Trang

15/01/2020

Đám tang ông Kình bị ‘giám sát chặt’; vợ cáo buộc cảnh sát đánh đập


13/01/2020


Lễ tang ông Lê Đình Kình, thiệt mạng trong vụ cảnh sát đột kích vào Đồng Tâm, diễn ra hôm 13/1/2020

Gia đình ông Lê Đình Kình tổ chức lễ tang cho ông hôm 13/1, bốn ngày sau vụ cảnh sát đột kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, liên quan đến tranh chấp đất quốc phòng sát nơi được gọi là sân bay Miếu Môn.

Ông Kình, 84 tuổi, thủ lĩnh tinh thần của những người dân khiếu kiện, đã thiệt mạng trong vụ đột kích. Phía công an nói có 3 người của họ “hy sinh” trong vụ này.

Các nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam cho biết tang lễ của ông Kình diễn ra trong hoàn cảnh bị nhà chức trách giám sát chặt chẽ, việc quay phim, chụp ảnh bị “an ninh chìm nổi” ngăn chặn.


Nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Trịnh Bá Phương, dẫn lại thông tin từ những người dự lễ tang, cho VOA biết:

“Lễ tang diễn ra vào sáng nay [13/1], từ 7h đến 9h. Có một dòng người rất dài, rất lớn, không chỉ riêng những người ở Đồng Tâm, mà các xã lân cận họ cũng đi đến để đưa cụ Kình về nơi an nghỉ cuối cùng. Rất nhiều người đã nhỏ nhưng giọt nước mắt tiếc thương cụ Kình. Ngoài ra, lực lượng công an hôm nay họ bố trí rất đông, đan xen vào tất cả dòng người, họ mặc thường phục. Bất kỳ ai cầm máy lên, giơ lên thôi là bị khống chế ngay”.

Bộ Công An và báo chí Việt Nam trong những ngày qua loan tin rằng vào sáng sớm ngày 9/1, một số đối tượng “có hành vi chống đối”, sử dụng lựu đạn, bom xăng, dao phóng... “tấn công lực lượng chức năng, chống người thi hành công vụ”, gây rối trật tự công cộng, dẫn đến hậu quả là 3 người thuộc lực lượng công an “hy sinh”, 1 “đối tượng chống đối chết” tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm.

Nhà cầm quyền cộng sản lo sợ rằng hình ảnh lễ tang, những giọt nước mắt tiếng thương của đông đảo người dân đó sẽ gây bất lợi cho việc nhà cầm quyền cộng sản sau này sử dụng truyền thông để vu khống cho gia đình nhà cụ Kình chỉ là một nhóm người nhỏ đứng lên chống đối chính quyền.

Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương


Ngược lại, giới hoạt động vì quyền lợi đất đai và quyền con người coi vụ tấn công của công an là “tội ác dã man”.

Từ Dương Nội, một nơi có tranh chấp đất đai khác giữa chính quyền và người dân, ông Phương lý giải vì sao chính quyền muốn kiểm soát thông tin về lễ tang ông Kình:

“Nhà cầm quyền cộng sản lo sợ rằng hình ảnh lễ tang, những giọt nước mắt tiếng thương của đông đảo người dân đó sẽ gây bất lợi cho việc nhà cầm quyền cộng sản sau này sử dụng truyền thông để vu khống cho gia đình nhà cụ Kình chỉ là một nhóm người nhỏ đứng lên chống đối chính quyền”.

Theo quan sát của VOA, đến đầu buổi tối ngày 13/1 mới chỉ có 1 bức ảnh và 1 đoạn video ngắn về lễ tang lọt ra ngoài.

Trong đoạn video, được đăng trên Facebook cá nhân của nhà hoạt động Lã Việt Dũng, bà Dư Thị Thành, vợ ông Kình, bị cảnh sát bắt hôm 9/1, nói rằng bà bị ép phải khai đã “cầm lựu đạn, bom xăng”.

Mỗi lần bà phủ nhận là bị đánh, bà Thành nói trong video:

“Tôi bảo tôi không biết quả lựu đạn là thế nào, bom xăng là thế nào thì tôi không khai được. Thế là cứ thế nó tát, nó đá [nói trong tiếng nấc]. Tát suốt, cứ hết bên nọ sang bên kia. Thế xong rồi nó đá vào hai ống chân”.

Bà cho biết thêm 4 người con và cháu bà mang tên Uy, Công, Doanh và Chức hiện vẫn chưa rõ tung tích. Về 2 cháu bé 3 tháng tuổi và 3 năm tuổi bị thương trong vụ đột kích, bà Thành nói các cháu đã qua cơn nguy kịch và vẫn đang điều trị.
Ông Lê Đình Kình. Photo Đong Tam TV


VOA cố gắng liên lạc với nhà chức trách và các bên liên quan để kiểm chứng thông tin song không kết nối được.

Việc tôi thấy cần làm lúc này là đưa ra một chương trình quyên góp để mọi người khắp nơi ... giúp đỡ những người còn sống để họ có sự an ủi, ... để họ cố có một động lực để vượt qua nỗi đau xé ruột gan này.

Ông Trịnh Bá Phương


Qua trang Facebook cá nhân, nhà hoạt động Trịnh Bá Phương kêu gọi mọi người quyên góp tiền, gửi đến nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, để giúp đỡ gia đình ông Kình. Đến tối 13/1, lời kêu gọi đã được nhiều người hưởng ứng, ông Phương nói.

Về phần cá nhân mình, ông Phương thông báo tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF của Pháp mới trao cho ông số tiền thưởng là 1.000 đô la, và ông dành toàn bộ số tiền này để “chia sẻ nỗi đau với gia đình cụ Kình”.

Ông Phương nói thêm với VOA:

“Việc tôi thấy cần làm lúc này là đưa ra một chương trình quyên góp để mọi người khắp nơi, những ai có tấm lòng chia sẻ với gia đình nhà cụ Kình, giúp đỡ những người còn sống để họ có sự an ủi, để cho gia đình thấy sự yêu thương và đùm bọc của mọi người ở khắp nơi, để họ cố có một động lực để vượt qua nỗi đau xé ruột gan này”.
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, đến chia buồn với gia đình của một trong những viên công an tử vong trong vụ Đồng Tâm, Hà Nội, ngày 11 tháng 1, 2020.

Cùng ngày 13/1, cổng thông tin điện tử của Bộ Công an Việt Nam ra thông báo cho hay lễ tang của 3 sỹ quan công an “hy sinh” trong vụ đột kích vào Đồng Tâm sẽ diễn ra ngày 16/1 tại Nhà tang lễ Quốc gia ở Hà Nội.

Trong một diễn biến liên quan, cũng hôm 13/1, Công an Hà Nội cho biết họ đã ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam đối với 22 bị can, trong đó có 20 đối tượng bị điều tra về hành vi “giết người”.

Theo danh sách VOA có được, nhiều con, cháu của ông Lê Đình Kình gồm Lê Đình Công, Lê Đình Uy, Lê Đình Doanh, Lê Đình Quân, Lê Đình Quang, và Lê Đình Chức nằm trong danh sách này.

Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương tỏ ý nghi ngờ về việc người dân Đồng Tâm có thể gây thương vong lớn cho công an.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire