|
Ảnh minh
họa |
LÊ VĨNH TRIỂN:
“Gần đây, có một số trí thức cho rằng nước ta
nghèo nên phải nhịn nhục, đồng thời diễn dịch lịch sử Việt Nam theo hướng này.
Rằng Việt Nam nên học theo cha ông ta đã nhịn Trung Quốc như từ bao đời phong
kiến. Họ dẫn chứng về việc xin phong vương của các vua Việt Nam và việc triều
cống của các triều đình Việt Nam với các triều đình Trung Quốc.
Họ còn cho rằng Việt Nam là nước nhỏ
và yếu hơn Trung Quốc nên phải nhịn nhục, chấp nhận thân phận nhược tiểu. Với
những lý lẽ này, họ biện minh cho mọi cách thức nhường nhịn và bằng mọi giá
tránh gây phiền phức cho Trung Quốc vì Trung Quốc giờ là một đại cường còn Việt
Nam là nước nhỏ đang lệ thuộc Trung Quốc mọi mặt.
Thật đáng buồn cho tâm thế hèn kém
xuất phát từ sự đánh giá tình trạng đất nước như thế này. Có thể thấy những trí
thức với tâm thế như vậy sẽ không trình bày được một tầm nhìn nào cho tương lai
và triển vọng của đất nước, có thể nói họ lo sợ sự trả đũa của Trung Quốc đến
tê liệt và không đưa ra được một giải pháp nào để đối phó. Có thể cho rằng nếu
đất nước có giàu hơn sẽ vẫn tồn tại những thành phần với tâm thế này. Vì họ, dù
có nghèo hay giàu, vẫn hèn như phân tích ở trên về góc độ cá nhân, gia đình.
Thế tại sao có thể nói sự diễn dịch
lịch sử của họ là ngụy biện. Thứ nhất, ông cha ta có thể đã chấp nhận là nước
nhỏ, cần giữ hòa khí (cấp thuyền, ngựa cho tàn quân của giặc ra về sau các cuộc
chiến; xin sắc phong vương rất hình thức) chứ ông cha ta không hèn.”