớn cho xã hội đó.
Ngành công nghiệp 4.0 cũng không ngoại lệ.”
Nhưng than ôi, làm gì có cái gọi là “cách mạng công nghiệp 4.0”,
thưa thủ tướng! Mở miệng ra thì thủ tướng một điều “cách mạng”, hai điều “cách
mạng” mà không biết là là một thứ cách mạng bánh vẽ!
– Nếu
có “cách mạng công nghiệp 4.0” thì trước đó phải có “cách mạng công nghiệp 1.0”
rồi “2.0” và “3.0”. Trên thực tế lịch sử nhân loại đề cập đến các cuộc cách
mạng công nghiệp (hay kỹ nghệ) như là “first” rồi “second”,”third” và “fourth
industrial revolution”, nghĩa là “cách mạng công nghiệp thứ nhất”, thứ hai, thứ
ba, thứ tư.
– Cuộc
cách mạng thứ nhất đánh dấu với sự ra đời của động cơ hơi nước của James Watt
tại Anh năm 1759, mở đầu cho quá trình kỹ nghệ hóa và sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản.
– Cuộc
cách mạng thứ hai bắt đầu với ý tưởng “tiêu chuẩn hóa” các bộ phận của
Frederick Winslow Taylor và dây chuyền lắp ráp của Henry Ford, mở đường cho khả
năng sản xuất hàng loạt khiến giá cả máy móc và xe cộ trở nên rẻ hơn.
– Cuộc
cách mạng thứ ba bắt đầu từ thập niên 1970 với phát minh ra chất bán dẫn, từ đó
chế tạo các mạch vi điện tử, nâng cao khả năng tự động hóa của sản xuất công
nghiệp.
– Cuộc
cách mạng thứ tư bắt đầu vào vào cuối thế kỷ 20, được gọi là cuộc cách mạng
thông tin và từ đó đến nay chưa có cuộc cách mạng công nghệ nào khác. Các phát
minh mới như trí tuệ nhân tạo, xe hơi điện hay máy tình bảng, smart phone cũng
chỉ là các sản phẩm của cuộc cách mạng công nghệ thứ tư.
– Trên
thực tế báo chí quốc tế chỉ sử dụng cụm từ “industry 4.0” (kỹ nghệ hay công
nghiệp 4.0) mà thực chất chỉ là sự áp dụng và tích hợp những thành tựu mới nhất
của cuộc cách mạng thông tin vào sản xuất công nghiệp trong một thế giới toàn
cầu hóa về mặt chính trị và nối mạng bằng internet cao tốc.
– Kỹ
thuật điện toán thay đổi liên tục trong hai thập niên qua và các công ty sản
xuất hay kinh doanh tại Tây phương đã liên tục cập nhật trong từng ấy năm để
cạnh tranh, để giữ và thu hút thêm nhiều khách hàng. Họ không hề đọc diễn văn
và tổ chức hội thảo hà rầm về “cách mạng công nghiệp 4.0” như các quan chức
nước ta. Xét cho cùng, cái thuật ngữ “cách mạng 4.0” này chỉ là triệu chứng
bệnh “sản xuất nghị quyết” trong thời đại thông tin, không hơn không kém!
– Như
đã chỉ ra ở trên, cụm từ “cách mạng công nghiệp 4.0” được nhai đi nhai lại
trong các bài diễn văn của thủ tướng, được “xã hội hóa” tràn lan, thậm chí còn
bị “son phấn hóa” trong kỳ thi hoa hậu. Như vậy thì cái sai này là do “sơ
suất”, do “dốt” hay do “ngu”? Người đọc dễ dàng tự tìm câu trả lời!
Việc thủ tướng nhai đi nhai lại cụm từ này cũng giống như ông
vua cởi truồng mà tưởng là mình mặc quần áo đẹp!
– Đó là
chuyện “Bộ quần áo mới của hoàng đế” của của nhà văn Đan Mạch Andersen (Hans
Chrístian Andersen – 1805 – 1875). Ngày xưa có ông vua nọ rất thích quần áo mới
và ngày nọ có hai tên đại bịp khoe loại vải phi thường, ai mà ngu và nịnh thì
không nhìn thấy dù mắt họ vẫn sáng. Vua bị lừa, bị cho ở truồng nhưng bị ám ảnh
với câu kia nên cả triều đình đều nức nở khen vua mặc áo đẹp, mãi cho đến ngày
kia đi tuần du ngoài đường, bị một đứa trẻ thố lên, “Ô kìa, ông vua cởi
truồng”, thế là vua ta tàn cơn mộng ảo, vội vả quay về cung mặc đồ vào.
– Nếu
bây giờ thủ tướng có sáo ngữ “cách mạng công nghiệp 4.0” thì trước đây Tổng bí
thư Nguyễn Văn Linh có “xử lý hộp đen”. Chuyện này được nhà báo Huy Đức ghi lại
với đầy đủ tư liệu minh chứng trong cuốn Bên Thắng Cuộc (tập II, Quyền bính).
– Tháng
6 năm 1988, trong chuyến đi tìm hiểu về “cải tiến cơ chế khoán trong công
nghiệp” ở Hà Nội và Sài Gòn, Nguyễn Văn Linh tuyên bố: “Xử lý hộp đen là cải tiến quản lý và cải tiến kỹ thuật là khâu
quan trọng lúc này cũng như về lâu dài”.
– Không
ai biết cụ thể ông Linh “học” mấy chữ này từ đây, có tin ông nghe một quan chức
có bằng tiến sĩ điều khiển học buộc miệng “xử lý hộp đen” nên chộp lấy như là
lời vàng ý hay ngọc dù chẳng hiểu gì.
– Nhưng
Tổng bí thư nói thì báo đảng phải nâng. Ngày 10-6-1988, báo Nhân Dân tổ chức
cuộc hội thảo của các giám đốc công ty với đề tài: “Làm thế nào để xử lý hộp đen có hiệu quả theo tinh thần các nghị
quyết của Đảng và nhà nước mới ban hành”. Kể
từ đó cho tới đầu tháng 7 năm 1988, báo Nhân Dân lần lượt đăng phát biểu của
nhiều giám đốc, ai cũng nhai lại mối ưu tư “Làm thế nào để xử lý hộp đen” trong
khi chả ai biết “hộp đen” là cái gì.
– Thấy
chướng tai chướng mắt, Giáo sư Hoàng Tuỵ và Giáo sư Phan Đình Diệu cùng đứng
tên để viết thư gửi báo Nhân Dân, giải thích rằng các thuật ngữ “hộp đen” báo
hay sử dụng “bị hiểu sai lạc và sử dụng tuỳ tiện”. Nhưng thư bị vứt vào sọt
rác, tổng biên tập báo đảng giả điếc. Hai giáo sư gửi tới Văn phòng Trung ương
nhưng nơi này giả đui! Thế là Nguyễn Văn Linh thành kẻ “ngu si hưởng thái
bình”, hở mồm ra là “xử lý hộp đen”.
– Bí
nước, hai giáo sư toán học nhờ đến nhà văn Nguyên Ngọc, lúc đó là tổng biên tập
báo Văn Nghệ. Đầu tiên Nguyên Ngọc gọi điện cho Tổng Biên tập báo Nhân Dân Hà
Đăng, nhưng ông này sợ, thú nhận: “Tôi không dám đăng”. Nhà văn
Nguyên Ngọc kể lại: “Một
bài báo mấy trăm chữ mà hai bậc đại trí thức của Việt Nam phải đồng ký tên. Cái
sai không chỉ là của một cá nhân Tổng bí thư nữa mà có nguy cơ trở thành ‘kiến
thức’ phổ thông. Nếu mình cũng sợ không đăng thì người ta sẽ nghĩ là cả nước
Việt Nam không biết”.
–
Nguyên Ngọc cho đăng bài Hộp Đen Và Quay Hộp Đen trên báo Văn Nghệ ngày
30-7-1988, kể từ đó từ này biến sạch khỏi báo Nhân Dân. Sau đó thì Linh cũng
câm luôn với chữ “hộp đen”. Rồi sau đó, cùng với nhiều chuyện khác, sau đó
Nguyên Ngọc bị cách chức.
– Dẫu
sao thì Nguyễn Văn Linh cũng tỉnh ngộ với bài báo trên, tương tự ông vua cởi
trường tỉnh ngộ với lời con trẻ. Nhưng thủ tướng thì hiện tại vẫn say mê với
“Cách mạng công nghiệp 4.0” và cuộc “cách mạng” này đang trở thành “kiến thức
phổ thông”.
Cái trò
“cởi truồng” với “cách mạng 4.0” này không chỉ xảy ra một lần mà lập đi lập
lại, còn bị “đại trà hóa” đến mọi nhà, mọi ngành thì đó là “sơ suất”, là “dốt”
hay là “ngu”?
Xin
phiền quý bạn đọc tự tìm câu trả lời!
Chú thích:
[1]
Ngày 7.12.2016 Vietnamnet đã dẫn lời Phó Giáo sư Mai Xuân Huy, Phó Viện trưởng
Viện Ngôn ngữ học, trong đó gián tiếp chỉ trích thủ tướng đọc tiếng Việt “thua
một đứa trẻ được dạy dỗ từ nhỏ”.
Theo vị
giáo sư này thì bảng chữ cái “a, b, c” không thể đọc là “a-bờ-cờ…” mà phải đọc
là “a-bê-xê”: cách đọc “bờ cờ” là “âm vị”, chỉ áp dụng khi đánh vần.
Và ông
nói tiếp: “Dạy đúng là phải dạy cho
trẻ hiểu rõ và biết phân biệt hai hệ thống chữ cái và âm vị của tiếng Việt nói
riêng và một ngôn ngữ nói chung, ngay từ đầu cấp tiểu học để tránh những nhầm
lẫn sau này, khi trẻ học một ngoại ngữ nào đó.”
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire