Trang

14/07/2020

SỰ DỐI TRÁ, LẠP LỜ, LƯƠN LẸO CỦA EVN ĐÃ BỊ VẠCH MẶT


Thảo Ngọc

Mấy năm nay, cách tính tiền điện theo 6 bậc của  Tập đoàn Điện lực Việt Nam(EVN) đã gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Đành rằng người dùng nhiều thì trả nhiều, nhưng cách tính lũy tiến như vậy là thiếu công bằng, là thủ đoạn  ăn cướp trắng trợn và  hợp pháp của ENN.

Trong khi dư luận  nhân dân chưa hết phẫn nộ về cách thu tiền điện theo 6 bậc, thì tháng 6 vừa qua, dư luận lại càng sôi sục khi nhiều hộ gia đình nhận được giấy báo tiền điện cao hơn những tháng trước hàng chục lần, thậm chí là hàng trăm lần.


Để chống chế trước làn sóng phẫn nộ của người dân, ngày 8/7/2020 vừa qua, ông Hoàng Quốc Vượng - thứ trưởng Bộ Công thương nói với báo chí:

 “Bên cạnh phương án 5 bậc thang được trình sửa đổi sẽ tính tới phương án một giá để người dân lựa chọn, ai không thích bậc thang thì có thể chọn phương án 1 giá. Một giá thì đương nhiên không thể thấp hơn giá điện bình quân hiện đang áp dụng, 1.864,44 đồng/kWh"(1).



Như vậy rõ ràng là Bộ Công Thương sẽ giữ lại giá điện bậc thang cho người tiêu dùng không quá 300 kWh và xây dựng giá điện 1 giá nằm trong khoảng giá điện của bậc 301- 400 kWh.

Luận điệu này đã bị ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam đập lại rằng: “Người dân được lựa chọn cách tính tiền điện: Nói vậy thôi”

Trao đổi với Đất Việt ngày 13/7/2020, ông Trần Viết Ngãi,  Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, việc người dân có thêm lựa chọn tính giá điện là đúng, nhưng phát biểu của lãnh đạo Bộ Công thương chỉ là "nói vậy thôi," bởi phương án giá điện một bậc khó khả thi, nên sẽ không được nhiều người dân lựa chọn.

Phân tích cụ thể, ông Ngãi cho hay, điện một bậc phải thỏa mãn 2 điều kiện: Người dân không bị thiệt thòi, dùng nhiều điện thì phải trả nhiều tiền và ngành điện không bị lỗ. Trên cơ sở thỏa mãn hai điều kiện thì mới xác định một giá là giá nào? Phải tính sao cho hợp lý? (2).



Hãy xem trong những năm qua, EVN “làm ăn” như thế nào mà cứ đòi tăng tiền điện liên tục, và mồm cứ kêu quang quác là lỗ?

 Tuổi trẻ ra ngày 7/10/2013 có bài: “EVN lỗ lớn vì đầu tư ngoài ngành”.

Theo đó: “Thanh tra Chính phủ vừa chỉ ra Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ là do đầu tư ngoài ngành thiếu hiệu quả, lỗ do “biếu không” đơn vị khác cả chục nghìn tỉ đồng… Thậm chí, giá thành bán điện còn bao gồm cả giá thành xây biệt thự, sân tennis…

2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỉ đồng. Việc EVN đầu tư ra ngoài doanh nghiệp vượt vốn điều lệ hơn 45.000 tỉ đã vi phạm quy định của Bộ Tài chính. Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm ngàn tỉ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỉ đồng.

Để bù vào những thất thu đó, những năm qua ngành này liên tục đề nghị tăng giá bán điện cho người dân.

Theo kết luận thanh tra, tính đến hết năm 2011, công ty mẹ EVN đã đầu tư vốn ra ngoài lên đến trên 121.000 tỉ đồng, trong khi vốn điều lệ của công ty mẹ chỉ có gần 77.000 tỉ đồng. Đáng chú ý, mặc dù đầu tư ra ngoài cả trăm ngàn tỉ đồng nhưng EVN không thu được đồng lãi nào mà lỗ đến 2.195 tỉ đồng.

EVN tính chi phí xây biệt thự, chung cư, sân tennis vào giá bán điện. Tiền lãi ngân hàng biến thành chi phí sản xuất điện.

Đối với việc đầu tư vào EVN Telecom, đến thời điểm bàn giao tài sản cho Viettel, EVN đã đầu tư vào công ty này hơn 2.425 tỉ đồng và EVN Telecom đã lỗ đến gần 3.000 tỉ đồng dẫn đến việc mất vốn nhà nước toàn bộ số tiền đã đầu tư.



Ngoài ra Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký hợp đồng đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh cho 164 cán bộ thuộc EVN. Số tiền đã thanh toán cho khoa sau đại học là 1,648 triệu USD, các chi phí khác phục vụ việc đào tạo gần 500 triệu đồng. Toàn bộ số tiền đào tạo đều đã được chuyển cho ETC và Đại học Griggs. Tuy nhiên, bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của trường này cấp chưa được cơ quan nhà nước của Việt Nam công nhận. (3).

Trời ơi! Dưới gầm trời này, trên thế gian này, có ai làm ăn ngược đời như EVN? Lãi "khủng" nhưng vẫn chủ trương tăng giá điện; đầu tư dàn trải, không hiệu quả giờ bắt người dân gánh...

Vì được độc quyền nên EVN có quyền tăng giá bất cứ lúc nào, kể cả việc họ kinh doanh các lĩnh vực khác bị thua lỗ trong các năm qua.


Cán bộ lãnh đạo EVN lương bao nhiêu?


Ông  Dương Quang Thành(Chủ tịch HĐTV  EVN: Lương năm 2019 là 630,5 triệu/tháng.

Trần Đình Nhân, Tổng GĐ EVN:2019 là 613 triệu/tháng.

EVN  đề xuất tăng lương cho lãnh đạo lên 37% đến 64,577 triệu đồng/người/ tháng. Kế hoạch hưởng lương 2020 của Dương Quang Thành là 864 triệu/tháng, của Trần Đình Nhu là 840 triệu/tháng(4).

Nhờ hút máu dân đậm đặc và kinh khủng như vậy, nên ông Dương Quang Thành mới có tiền cho con đi du học ở Mỹ.   Hiện cả 2 người con ông Dương Quang Thành đều du học ở Mỹ.



Chú bé Dương Anh Minh, học ở trường tư Cheshire Academy Bang Connecticut, với chi phí mỗi năm cho học sinh thường trú là 58.880 đô-la Mỹ. Vậy thì chi phí cho học và ở cho 2 bé con của chủ tịch tầm 120.000 đô-la Mỹ một năm.

Thêm khoảng 30.000 đô-la Mỹ đi lại thì gia đình mỗi năm phải chi ít nhất 150.000 đô-la Mỹ .



Tóm lại: Tại Việt Nam hiện nay, không có nghề nào mau giàu và giàu khủng khiếp như nghề làm quan. Quan càng lớn càng giàu nhanh.

Trong đó ngành điện lực là một trong những ngành ăn cướp trắng trợn có tổ chức, hút máu dân tệ hại và khủng khiếp nhất.





Chú thích:




Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire