Thông thường khi người dân được độc lập,
được trở về đất mẹ thì vui mừng. Năm 1997, chính quyền Anh quốc trả
Hong Kong (HK) về cho Trung quốc (TQ) khi hết hạn thuê 99 năm. Người ta
thấy một thiểu số nhỏ người HK vui mừng nhưng đa số người HK lo âu.
Tìm hiểu thêm thì thấy nhu cầu cuộc sống không dừng lại với hai chữ
độc lập, người dân muốn có tự do, cơm áo, nhân phẩm.
HK có chính sách "một quốc gia, hai
chế độ" đến năm 2047. Nhưng trên thực tế, Trưởng đặc khu HK là do
chính quyền CS Bắc Kinh chỉ định. Hội đồng Lập pháp HK thì bị đảng CS
sắp xếp để những người do nhân dân HK bầu lên sẽ không có đa số, không
thể thay đổi luật lệ. Đảng CSTQ xóa bỏ các phương tiện hòa bình để
người dân HK thay đổi cuộc sống của mình, chính nó đã đẩy nhân dân HK
phải dùng các phương tiện không hòa bình để thay đổi xã hội.
Bắt đầu là phản đối dự luật Dẫn độ với
TQ. Ngày nay, nhân dân HK đòi hỏi: Không bôi nhọ cuộc biểu tình ngày 12
tháng 6 là "bạo loạn"; Thả những người bị bắt giam vì biểu
tình; Điều tra sự tàn bạo của cảnh sát; Trưởng đặc khu HK từ chức,
nhân dân HK sẽ bầu cử trực tiếp chức vụ Trưởng đặc khu và Hội đồng Lập
pháp. Đó là những đòi hỏi chính đáng của nhân dân HK và nên được tôn
trọng.
Mặc dù là thuộc địa của Anh quốc, người
dân HK có mức sống kinh tế cao, guồng máy điều hành
rõ ràng, âm nhạc
phim ảnh phát triển. Người dân ở lục địa TQ có mức sống thấp hơn,
có ít tự do, guồng máy chính quyền tham nhũng. Cho nên khi nhân dân HK
xuống đường đòi tự do dân chủ, bị một số mất mát, thì một số
người tiếc rẻ nói là "tự đập nồi cơm". Có đúng không ?
Năm 1975, cuộc sống khó khăn và bị phân
biệt đối xử của người dân miền Nam VN, những cánh đồng chết ở Kampuchea,
đã khiến mọi người ghê sợ chế độ cộng sản. Đảng CS đến tịch thu
ruộng đất, hãng xưởng của người dân, sau đó vào nhà người ta kiểm kê
vàng bạc và lấy đi tỉnh bơ. Người miền Nam không đập bể nồi cơm thì
bị cướp mất nồi cơm, mất luôn tự do và nhân phẩm, mấy triệu người
phải bỏ quê hương mà chạy sang nước khác. Nhân dân HK không muốn cũng
bị như vậy nên đã cương quyết xuống đường.
Anh quốc rời đi, đảng CSTQ sẽ đến cai trị
HK, thế hệ thanh niên HK đã không chọn điều này mà bị ép nhận từ
thế hệ đi trước. Một số người TQ tự hào là nước họ hùng mạnh, vậy
người dân HK có muốn làm người TQ không? Một điều đáng buồn cho đảng
CSTQ là đa số người dân HK không muốn làm người TQ dưới sự lãnh đạo
của đảng CS. Nếu muốn biết ý dân như thế nào, hãy tổ chức bầu cử
tự do thì sẽ thấy, nhân dân HK không muốn sống chung với "đất mẹ
cộng sản".
Có những cái mà ngồi chờ đợi sẽ không
có, phải trả giá đắt mới có, như là Tự do. Mấy triệu người dân VN
đã đánh đổi mạng sống trên biển để có tự do ở nước khác, muốn có
tự do ngay trên quê hương mình thì khó hơn nữa. Nhân dân HK đang có một
chọn lựa khó khăn, thế hệ này hi sinh mất mát để có tự do và nhân
phẩm cho chính mình và các thế hệ sau, hoặc là ngồi chờ đảng CSTQ
đến cai trị, người dân sẽ phải làm theo lệnh của đảng viên CS, phải
sống với tệ nạn tham nhũng, người nào phát biểu không thích cộng
sản độc tài thì bị xem là chống chính quyền, bị bắt vào tù. Nếu
là bạn thì bạn chọn cái nào ?
Mặc dù ở hoàn cảnh khó khăn hơn, bị đảng
CS trực tiếp kiểm soát, thanh niên VN vẫn chia sẻ những suy nghĩ của
thanh niên HK. Có những người đứng lên đòi tự do ngôn luận, tự do lập
hội, nhiều người đã bị đảng CS bắt vào tù và nhiều người đang bị
tù, thanh niên VN vẫn tiến tới. Hàng trăm ngàn người đã xuống đường
phản đối giàn khoan HD 981 xâm phạm lãnh hải VN, phản đối dự luật
Đặc khu bán nước, luật An ninh mạng của Tàu, và sẽ tiếp tục cho đến
khi nhân dân thật sự làm chủ đất nước.
Dân số HK là 7 triệu người, có những cuộc
biểu tình đòi tự do dân chủ lên đến 2 triệu người, các kỹ thuật đấu
tranh mới của thanh niên HK đã làm thế giới ngạc nhiên, thanh niên VN
đang theo dỏi để cập nhật phương pháp đấu tranh của mình. Chế độ
cộng sản trên thế giới đang ở giai đoạn cuối trong chu kỳ của nó,
các đóm lửa tự do đang cháy nhiều nơi, khi có cơn gió mạnh thì sẽ
bùng lên. Cơn gió đã thổi qua Ba Lan, Đông Đức, các đóm lửa đã bùng
lên đốt cháy chế độ cộng sản. Cơn gíó mạnh sẽ thổi tới Việt Nam.
Trần Mai Trung
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire