Trang

30/07/2020

Hoàng đế Thành Hồ


Thiện Tùng

28/7/2020

Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải- Ảnh Chí Quốc

Hoàng đế Thành Hồ mà tôi ghi trên tựa bài viết là ám chỉ Lê Thanh Hải (Hai Nhựt), một nhân vật nếu không nói tầm thường cũng chỉ ở mức bình thường. Nhờ tình hình biến động phải nói dữ dội, Hai Nhựt mới ngoi lên làm chúa tể Thành Hồ. 


1/ Thập niên 90 (1990-2000) Việt Nam biến động dữ dội



- Sau 9 năm (1979-1988) Việt Nam và Trung Quốc nói chuyện với nhau bằng súng đạn, năm 1990 lãnh đạo cấp cao 2 nước Việt-Trung họp bí mật (mật nghị) ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, TQ. Cuộc mật nghị nầy TQ ở thế thượng phong, nếu không nói VN đầu hàng cũng nói VN chấp nhận “hòa hiếu” với TQ.



- Ngày 28/1/1995, hai nước Việt-Mỹ mở phòng liên lạc giữa 2 nước. Sau đó, vào ngày 11/7/1995, Tổng thống Mỹ Bill Clinton sang VN hội đàm với Thủ tướng Võ văn Kiệt, ra tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước và xóa cấm vận.



Từ 2 sự kiện lớn trên, nội bộ Đảng CSVN bị phân hóa, một số muốn ngã về phía Mỹ để thực hiện thể chế chính trị Dân chủ, Kinh tế thị trường (cắt đuôi định hướng XHCN), một số muốn ngã về TQ để duy trì thể chế chính trị Độc tài, giữ cái đuôi “định hướng XHCN”.



 - Một hiện tượng lạ xảy ra: suốt 48 năm (1947-1995) Cục tình báo An ninh Quân đội (Cục 2) trực thuộc Bộ Quốc phòng. Đến năm 1995, Cục 2  nầy được nâng lên thành Tổng cục 2, với tên gọi chính thức là Tổng cục Tình báo Quốc phòng, tách ra khỏi Bộ Quốc phòng. Từ vị trí trực thuộc Bộ Quốc phòng, Tổng cục 2 được chuyển thành cơ quan ngang hàng với Bộ Tổng Tham mưu. Vai trò của Tổng cục 2, được Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh hợp pháp hoá bằng Pháp lệnh Tình báo ban hành vào tháng 12 năm 1996. Sau đó, pháp lệnh vừa kể được Thủ tướng  Võ Văn Kiệt chi tiết hoá, bằng Nghị định 96, ban hành vào tháng 9 năm 1997. Pháp lệnh Tình báo xác định: “Lực lượng tình báo Việt Nam là một trong những lực lượng trọng yếu, tin cậy của Đảng và nhà nước, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, chịu sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ”, do thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh làm Tổng cục trưởng.


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

Có lẽ do mâu thuẫn giữa 2 phái thân TQ và phái muốn thân Mỹ. Không biết do ai bày mưu  tính kế, bắt đầu từ Đại hội Đảng lần thứ VII, Tổng Cục 2 liên tiếp ngụy tạo ra gọi là vụ án  “Sáu Sứ”(Năm Châu) và vụ án “T4”. Theo Bách khoa toàn thư, Tổng Cục 2 báo rằng: Tổng Cục 2 cài người mang bí số T4 vào CIA và biết được danh tánh hơn 20 người làm tình báo cho Mỹ, trong đó có Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Trà, Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, bà Võ Thị Thắng..v.v…



Trong vụ nầy gây phản ứng dữ dội, riêng Võ Nguyên Giáp ít nhất 2 lần viết thỉnh nguyện yêu cầu Bộ Chình tr Đảng CSVN điều tra xét xử cho minh bạch vụ nầy. Có lẽ BCT biết đây là án giả, dính líu quá nhiều quan chức cao cấp và các vị khai quốc công thần, khui ra sẽ tan nát Đảng, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh xuống lịnh ém luôn cho tới nay (2020).



Sau ngụy án kinh thiên động địa Sáu Sứ và T4 nầy, Bộ Chính trị Đảng CSVN quyết định trả Tổng Cục 2 nhập về lại Bộ Quốc phòng, còn Nguyễn Chí Vịnh vẫn được đề bạt làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. 



- Năm 1997, khi rút Trương Tấn Sang (Tư Sang) lên làm trưng Ban Kinh tế TW, bổ nhiệm Nguyễn Minh Triết (Sáu Phong), ủy viên Bộ Chính trị  thay ông Sang  làm Bí thư TP HCM. Khi giữ chức Bí thư, ông Triết đảm trách chỉ đạo điều tra và bắt gọn băng cướp Trương văn Cam.



Tháng 1/2013, tại Hội nghị TW lần thứ 7/khóa IX, Ban Chấp hành TW kỷ luật ông Trương Tấn Sang về tội làm Bí thư (1996-2000) mà làm không tròn trách nhiệm để băng cướp Trương văn Cam dựa hơi làm mưa làm gió ở TP HCM.



- Đầu năm 2001, Chủ tịch TP HCM Võ Viết Thanh từ nhiệm vì bất bình việc Trung ương không xử lý vụ án Tổng Cục 2 (nói trên). Trong cuộc họp bất thường, 78/85 đại biểu dự họp cử Lê Thanh Hải thay ông Võ Viết Thanh làm Chủ tịch TP HCM. Từ đó ông Lê Thanh Hải trở thành chính khách, vào BCH TW rồi vào BCT, hết làm Chủ tịch đến làm Bí thư TP HCM tha hồ kéo cánh làm mưa làm gió. Bởi vậy, không rõ ai sáng tác, ở TP HCM, người ta ngân nga câu “Mười năm phấn đấu không bằng một lần cơ cấu”.



 2/ Ngồi vào ghế  Chủ tịch chỉ mới tạo được thế, Thanh Hải cố tạo lực.



a) tạo vi cánh 



Khi ngồi vào ghế Chủ tịch, ngoài 2 phó Chủ tịch hiện có là Nguyễn Thiện Nhân và Vũ Hùng Việt, Lê Thanh Hải đề cử thêm 3 phó Chủ tịch: Mai Quốc Bình, Huỳnh thị Nhân và Nguyễn Thành tài. Theo kiểu ân nghĩa giang hồ, Thanh Hải  phóng tay thay đổi nhân sự, cân nhắc, đề bạt nhiều “đồng chí”, hình thành phe nhóm “cánh hẩu” che chắn cho nhau, tiền hô hậu ủng. 



Ông Hải cố tạo vi cánh cho mình trong hệ thống chính trị không chỉ  ở TP HCM.



b) cài cấm tộc thuộc 



  Gia tộc vợ chồng Lê Thanh Hải gần như đều là cán bộ đảng viên có thế lực:



 Phía Lê Thanh Hải: Bản thân Lê Thanh Hải là ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSVN, 15  năm giữ chức Chủ tịch và Bí thư TP HCM / Em trai là Lê Tấn Hùng, tổng giám đốc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (bị kỷ luật cảnh cáo và mới đây ông Tổng Chủ Trọng gật đầu cho truy tố vụ nầy) / Em gái Lê thị Mỹ Lệ (là phải?) làm phó trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP HCM / Con trai lớn là Lê Trương Hải Hiếu,Thành ùy viên/ Con trai kế là Lê Trương Hiền Hòa, giám đốc công ty kinh doanh bất động sản.



Phía vợ Lê Thanh Hải: Vợ là Trương thị Hiền, hiệu trưởng học viện cán bộ TP HCM, có một thời làm phó chủ tịch quận 2 (Thủ Thiêm)-Trương thị Hiền là em gái út của bà phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng / Trương Minh Nhựt, vụ trưởng thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương / Trương Công Minh, trưởng phòng thuộc Sở LĐ+TB+XH TP HCM / Trương Nhật Quang, tổng giám đốc công ty Hồng Quang / Trương Mỹ Lan, tổng giám đốc tập đoàn Vạn Thịnh Phát, thuộc hạng tập đoàn đồ sộ nhứt Sàigon, liên doanh với TQ .



Nếu Tương thị Hiền không phải vợ của Lê Thanh Hải và em  gái Trương Mỹ Hoa thì làm gì được được duyệt chuyển đổi từ Trường Cán bộ TP HCM thành Học viện Cán bộ TP.HCM, triển khai trên vùng đất có diện tích đến 7 héc ta ở quận Bình Thạnh, cưỡng chế giải tỏa thu hồi đất của 700 gia đình. Tổng vốn đầu tư Học viện là 850 tỉ.  

Việc chuyển đổi Trường Cán bộ TP.HCM  thành Học viện Cán bộ TP.HCM có nhiều mờ ám, khiến cho Cục Quản lý đấu thầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát cảnh báo: Có dấu hiệu bất thường!”, Thanh tra TP.HCM phải nhập cuộc. Cuối năm 2018, Thanh tra TP HCM nhận định: “Đã xảy ra rất nhiều sai sót, nhứt là trong khâu đấu thầu”. Dầu thanh tra kết luận như thế, nhưng mọi việc cứ nâng lên rồi để xuống, đến nay chưa được xử lý!.



c) “ Chìu lòng” cấp trên  



- Ngoài quá nhiều nhà, đất, Thanh Hải còn xây dựng từ đường uy nghi ở xã Tam Hiệp (Chợ Bưng) thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Người ta cho rằng, Thanh Hải là người giàu nhứt Việt Nam, ước đoán tổng giá trị hiện vật và hiện kim của Thanh Hải hàng chục tỷ USD.  Bất cứ thứ/việc gì “nếu mua không được bằng ít tiền thì Ông sẽ mua bằng nhiều tiền”.



Ngoài toàn tâm toàn ý lôi kéo dòng tôc tham gia “phục vụ” tổ quốc, phục vụ nhân dân như vừa nói, Lê Thanh Hải còn có công giới thiệu người đẹp Kim Hồng cho vị “XYZ” nào đó sanh được một đứa con, nếu việc nầy đổ bể ra thì “trạng chết, vua cũng băng hà”..v.v…



- Nhiều người cao tuổi khẳng định Lê Thanh Hải và Tất Thành Cang là cha Hoa, mẹ Việt (hoa lai). Chuyện người Việt gốc Hoa hay Hoa lai (50/50%) ở Việt Nam khối gì, họ “ăn cây nào rào cây ấy”, xem VN là quê hương mình, ai mà chẳng quý trọng thương yêu. Riêng Lê Thanh Hải và Tất Thành Cang thì khác, một số người thân cận nghi ngờ hai ông nầy “ăn cơm Việt Nam ta mà thờ ma Trung Quốc”. Họ nghi ngờ là có cơ sở: Khi chưa chưa “ngã ngựa”, Chu Vĩnh Khang, quan chức cao cấp phụ trách ngành tình báo TQ, mỗi khi ông ta sang Việt Nam gần như đều vào TP HCM với lý do du ngoạn, để rồi tiện dịp “thăm” Lê Thanh Hải và Tất Thành Cang. Người ta càng nghi ngờ hơn, khi nghe thiếu tướng, Viện trưởng Học viện Công an Trương Giang Long nói trên diễn đàn:Trung Quốc đã cài cấm tình báo vào VN ta hàng trăm, không phải một trăm mà trăm nầy cộng với trăm kia, không phải chỉ có ở cấp thấp mà có cả ở cấp cao”.



 Ngày 26/12/2018, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 9/khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang với hình thức “Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015-2020”, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.



Tất Thành Cang


Tất Thành Cang Cang không hề làm công tác ngoại giao mà sao lại được tặng Kỷ niệm chươngVì sự nghiệp công tác Đối ngoại” (theo Báo điện tử Giáo Dục đưa tin hôm 10/7/2018



 Nói đều trời, biết kết luận sao đây, thôi thì tôi xin có 2 nhận xét:



 - Khi sinh tiền, Cụ Hồ khẩn thiết: “Giữ đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Thế mà từ khi Cụ qua đời (1969) đến nay, mỗi khi trước Đại hội Đảng chừng 1 năm, nội bộ Đảng bắt sát phạt nhau tranh giành ngôi thứ.



- Tội Lê Thanh Hải và Tất Thành Cang đáng khởi tố. Nhưng xin đừng đổ lỗi cho ngành Tư Pháp thiếu trách nhiệm, việc có khởi tố 2 ông ấy hay không quyết định do Bộ Chính trị Đảng CSVN, vì Lê Thanh Hải và Tất Thành Cang thuộc Bộ Chính trị Đảng CSVN quản lý?. (1).



----------



(1)  Chú dẫn   (nguyên văn đăng trên Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Sai chung: Ngày 8-1-2020, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận: Ban Thường vụ Thành ủy và Ban cán sự Đảng UBND TP.HCM đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân thành phố, gây bức xúc trong xã hội. Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy, chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy, phải bị xem xét kỷ luật.[16]

 Sai riêng: Ngày 20-3-2020, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải bằng hình thức cách chức Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2010-2015 vì đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc của Thành ủy; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài trong quá trình thực hiện Dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ và chính quyền Thành phố, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật.[17]

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire