Năm 1938, khi còn bảo hộ Việt Nam, Chính phủ Pháp nhiều lần khẳng định chủ
quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa. Tài liệu được lưu trữ tại Trung Tâm
Lưu Trữ Của Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Marseille, Pháp: Kí Hiệu Hồ Sơ số:
MQ28/02.
Hai tài liệu tại Trung tâm lưu trữ Pháp khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam |
Việt Nam xây dựng Trạm khí tượng tại Hoàng Sa
Ở tài liệu thứ nhất, với đề tài: “Pháp có chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa
(Paracels) hay không?” đã khẳng định: “Ngày xưa, quần đảo Hoàng Sa là thuộc về
Việt Nam. Vương triều An Nam (nhà Nguyễn – người dịch) đã đóng quân trên đảo
này từ đầu thế kỉ XIX. Quần đảo này là vùng thuộc chủ quyền của An Nam (Đại Nam
tức Việt Nam – người dịch). Pháp chỉ làm cái việc là khẳng định tất cả các
quyền không thể chối cãi đối với quần đảo này. Vấn đề này là thực tế”.
Tư liệu lưu trữ (1938) khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo
Hoàng Sa
Năm 1932, dưới thời Toàn quyền Pasquier, một tàu Pháp đã đổ bộ lên và cắm
cờ Pháp trên quần đảo này.
Tài liệu cho biết thêm: “Để bảo đảm an toàn hàng hải trên vùng biển này,
chính quyền Đông Dương đã thiết lập trên quần đảo này hai ngọn hải đăng và một
trạm khí tượng. Một vài biệt đội vùng với lực lượng đông đảo cảnh sát người
Việt cũng đã được cử đến quần đảo này để bảo vệ những công trình này. Trong năm
1937, một quan chức hành chính của chính quyền Đông Dương cùng 6 lính bảo an đã
thực hiện cuộc kiểm tra trên quần đảo này nhằm duy trì hai ngọn hải đăng và bảo
đảm cho trạm khí tượng đặt trên quần đảo này được hoạt động tốt”.
Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ thế kỷ XIX
Tài liệu thứ hai trong Hồ sơ lưu trữ cho biết: “Theo luận điểm của Pháp,
quần đảo Hoàng Sa đã được sáp nhập vào Việt Nam bởi Vua An Nam (Vua Nguyễn) vào
năm 1816, sau đó là bởi Courbet vào năm 1885. Vào năm này, Trung Quốc đã thừa
nhận rằng, Pháp thay thế quyền chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này”.
Tài liệu cũng nêu rõ, lối vào quần đảo Hoàng Sa là vô cùng khó khăn, nếu
không muốn nói là không thể.
“Quần đảo này được tạo bởi 36 đảo nhô lên hoặc đảo chìm. Yếu tố này thực sự
nguy hiểm đối với giao thông hàng hải. Những đảo lớn của quần đảo này bao gồm
các đảo: Tri Tôn, Pyramide, Lincoln, Boiseé, Rocheuse, Roberts, Pattle,
Amphitrite,…”.
Một số hải đội người Việt đã đóng trên quần đảo này, nằm giữa đảo Hải Nam
và cảng Đà Nẵng. Tuy nhiên, khi Chính phủ bảo hộ Pháp và triều đình Việt Nam
thiết lập trên quần đảo Hoàng Sa một vài ngọn hải đăng và trạm khí tượng để
kiểm soát bão, thì Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lại kiến nghị với Bộ Trưởng Pháp
rằng, quần đảo này là của Trung Quốc.
Chính phủ Pháp khẳng định, quần đảo Hoàng Sa đã được sáp nhập vào Việt Nam
năm 1816. Đến năm 1885, Trung Quốc cũng đã thừa nhận, Pháp thay thế quyền chủ
quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Trung Tâm Lưu Trữ Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Marseille (CCIMP) ở số 9
đường La Canebìere, 13001, thành phố Marseille, nước Pháp. Trung tâm này chủ
yếu lưu trữ những tài liệu liên quan tới thương mại giữa Pháp và các nước trên
thế giới cũng như với thuộc địa của Pháp, trong đó có Việt Nam. Nguồn tài liệu
ở đây được chính thức thu thập và lưu trữ từ thế kỷ XVII. Các hồ sơ lưu trữ ở
đây phản ánh những thông tin liên quan tới chính sách thương mại, quan hệ
thương mại, thuế từ thế kỉ XIII đến nay. Nguồn lưu trữ ở đây được chia thành 3
phông chủ yếu: Phông cũ là những hồ sơ chứa đựng thông tin từ năm 1801 trở về trước,
gồm các tư liệu từ A đến K. Phông hiện đại là những hồ sơ chứa đựng thông tin
từ năm 1801 đến nay, gồm các tài liệu nối tiếp: MA, MB, MC, MD, MÉTROPOLE, MF,
MG, MH, MJ, MK, ML, MM, MN, MP, MQ, MR, AC. Phông đính kèm là những hồ sơ liên
quan tới các công ty thương mại, những nhân vật, quan chức thương mại của Pháp
và các thuộc địa Pháp. Tài liệu liên quan tới Hoàng Sa mà chúng tôi đề cập nằm
lẫn trong Hồ sơ série MQ thuộc phông hiện đại.
“Theo luận điểm của Pháp, quần đảo Hoàng Sa đã được sáp nhập vào Việt Nam
bởi Vua An Nam (Vua Nguyễn) vào năm 1816, sau đó là bởi Courbet vào năm 1885.
Vào năm này, Trung Quốc đã thừa nhận rằng, Pháp thay thế quyền chủ quyền của
Việt Nam đối với quần đảo này”.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire