Trang

30/04/2020

NÓI THẲNG VỚI PHAN ĐĂNG


Yến Phương

Những ngày này, người dân Việt Nam ở trong nhiều tình cảm xáo trộn, khi thấy “giặc” Trung Quốc đang ngày đêm uy hiếp nước ta. Nỗi lòng của người dân cả nước, trong đó có em – một người con nước Việt, luôn tự vấn lòng mình, “ta phải làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”?
Xin tự giới thiệu với anh Phan Đăng, em chỉ là một nữ sinh Sài Gòn, sinh năm 1995, mới tốt nghiệp đại học luật, chuyên ngành luật quốc tế được 3 năm. Kiến thức của một cô gái nhỏ như em, chắc chưa theo kịp với một nhà báo tiếng tăm tầm cỡ như anh. Nhưng em mạo muội nói thẳng với anh một số vấn đề.

Tuần dương hạm Mỹ áp sát quần đảo Trường Sa



29/04/2020


Liên tiếp hai chiến hạm thuộc Hạm đội 7 của hải quân Mỹ áp sát hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong các hoạt động tự do hàng hải.

Xác nhận qua tài khoản chính thức trên mạng xã hội, Hạm đội 7 cho biết tuần dương hạm mang tên lửa dẫn đường USS Bunker Hill (CG 52), thuộc lớp Ticonderoga, ngày 29/4 đã "di chuyển qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa" của Việt Nam trên Biển Đông.

Biển Đông: Đề xuất đóng cửa Viện Khổng Tử tạo sức ép Bắc Kinh


Thứ Tư, ngày 29/4/2020

Cựu Chánh án tòa án tối cao Philippines – ông Antonio Carpio. Ảnh: PHILIPPINE STAR


(PLO)- Cựu Chánh án tối cao Philippines đề nghị đóng cửa các Viện Khổng Tử chừng nào Trung Quốc còn chưa chấp nhận phán quyết bác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.


Dịch Covid-19 không làm giảm được ‘dịch tham nhũng’ ở Việt Nam


27/04/2020
VOA Tiếng Việt
Việt Nam chi hàng nghìn tỉ đồng để chống dịch Covid-19

Dư luận Việt Nam hiện không chỉ quan tâm đến con số người nhiễm Covid-19 tăng hay giảm, mà cũng đang rất chú ý đến tin tức về hàng loạt cơ quan y tế ở các tỉnh bị nghi ngờ tham nhũng bằng cách “thổi giá” máy móc phục vụ việc chống dịch.

2 vợ chồng bị Đường ‘nhuệ’ xiết nợ được tại ngoại


Thứ Tư, ngày 29/4/2020



(PLO)- Luật sư cho là vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết bị khởi tố oan vì đã tố cáo Đường “nhuệ” chiếm giữ doanh nghiệp.

 


Ngày 29-4, TAND Cấp cao tại Hà Nội đã công bố quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn đối với vợ chồng bị cáo Nguyễn Văn Lẫm (58 tuổi) và Phạm Thị Quyết (53 tuổi) từ tạm giam sang bảo lĩnh tại ngoại.


GIỠN MẶT CHÍNH PHỦ THỜI CHIẾN !

Hoàng Hải Vân

Mấy anh chị CDC Hà Nội mua máy xét nghiệm 7 tỷ không kịp giỡn với Chính phủ đã bị nhập kho. CDC Hải Phòng trang bị máy tới 10 tỷ trang trọng đưa lên báo, khi thấy mấy anh chị Hà Nội nhập kho liền bảo chỉ mượn máy thôi chớ hổng có mua, 10 tỷ là nói giỡn đó. Một số CDC khác cũng vội thương lượng hạ giá, giá trước là giỡn, giá sau mới thiệt.

Quảng Nam: Giám đốc Sở Y tế bật khóc, giải trình giá mua máy xét nghiệm Covid-19


Dân trí: Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam Nguyễn Văn Hai đã bậc khóc khi trình bày với lãnh đạo tỉnh chiều ngày 29/4 về việc máy xét nghiệm Realtime PCR được mua với mức giá "trên trời" - hơn 7 tỷ đồng.
 
 
Theo trình bày của ông Nguyễn Văn Hai, việc mua máy là nhu cầu và cấp thiết kể từ thời điểm phát hiện ca bệnh thứ 17 (tại Hà Nội). Lúc đó Quảng Nam chưa có máy xét nghiệm này nên luôn phải gửi mẫu đi Hà Nội, Nha Trang làm xét nghiệm, 2,5 – 3 ngày mới có kết quả.
Máy Realtime PCR mua 4,8 tỉ  khai khống lên 7,23


Bị chất vấn về số ca tử vong do COVID-19 vượt TQ, TT Brazil đưa ra câu trả lời gây sốc: "Vậy thì sao?"


Hồng Anh 
29/04/2020

3

Bị chất vấn về số ca tử vong do COVID-19 vượt TQ, TT Brazil đưa ra câu trả lời gây sốc: "Vậy thì sao?"

"Vậy thì sao? Tôi xin lỗi. Bạn muốn tôi làm gì?" - Tổng thống Brazil phản ứng khi phóng viên chất vấn về tình trạng số ca tử vong do COVID-19 tại nước này tiếp tục tăng nhanh.

Hơn 5.000 người Brazil đã tử vong vì virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm phổi cấp (COVID-19) - nhiều hơn số ca tử vong do dịch bệnh được ghi nhận tại Trung Quốc, theo số liệu vừa được Bộ Y tế nước này công bố hôm 28/4 vừa qua.

Thi thể Covid-19 nằm chồng chất tại ổ dịch “Vũ Hán thứ hai” ở Mỹ Latinh


Dân trí: Các y bác sĩ làm việc tại tuyến đầu chống dịch ở Ecuador đã hé lộ cảnh tượng kinh hoàng họ phải đối mặt hàng ngày khi hệ thống y tế có nguy cơ sụp đổ vì dịch Covid-19.

Người thân khiêng quan tài một nạn nhân chết vì Covid-19 tại nghĩa trang ở Guayaquil. (Ảnh: AFP)
Tại một bệnh viện ở thành phố Guayaquil, nơi quá tải bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế phải chất đống thi thể trong các nhà tắm vì các nhà xác không còn chỗ chứa.

Covid-19- Mỹ: Số tử vong vượt quá số lính chết trong Chiến Tranh Việt Nam


Trọng Nghĩa

29/04/2020



Tổng thống Mỹ Donald Trump (G) trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, ngày 28/04/2020. MANDEL NGAN / AFP
Theo thống kê của trường Đại Học Mỹ Johns Hopskins, tính đến sáng nay, số người chết vì Covid-19 ở Hoa Kỳ đã vượt mức 58.000 người, chính xác là 58.355 người. Còn số ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng ở mức trên một triệu người, cụ thể là 1.012.583 trường hợp.

Báo cáo Tự do Tôn giáo 2020: quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng ở Việt Nam vẫn chưa được thực sự tôn trọng


RFA
2020-04-28

Khu vực chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm bị san bằng năm 2016. quangduc.com
Báo cáo Tự do Tôn giáo 2020: quyền tự do tôn giáo-tín ngưỡng ở Việt Nam vẫn chưa được thực sự tôn trọng

Vào ngày 28 tháng 4, Ủy hội Hoa Kỳ Tự do Tôn giáo Quốc tế có buổi họp báo trực tuyến công bố Báo cáo Tự do Tôn Giáo Quốc tế Thường niên năm 2020 phản ánh những diễn tiến tôn giáo tín ngưỡng trong năm qua ở các nước trên thế giới. 


Ba tôi, Bùi Văn Tùng: Chuyện chưa kể sau ngày 30/4/1975


28 tháng 4 2020
Image caption Nhà báo Borries Gallasch (người Tây Đức), phóng viên của báo Der Spiegel chụp hình chung với ông Tùng trước thềm Dinh Độc Lập

Câu chuyện về những việc ba tôi làm trưa ngày 30/4 tại Dinh Độc Lập và đài phát thanh Sài Gòn, đã được báo đài đưa tin, làm phim tài liệu và ngay cả viết thành sách (ủng hộ và phủ nhận) cứ mỗi dịp tháng Tư về, ròng rã suốt 45 năm qua.

Nhưng ở đây tôi muốn kể những câu chuyện bên ngoài của cuộc đời ba, chưa bao giờ được kể, có liên quan đến những người trong cuộc.


Sài Gòn những ngày cuối tháng 4/1975.


Nguyễn Quang Duy


Vượt Biên tìm tự do
Sau trận Phước Long 6/1/1975, Hoa Kỳ im lặng, Ủy ban Quốc tế Kiểm soát và Giám sát Đình chiến bất lực, cuộc chiến đã đến hồi chấm dứt.

Ngày 10/3/1975, Thị xã Ban Mê Thuột bị tấn công thất thủ sau hai ngày chống cự, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân, cao nguyên Trung phần lọt vào tay cộng sản.

Ngày 8/3/1975, quân Bắc Việt bắt đầu tấn công vào Quảng Trị, Quảng Trị mất, rồi các tỉnh miền Trung lần lượt mất theo.


29/04/2020

Đôi khi ta lắng nghe ta


Tương Lai



Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại”*. Vâng, ngồi lại để tự nhốt mình tĩnh lặng trong căn phòng vắng vẻ thoáng đãng giừa mùa đại dịch, để mà mông lung suy nghĩ về “nỗi buồn đang bay đi theo cánh của thời gian” từ sự chiêm nghiệm của La Fontaine trong “Con cáo và chùm nho” từng in đậm trong tuổi thơ tôi. Bỗng thoáng gợn lên một ám ảnh từng chìm sâu trong tâm tưởng từ sức huyễn hoặc của giai điệu Trịnh “Ôi tiếng buồn rơi đều, Nhìn lại mình, Đời đã xanh rêu để rồi viết trong lời cám ơn bạn bè thân quý về những lời chúc mừng nhân sinh nhật thứ 85.


Việt Nam coi chừng sụp bẫy Trung Quốc !


Thiện Tùng

28/04/2020



Chỉ trong 11 ngày từ ngày 30/3 đến 10/4/2020, Việt Nam (VN) gởi cho Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ) 3 Công hàm mang số 22/HC-2020, số 24/HC-2020 và số 25/HC-2020 phản đối Trung Quốc (TQ) xâm phạm biển,đảo của VN. Ngày 17/4/2020, TQ gởi cho Tổng thư ký LHQ Công hàm số CML/42/2020, phản đối những công hàm của VN và khẳng định chủ quyền biển, đảo của mình trên biển Đông.


Từ Phạm Văn Đồng tới Nguyễn Phú Trọng


canhco

Chưa lúc nào đất nước bị đe dọa chiến tranh như lúc này khi mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sẽ tiếp tục cho Việt Nam một bài học nữa về chủ quyển biển đảo khi chính thức đưa ra công hàm ngày 17 tháng Tư năm 2020 nhắm tới. Với những lý lẽ gần như thô bạo “Trung Quốc kiên quyết đòi Việt Nam phải rút mọi lực lượng và phương tiện khỏi các đảo và đá mà nước này đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp” và rồi "Trung Quốc sẽ thực thi mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ vững chắc chủ quyền, các quyền và lợi ích của mình ở Trung Hoa Nam Hải". Điều này có nghĩa là căn cứ đo quân đội Nhân dân Việt Nam đang trấn giữ tại Trường Sa phải bị rút bỏ và đồng thời mọi lô dầu mà Việt Nam đang khai thác trờ thành bất hợp pháp.


Tinh …. tướng lại xảo ngôn!

Đồng Phụng Việt
2020-04-28

Hình minh hoạ. Thứ trưởng Quốc phòng - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tại Đại hội Đảng Cộng sản VN ở Hà Nội hôm 28/1/2016

Ông Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, vừa xuất đầu lộ diện để đấu hót về chủ quyền quốc gia ở biển Đông. Tuy nhiên lần này, qua kênh “Truyền hình Quốc phòng”, giọng điệu của ông đã khác trước khi  ông bảo: Những lúc như thế này chúng ta sẽ biết ai là bạn, ai là bạn thân thiết, ai chỉ là đối tác. Những lúc như thế này mới thấy rằng khi đất nước mình gặp khó khăn, thì những ai sẽ đến với chúng ta (1)...


Bộ Công an nên có câu trả lời thỏa đáng tới nhân dân



 28/04/2020


(GDVN) - Có hay không chuyện trục lợi từ các vụ mua sắm thiết bị y tế là câu hỏi còn để ngỏ và hy vọng Bộ Công an sẽ có câu trả lời thỏa đáng tới nhân dân.

Đại dịch Covid-19 đang hoành hành khắp thế giới và Việt Nam cũng là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề về kinh tế trong thảm họa này.
Chỉ nói đến ảnh hưởng nặng về kinh tế là chưa đủ bởi niềm tin của người dân vào một số cơ quan chức năng cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, nhất là chuyện mua hệ thống thiết bị Realtime PCR dùng cho xét nghiệm bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19, chuyện xuất khẩu gạo, chuyện xuất lậu vật tư y tế ra nước ngoài,...

Coi chừng Trung Quốc đang muốn bóp vỡ vụn Việt Nam


Ngô Ngọc Trai



Trong cuốn Hồi ký của ông Lý Quang Diệu, khi nói đến mối quan hệ Trung Quốc và Việt Nam, ông nói một đại ý rằng, các lãnh đạo Trung Quốc sẽ luôn kiềm chế Việt Nam.



Kiềm chế ở đây không phải là ở sự hung hăng bạo lực gây hấn mà là kiềm chế sự phát triển và kiểm soát vâng phục.


Thế giới không còn nhẫn nhịn với CSTQ nữa.


Lưu Trọng Văn

Dân VN cũng không còn nhẫn nhịn với các loại tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nữa.

Bộ Nội vụ Trung Quốc ra thông báo Quốc vụ viện đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” có trụ sở đặt tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trụ sở của cái gọi là “quận Nam Sa” đặt tại đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trung Quốc ngang ngược nói rằng “quận Tây Sa” sẽ quản lý quần đảo Hoàng Sa, Bãi Macclesfield và vùng biển xung quanh, trong khi “quận Nam Sa” quản lý quần đảo Trường Sa và vùng biển xung quanh.


28/04/2020

Mảnh vá lạc lõng


Nguyễn Đình Cống



Chiều ngày 26/4, nghe bài của ông Nguyễn Phú Trọng trên VTV1 về chuần bị nhân sự cho ĐH 13 mà buồn cười. Nhưng để có ý kiến tôi phải tìm đọc lại toàn văn được đăng trên mạng. Đọc xong bài khá dài, khoảng 6 ngàn chữ, tôi tạm xếp nội dung thành 3 phần. Khoảng 85% là những điều rất đúng, rất hay, nhưng chẳng có ích lợi gì. Vì sao ?. Vì rằng những điều đó là chép lại từ nguyên lý, từ sách vở và rất nhiều khẩu hiệu, chẳng có gì mới. Mọi người có trình độ bình thường đều hiểu rõ, đều đã thuộc lòng những điếu đó. Đọc, nghe những điều như vậy nhiều người phát chán nghĩ tới câu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Khoảng 10% là những gán ghép, rác rưởi. Khoảng 5% là những thứ độc hại, chứa đựng những điều phản dân chủ, phản tiến bộ, phản khoa học như tôi đã nhiều lần bàn đến.


VIÊT NAM CẦN CÓ CHIẾN LƯỢC MỚI SAU KHỦNG HOẢNG ĐẠI DỊCH VIRUS VŨ HÁN


Nguyễn Ngọc Chu

I. DỊCH VIRUS VŨ HÁN KÉO THEO SỰ THAY ĐỔI CHIẾN LƯỢC TRÊN TOÀN CẦU

1. Dịch virus corona đến từ Vũ Hán (gọi tắt là virus Vũ Hán) đã mang đến cho toàn thể loài người những thiệt hại kinh hoàng. Nặng nhất là Hoa Kỳ và châu Âu. Các cường quốc lớn, ngoài quê hương virus Vũ Hán, như Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Ý, Đức, Nhật đều bị tổn thất nặng nề.

2. Dịch virus Vũ Hán cảnh báo cho cả thế giới biết thế nào là nguy hiểm của chiến tranh sinh học. Nguy hiểm cho mọi cường quốc, kể cả siêu cường.


3. Bởi thế, Hoa Kỳ và các cường quốc khác, cùng nhiều nước trên thế giới sẽ thay đổi chiến lược sau đại dịch virus Vũ Hán.


BÀN THÊM VỀ VIỆT NAM CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19 THÀNH CÔNG


Mạc Văn Trang

Là người Việt, dù ở trong hay ngoài nước, đều vui mừng vì Việt Nam, bước đầu đã thành công trong việc chống lại đại dịch Covid-19. Mà đâu chỉ người Việt, bạn bè trên thế giới cũng vui mừng và ghi nhận Việt Nam đã vượt qua đại họa một cách đáng ngạc nhiên…
Ngày 23/4, tại “Hội nghị cán bộ toàn quốc” (như Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng), TBT- CTN Nguyễn Phú Trọng, TT Nguyễn Xuân Phúc và nhiều người dự hội nghị đã phát biểu đánh giá cao thành công và rút ra nhiều bài học qua việc chống đại dịch COVID-19 của Việt Nam.

TIỀN CỦA DÂN PHỤC VỤ AI?


Đỗ Ngà

Ở quốc gia nào cũng vậy, tất cả mọi công dân phải đóng thuế cho chính phủ. Và thông qua chi tiêu của chính phủ, đồng tiền thuế phải dùng cho cho các mục đích sau: thứ nhất là an ninh, thứ nhì là an sinh, thứ 3 là phát triển, thứ tư là cho công bằng xã hội.
An ninh có 2 loại: an ninh cho quốc gia, đó là chi tiêu quốc phòng; an ninh cho dân là cảnh sát và tòa án. Tại những quốc gia dân chủ, cảnh sát và tòa án để bảo vệ cho dân và gìn giữ trật tự xã hội. Còn ở Việt Nam thì cảnh sát lại làm nhiệm vụ bảo vệ đảng cầm quyền là chính. Như vậy tiền thuế của dân đóng vào ở các nước dân chủ là đồng thuế đúng nghĩa, nó được chi cho sự an toàn của chính những người đã đóng thuế. Còn ở Việt Nam thì khác, đồng thuế được đóng để chi vào mục đích an toàn cho những kẻ thu thuế còn người đóng thuế thì lắm khi họ phải chuốc lấy nỗi oan.

Virus corona: Hơn 50 ngàn tử vong, Trump đổ lỗi cho TQ, còn trách nhiệm của ông?



Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Donald Trump

Nước Mỹ đã có hơn 50.000 tử vong vì Covid-19. Lỗi từ ai? Do TQ bưng bít thông tin gây nguy hại cho Mỹ và thế giới? Do yếu kém của chính phủ Mỹ? Do cả hai?

Đại dịch đến Mỹ trễ hơn nhiều nơi khác, nhưng đây đã nhanh chóng trở thành quốc gia với số người bị nhiễm cũng như tử vong cao nhất thế giới. 


COVID-19: Bao giờ mùa dịch trôi qua?


Tôn Thất Thông

Sau khi đăng bài “Phỏng vấn GS Nguyễn Sĩ Huyên“”, một số độc giả đặt ra nhiều câu hỏi lý thú, thí dụ như: Có lẽ nào Việt Nam có hàng triệu người đã nhiễm bệnh và miễn dịch? Tại sao xét nghiệm kháng thể lại quan trọng lúc này? Miễn nhiễm cộng đồng là gì? Từ đâu có con số 60-70% cho Covid-19? Bao giờ thì đại dịch được xem là chấm dứt? Đấy là những tin tức ít nhiều phức tạp dành cho giới dịch tễ, nhưng chúng tôi cố gắng giản lược vấn đề, trình bày bằng
ngôn ngữ không chuyên môn, có thể xem như một bài viết khoa học thường thức về dịch Covid-19. Hy vọng qua đây, quí độc giả có thể tìm thấy câu trả lời. Xin cảm ơn GS Huyên đã bổ sung các dữ liệu khoa học cần thiết.

***


27/04/2020

Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng


TTO - Nhân việc bộ Lịch sử Việt Nam không dùng từ “ngụy quyền Sài Gòn” để chỉ chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975, TS sử học Nguyễn Nhã cho rằng việc thừa nhận này có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
TS Nguyễn Nhã phát biểu trong một tọa đàm về chủ quyền biển đảo - Ảnh: L.Điền

Như tôi đã nhiều lần phát biểu trong đó có hội thảo xây dựng bộ lịch sử trên, rằng để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa mà pháp lý quốc tế hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc bắt đầu tranh chấp chủ quyền năm 1909 cho Paracels (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa là đất vô chủ - res -nullius) thì sự chiếm hữu phải mang tính thật sự, nhà nước, liên tục và hòa bình.

Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục
TS Nguyễn Nhã


Vì sao chủ yếu quan chức về hưu lên tiếng khi Trung Quốc gây hấn?


RFA

Hình ảnh các quan chức về hưu lên tiếng khi Trung Quốc gây hấn, đăng trên Báo Phụ Nữ hôm 20/4/2020.(phiên bản báo in)
Trong bốn tháng đầu năm 2020, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh những hành động khiêu khích nhằm áp đặt chủ quyền của họ ở Biển Đông, khiến tình hình tại vùng biển đang tranh chấp này thêm căng thẳng.

Truyền thông Trung Quốc vào ngày 5/3/2020 đồng loạt đăng Báo cáo của Viện Sáng kiến Nghiên cứu Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) nói rằng có tổng cộng 311 tàu cá Việt Nam đã xâm nhập vào khu vực nội địa gần đảo Hải Nam, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc vào tháng 2, với mục đích đánh bắt cá và làm gián điệp bất hợp pháp.


TẠI SAO TA PHẢI ‘’THOÁT TRUNG’’?


Nhà văn Hoàng Quốc Hải

Nhà văn Hoàng Quốc Hải



Kính gửi nhà văn Ngô Thị Kim Cúc.

Bạn có nhã ý mời tôi viết bài cho ‘’Văn Việt’’với một số câu hỏi gợi ý đề tài. Trong đó có phần về lịch sử rất thú vị. Đang chuẩn bị viết thì trên mạng xã hội rộ lên các đề xuất với Nhà nước, nhân dịp nạn Covid-19 xuất xứ từ Vũ Hán, làm cho nền kinh tế Trung Quốc chao đảo, khiến ta cũng đứng ngồi không yên. Vì rằng,nhiều ngành sản xuất của ta có tới 80% nguyên liệu phụ thuộc vào Trung Quốc. Hiện nay nguyên liệu dành cho sản xuất chỉ dự trữ được 2 tháng. Qúa hạn đó, hàng loạt nhà máy đóng cửa. Tức là nếu Trung Quốc có sự cố, thì cả nhập lẫn xuất của kinh tế Việt Nam đều lao đao.


Duyệt lại giá trị pháp lý của công hàm Phạm Văn Đồng


 
..Khi thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ký công hàm 1958 thì văn kiện này gặp trở ngại lớn lao về pháp lý. Đó là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, như một quốc gia, không có tư cách pháp lý, nhường một phần lãnh thổ (Hoàng Sa và Trường Sa) thuộc chủ quyền của một đệ nhị quốc gia là nước Việt Nam Cộng Hòa, cho một đệ tam quốc gia là nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa...



Đại dịch Vũ Hán đang tàn phá Trung Hoa Lục Địa và toàn thể nhân loại. Tuy thế, tai họa này vẫn không giảm thiểu tham vọng bá quyền xâm lược của đảng CSTQ đối với Việt Nam qua các hoạt động tập trận, xâm phạm lãnh hải và vùng kinh tế cũng như hiếp đáp gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.


Trả lời phỏng vấn về Hoàng sa và Trường Sa của TS Dương Danh Huy, UK


1.      Thưa ông, Trung Quốc vừa gửi công hàm lên LHQ bác bỏ công hàm trước đó của Việt Nam. Trong công hàm này, Trung Quốc có nhắc đến công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng 1958. Theo ông, tính pháp lý của công hàm 1958 thế nào đặt trong bối cảnh lúc bấy giờ và theo luật pháp quốc tế?



Thưa chị, việc Trung Quốc gửi công hàm 17/4/2020 cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa, gửi đến TBT LHQ và yêu cầu chuyển đến các quốc gia thành viên của LHQ, trong công hàm có nhắc đền công hàm Phạm Văn Đồng, là một sự leo thang trong cuộc tranh biện về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông. Tuy Trung Quốc đã vận dụng công hàm Phạm Văn Đồng từ lâu, nhưng đây là lần đầu tiên họ làm như thế, chứng tỏ họ rất tự tin về lập luận của họ, và động thái đó là nhằm dồn Việt Nam vào chân tường trong cuộc tranh biện trên đấu trường chính trị.


25/04/2020

“Virus chủng loại mới”


Thiện Tùng

24/04/2020



Đọc qua cái tựa bài chắc ai cũng nghĩ gã Tùng nầy sắp nói gì về lĩnh vực vi trùng học?. Không đâu, Tùng tôi muốn và sẽ nói đôi điều về chính trị học.


TUYÊN BỐ BIỂN ĐÔNG CHÍNH THỨC ĐỢT 3 : 20 tổ chức, 519 cá nhân hưởng ứng (bao gồm 80 ký qua change.org)


Xin mời các tổ chức và cá nhân hưởng ứng tuyên bố này ký tên và gửi vào địa chỉ email:
biendongthang42020@gmail.com
hoặc tuyenbobiendong04.2020@gmail.com
hoặc  

http://chng.it/pnW7nNGnyC

Cá nhân: ghi rõ họ tên, chức danh/nghề nghiệp (nếu có), nơi cư trú (tỉnh/thành phố, quốc gia).

TUYÊN BỐ BIỂN ĐÔNG 4- 2020

Ngày 18/04/2020, báo chí Trung Quốc đưa tin Trung Quốc công bố thành lập hai huyện mới là Tây Sa và Nam Sa thuộc thành phố Tam Sa mà Trung Quốc đã thành lập năm 2012, một lần nữa áp đặt chủ quyền phi pháp với những đảo trong quần đảo Trường Sa và với quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng sức mạnh quân sự đánh chiếm của Việt Nam.


Học giả TQ phản biện những lập luận của VN về Công hàm Phạm Văn Đồng


*Bài này Dân News tổng hợp trên các trang mạng. Được biết ông Ngô Viễn Phú hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Pháp luật Việt Nam (Đại học Dân tộc Quảng Tây), từng là du học sinh của Đại học Quốc gia Việt Nam. Ngô Viễn Phú cho biết ông từng theo học chương trình tiến sĩ luật học tại Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Việt Nam, từ năm 2001 đến năm 2006.


1. Luận điểm 1 của phía Việt Nam: Công hàm Phạm Văn Đồng chỉ thừa nhận chủ quyền 12 hải lí của Trung Quốc, mà không hề thừa nhận quần đảo Tây Sa và Nam Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Bời vậy, về cơ bản, công hàm không đề cập đến vấn đề lãnh thổ, không đề cập đền quần đảo Tây Sa và Nam Sa.

Phản luận của Ngô: Đoạn thứ nhất trong “Tuyên bố lãnh hải”, mà chính phủ Trung Quốc đã công bố vào tháng 9 năm 1958, đã nói rất rõ rằng, phạm vi bao quát trong 12 hải lí của lãnh hải Trung Quốc là thích dụng cho tất cả lãnh thổ của Trung Quốc, trong đó, bao gồm cả quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa.


24/04/2020

Khả năng mất Trường Sa vào tay TQ đã rõ!


Nguyễn Như Phong


Tôi đọc dòng tin này trên một tờ báo lớn, rất lớn của ta mà thấy buồn vô hạn.
"Sáng 20-4, tại thành phố Hải Phòng, biên đội tàu Cảnh sát biển 8004 và 8003 thuộc Hải đoàn 11, Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 rời bến lên đường thực hiện nhiệm vụ kiểm tra liên hợp nghề cá trong vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ giữa lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ nhất năm 2020."
Thế đấy, trong lúc TQ ngang ngược kiện VN ra LHQ là chiếm đảo, là...là...và phải rút khỏi ngay các đảo ở khu vực quần đảo Trường Sa; trong lúc họ ngang nhiên đặt tên quận cho mấy bãi đá ở Trường Sa mà họ chiếm đóng trái phép mấy năm qua, trong lúc họ ngang nhiên kéo tàu thăm dò địa chấn vào khu vực đặ quyền kinh tế của ta...thì lại vẫn có những hoạt động mang tính "hữu hảo" như dòng tin trên.

Tâm sự của Nguyên phó ban Tuyên giáo


Đã từ lâu tôi không còn tin tưởng gì với ông láng giềng tham lam, đầy âm mưu và thủ đoạn này và cho rằng không được mơ hồ mất cảnh giác về họ. Đây đó trong nhiều cuộc họp nội bộ tôi đã từng nói điều này nhiều lần. Từ các nhiệm kỳ đại hội 9, 10, 11, và 12 này tôi đều có nói công khai, trong đó đã nói phải kiện, phải quốc tế hóa, đa phương hóa (nếu không làm sớm thì tình hình sẽ xấu hơn), mất dần, mất tiếp. 
Tiếc là rất ít đ/c đương chức lắng nghe và quan tâm. Nhiều lúc tôi tự hỏi không biết vì sao lại vậy, hay là mình nói kém quá? Đáng buồn hơn là tôi biết có người còn khó chịu về những điều tôi nói đến âm mưu xấu độc của TQ.

Lâu nay nếu để ý ai cũng sẽ dễ thấy một điều trong xã hội là mỗi khi có người phê phán TQ thì lập tức có những người lên tiếng nói lại, phản đối ý kiến đúng đắn kia, kể cả ngoài xã hội và trong quan chức. Tất nhiên tôi nghĩ họ thiểu số trong xã hội, nhưng họ vẫn làm, kể cả nói năng thô bạo và liều lĩnh, chưởi bới hỗn láo những tiếng nói trung chính. Tôi cứ nghĩ họ hoặc là nhận thức kém, hoặc không có thông tin, hoặc là Việt gian cho Tàu, và có vẻ họ có tổ chức. Cộng đồng cần phải có nhiều tiếng nói vạch mặt đám xấu này, cô lập chúng nó, khuyến khích những tiếng nói thẳng nhằm lột mặt nạ kẻ xâm lăng.
Trân trọng
Vũ Ngọc Hoàng
<vuhoangqnam@gmail.com>

DÂN CHỦ KIỂU GÌ CHO VIỆT NAM ?



Phạm Trần

Đảng Cộng sản Việt Nam đã lộ rõ  tâm địa chống dân chủ bằng mọi giá để kéo dài độc tài cai trị, làm giầu bất chính trên lưng người dân nhưng lại ngoan ngoãn cúi đầu trước hành động cướp đất, chiếm Biển Đông của Trung Cộng.

Những việc này, tuy không mới, nhưng đã bung ra vào lúc đảng ra sức vận động cán bộ, đảng viên, kể cả cựu lãnh đạo và cựu chiến binh đóng góp ý kiến vào các Dự thảo văn kiện đảng XIII để khoe khoang.


'Tứ giác kim cương' quay lại Biển Đông?


TTO - Trung Quốc đã hành xử ngang ngược ở Biển Đông và các điểm nóng chính trị khác trong giai đoạn này, và điều này khiến Bắc Kinh có nguy cơ đối đầu với cộng đồng quốc tế.
Chúng tôi lên án mọi hành động gây leo thang căng thẳng.

Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi trả lời báo giới ngày 21-4 về những căng thẳng gần đây ở biển Hoa Đông và Biển Đông


BAO GIỜ CHÍNH PHỦ VIỆT NAM LẤY LẠI ĐƯỢC “NHÀ CỦAMÌNH”?


Thảo Ngọc



Nói “nhà của mình” có nghĩa là những tài sản này là của dân. Vì nhà nước này được minh định là “Nhà nước của Dân, do Dân và vì Dân”.

Việc đòi lại những căn nhà công vụ mà nhà nước đã cho những cán bộ cấp cao ở trong thời gian tại nhiệm, trên nguyên tắc, sau khi các vị đó không còn tại nhiệm nữa thì đương nhiên phải trả lại cho nhà nước.