Đằng sau 'tấm vé xe tải' vào Anh |
Người
dân địa phương tại Grays, Essex, nơi vụ việc được phát hiện hôm 23/10/2019,
nói với BBC News Tiếng Việt rằng họ không thể hiểu nổi làm sao chuyện đó có
thể xảy ra.
Nhưng
những di dân, trong đó có người Việt, khi quyết định tìm cách vào Anh bất hợp
pháp, họ có biết sẽ phải đối diện với một hành trình kiểu như thế không?
'Giao dịch hoàn tất khi tôi tới Anh'
Lan
(không phải là tên thật), từ Việt Nam tới Anh vào năm ngoái.
Nói
chuyện với Bình Khuê của BBC News Tiếng Việt qua điện thoại internet, Lan
nói cô quyết định ra đi tuy "đã biết đây là con đường bất hợp pháp",
và may mắn là hành trình của cô kéo dài một tháng, "khá là nhanh so với
những người khác".
Kể
về quá trình từ lúc rời nhà, một tỉnh thuộc miền bắc Việt Nam, đến khi tới
Anh, Lan nói cô phải đi thành nhiều chặng, với "hai hoặc ba điểm dừng
chân".
Không
tiết lộ đó là những điểm nào, nhưng Lan cho biết tại mỗi nơi, cô phải ở lại chờ
trong khoảng một tuần.
Hành
trình của những người đi từ Việt Nam "thường thì phải trải qua một quãng
đường khá dài, khá là gian nan", Lan nói, và người đi "ngay từ đầu đã
xác định là rất khó khăn".
Giai đoạn đầu
thực sự là khó khăn...đến một đất nước mới, mọi thứ đều mới, khi ra đường họ
dùng ngôn ngữ khác mình, mọi người đều khác mình. Tôi cảm thấy lạc lõng, cô
đơn
Lan
Đây
rất có thể là lý do khiến các di dân người Việt thường cố mua 'vé VIP', giá
cao hơn giá 'vé thường', để hy vọng chuyến đi sẽ an toàn, trót lọt hơn, Lan giải
thích, tuy không nói cô đi theo dạng vé nào.
Cô
cho biết trong trường hợp của cô, người môi giới "chỉ là người tạo điều
kiện cho mình đi" an toàn, chứ không hứa hẹn gì về cơ hội kiếm tiền hay
công ăn việc làm sau đó.
Lý do lựa chọn ra đi
Các
di dân bất hợp pháp thường được cho là ra đi vì kinh tế, nhưng Lan nói trường hợp
của cô không phải vậy.
"Tôi
có rất nhiều lý do riêng để có mặt ở đây vào lúc này," cô nói. "Khi ở
Việt Nam, gia đình tôi cũng được coi là một gia đình khá giả."
"Tuy
nhiên, đến một giai đoạn nào đấy, tôi gặp phải rất nhiều khó khăn, khó khăn về
nhiều chuyện, mọi thứ không được trôi chảy. Đột nhiên có một lựa chọn là
sang đây."
"Ngay
từ lúc ở nhà tôi đã biết đây là con đường bất hợp pháp và sẽ có rất nhiều khó
khăn, rủi ro. Tất nhiên là tôi biết, nhưng rồi tôi vẫn lựa chọn sang đây. Đó
cũng là một sự đánh đổi rất lớn."
"Lúc
quyết định ra đi, tôi không xác định quá nhiều về việc sang đây để làm cái gì.
Cuộc sống của tôi ở Việt Nam khá nhiều áp lực, khó khăn, cho nên tôi muốn chọn
một cuộc sống mới."
Nguyễn Giang và Bình Khuê tường thuật từ hiện trường vụ 39 nạn nhân trong xe đông lạnh ở phố Eastern Avenue, khu nhà kho Grays, Essex, Anh |
'Cuộc sống ở Anh không phải như người ta vẫn mơ'
"Việc
sang bên này làm gì hay sống thế nào, [người môi giới] chưa từng đề cập đến với
tôi. Tất cả đều phải dựa vào mối quan hệ của mình từ Việt Nam, hoặc sang đây
rồi nhờ vào sự giúp đỡ của cộng đồng," Lan giải thích.
Nếu
như đường dây giúp đưa ra nước ngoài không hứa hẹn gì về công ăn việc làm thì
liệu có phải những người như Lan đã có những mối quan hệ hoặc có sự hiểu biết
nhất định về thị trường công ăn việc làm hoặc cơ hội kiếm việc làm ở Anh rồi
mới đi?
Lan
không trả lời trực tiếp câu hỏi này, chỉ nói "nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng
mà tôi cố gắng sống sót, bám trụ đến bây giờ".
Kể
về cuộc sống một năm qua, Lan nói khi mới sang, cô "khá sốc".
"Giai
đoạn đầu thực sự là khó khăn. Mình đến một đất nước mới, mọi thứ đều mới, khi
ra đường họ dùng ngôn ngữ khác mình, mọi người đều khác mình. Tôi cảm thấy lạc
lõng, cô đơn giữa thế giới này."
"Nhưng
đây là cuộc sống mà mình đã lựa chọn cho nên tôi phải sống tiếp."
Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption |
Lan
cũng muốn chia sẻ tâm sự với những ai đang định đi như mình:
"Con
đường các bạn chuẩn bị đi hoặc mong muốn đi là bất hợp pháp. Dù mục đích có là
gì thì đó vẫn là con đường sai lầm."
"Tuy
nhiên, tất cả mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó. Có những người thông cảm được
cho lý do của các bạn, và sẽ có những người không chấp nhận được lý do đấy."
"Nhưng
nói một cách ích kỷ một chút thì cuộc sống của mình là của mình, không ai có
thể sống thay cho mình, không ai có thể quyết định thay cho mình được. Trước
khi đưa ra bất kỳ quyết định gì thì cũng mong các bạn suy xét thật kỹ."
"Thực
sự, Anh Quốc không phải giống như người ta vẫn từng mơ. Người ta vẫn nghĩ rằng
đi ra nước ngoài mọi sự dễ dàng hơn, kiếm tiền dễ, có thể gửi được nhiều tiền về
để giúp đỡ gia đình, để xây nhà to cho bố mẹ, để giúp nuôi các em ăn học..."
"Thực
ra không phải thế. Đằng sau đó có rất nhiều góc khuất. Đằng sau những đồng tiền
đó là mồ hôi, nước mắt, là những ngày làm việc rất dài, là những bữa ăn rất
vội, là những cuộc sống khó khăn, là sự cô đơn mỗi khi đêm về, rất nhiều thứ
phải đánh đổi."
"Tôi
cũng mong những người đang ở Việt Nam có cái nhìn cảm thông hơn, nhân hậu hơn
đối với các nạn nhân và những người Việt Nam đang còn ở nước ngoài, đang phải
sống cuộc sống theo tôi là khá khó khăn."
Bản quyền hình ảnh AFP Contributor Image caption |
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-50222688
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire