Joshua Wong ra tù ngày 17.6 sau khi bị giam giữ 5 tuần - Ảnh: Reuters |
Nhà hoạt
động dân chủ Hồng Kông Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) đã bị bắt hôm 30.8 vì bị
tình nghi tổ chức các cuộc biểu tình bất hợp pháp trong bối cảnh làn sóng biểu
tình tại đặc khu đang diễn biến theo chiều hướng căng thẳng, khiến Hồng Kông
rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong hơn 2 thập niên.
Tờ Guardian
dẫn thông cáo của Demosisto, nhóm hoạt động chính trị do Wong, 22 tuổi đồng
sáng lập, nói rằng nhà hoạt động trẻ đã bị bắt khi đang đi đến một trạm tàu
điện vào lúc 7 giờ 30 sáng 30.8 (giờ địa phương).
Hiện Wong đã
được áp giải tới trụ sở cảnh sát đặc khu hành chính Hồng Kông tại Wan Chai.
Theo phía cảnh sát đặc khu, nhà hoạt động nổi tiếng khác là Agnes Chow, cũng đã
bị giam giữ.
Cảnh sát cho
biết Chow và Wong đã bị bắt để điều tra về cáo buộc kích động cũng như cố ý
tham gia vào một cuộc tụ tập trái phép trong các cuộc biểu tình bên ngoài trụ
sở cảnh sát vào ngày 21.6. Wong cũng bị cáo buộc tổ chức một cuộc biểu tình bất
hợp pháp.
Joshua Wong
từng được biết đến là thủ lĩnh sinh viên lãnh đạo phong trào biểu tình "dù
vàng" kêu gọi hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình đòi dân chủ cho
Hồng Kông năm 2014, khiến một phần đặc khu tê liệt trong hơn 2 tháng. Anh này
mới được trả tự do hồi tháng 6 sau khi ngồi tù 5 tuần.
Ngay sau khi
ra tù, nhà hoạt động trẻ đã lên tiếng kêu gọi bà Carrie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt
Nga) - nhà lãnh đạo đặc khu hành chính Hồng Kông - từ chức.
Tuyên bố
trước các phóng viên, Wong cho biết: "Dù có chuyện gì xảy ra, tôi sẽ tham
gia cuộc biểu tình sớm thôi. Bà ấy (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) không còn đủ điều
kiện để trở thành lãnh đạo của Hồng Kông. Bà ấy phải chịu trách nhiệm và từ
chức cũng như rút lại dự luật dẫn độ hoàn toàn".
Trong một
diễn biến khác, Andy Chan (Trần Hạo Nhiên), sáng lập viên của đảng Dân Tộc Hồng
Kông (Hong Kong National) bị bắt giữ tại sân bay khi chuẩn bị bay sang Nhật với
các cáo buộc “tham gia vào phong trào bạo động” và “tấn công cảnh sát”. Trước
đó, đầu tháng 8, Chan từng bị bắt cùng với 7 người khác vì cáo buộc sở hữu vũ
khí tấn công. Cảnh sát tìm thấy bom xăng và một số loại vũ khí liên quan đến
anh này.
Thông tin
các nhà hoạt động bị bắt được đưa ra trong bối cảnh Hồng Kông đang chuẩn bị
trải qua tuần thứ 13 biểu tình liên tục. Xuất phát từ mục đích phản đối một dự
luật dẫn độ về đại lục gây tranh cãi từ tháng 6, tới nay cuộc biểu tình đã mở
rộng ra quy mô lớn và nghiêm trọng hơn khiến cảnh sát Hồng Kông đã phải dùng
đến nhiều loại hình vũ khí để đối phó biểu tình như lựu đạn cay, vòi rồng, thậm
chí cả nổ súng cảnh cáo. Gần 900 người đã bị bắt kể từ khi đợt biểu tình bắt
đầu diễn ra.
Đáng chú ý,
hôm 29.8, quân đội Trung Quốc cũng đã tiến hành cuộc luân chuyển binh lính đồn
trú thường niên tại Hồng Kông, bên cạnh đó, trang thiết bị chuyên sử dụng trong
các cuộc trấn áp bạo động cũng xuất hiện trong đợt này. Động thái trên được
giới quan sát đánh giá là chính quyền đại lục đã sẵn sàng cho các nhiệm vụ trấn
áp bạo động nếu chính quyền đặc khu yêu cầu.
Một bài xã
luận đăng tải trên tờ China Daily ngày 30.8 cho biết binh sĩ Trung Quốc
đồn trú tại Hồng Kông không phải chỉ có mục đích tượng trưng, và họ sẽ
"không có lý do ngồi yên" nếu tình hình ở đặc khu hành chính này trở
nên tồi tệ hơn.
Hoàng Vũ (theo Reuters,
The Guardian)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire