Trang

15/10/2019

Đặc nhiệm Liên Xô tham chiến bí mật trong Chiến tranh Việt Nam



Không chỉ đóng vai trò cố vấn, đặc nhiệm Liên Xô còn từng thực hiện một (hoặc một vài) phi vụ tấn công lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam để chiếm lấy các loại vũ khí hiện đại được Mỹ sử dụng tại đây.

Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, Liên Xô đã không ít lần tung biệt kích vào chiến trường để tiếp cận, đánh cắp thông tin cũng như các thiết bị vũ khí quân sự hiện đại được Mỹ sử dụng tại đây.

Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: Rumil.



Những chiến dịch tối mật này thường được thực hiện tại Lào và Campuchia trong các khu vực ít có hoạt động trên bộ của Mỹ và của cả quân giải phóng. Tuy được đóng dấu tuyệt mật nhưng tới nay không ít nhiệm vụ trong số đó đã được Nga giải mã và công khai. 
Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: Rumil.



Thông thường, các lính đặc nhiệm được Liên Xô tuyển chọn để thực hiện các chiến dịch mật ở Việt Nam thường sẽ là những người lính gốc Á sinh sống tại khu vực Viễn Đông Nga. Những người lính này - cũng có nước da vàng và thể hình khá tương đồng với người châu Á nói chung. 

Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: Rumil.


Đây là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng vì nếu Mỹ phát hiện ra rằng họ bị đặc nhiệm Liên Xô tấn công ở Việt Nam, cuộc chiến này rất có thể sẽ vượt qua biên giới ba nước Đông Dương. 


Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: Rumil.



Ngoài ra, mọi trang bị của lính đặc nhiệm Liên Xô khi thực hiện các nhiệm vụ mật này đều phải đảm bảo không truy được nguồn gốc. Quần áo, đồ dùng đều là những loại không thuộc biên chế Hồng quân và bị xé bỏ nhãn mác, súng bị mài mòn số hiệu, không ai được phép mang theo giấy tờ và thậm chí bản đồ cũng dùng tiếng Anh chứ không dùng tiếng Nga.

Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: Rumil.
 Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: Rumil.


Một trong những tài liệu nổi tiếng về một trận đánh của đặc nhiệm GRU trong Chiến tranh Việt Nam từng được Liên Xô giải mã và đăng tải trên tờ Công An Nhân Dân. Đó là trận đánh của đặc nhiệm GRU vào thẳng căn cứ sân bay của Mỹ để lấy trộm một trực thăng tấn công Cobra.


Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: Rumil.


Được coi là loại trực thăng tấn công hiện đại nhất thời bấy giờ, bằng các thông tin tình báo trước đó, đặc nhiệm GRU đã tấn công thẳng vào căn cứ sân bay Flying John đặt tại đất Campuchia, cách biên giới với Việt Nam chỉ 30 km. 


Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: Rumil.


Theo các tài liệu được Nga công bố sau này, cuộc tấn công chỉ có sự tham gia của 9 đặc nhiệm GRU. Không chỉ cướp được một chiếc Cobra, các đặc nhiệm GRU đã tiêu diệt được 15 lính Mỹ, phá hủy toàn bộ các máy bay còn lại trong căn cứ và đổi lại bị thiệt mạng 3 người. 


Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: Rumil.


Do tuân thủ chặt chẽ các quy tắc bảo mật và nhất quyết hy sinh đến cùng chứ không chịu làm tù binh, người Mỹ không thể tìm ra được quốc tịch của những người lính tham gia cuộc đột kích này, ngay cả khi có ba người trong số họ tử nạn và phải nằm lại căn cứ Flying John.


Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: Rumil.

Còn với chiếc trực thăng chiến đấu Cobra, hai lính đặc nhiệm Liên Xô đã điều khiển nó bay ra miền Bắc, tháo dỡ và mang trở về Liên Xô để nghiên cứu, sau đó truyền kinh nghiệm lại cho phía Việt Nam, đặc biệt là những điểm yếu của loại trực thăng này nhằm giúp quân giải phóng dễ dàng đối phó với chúng hơn trên chiến trường. 


Ảnh minh họa - Nguồn ảnh: Rumil.


Mãi cho tới tận khi Liên Xô tan rã, người Mỹ mới biết chính xác rằng cách đấy vài chục năm, họ đã bị lính Liên Xô tấn công ở căn cứ Flying John - một điều mà tới nay - rõ ràng là "biết cũng không còn để làm gì" vì Liên Xô cũng không còn để Mỹ có thể "chỉ trích" được. 



Tuấn Anh

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire