Bản quyền hình ảnh Facebook TN & LHN Image caption |
Hiện
tượng này cho thấy trong bối cảnh nước Mỹ ngày càng bị phân cực, sự phân hóa của
cộng đồng người Mỹ gốc Việt về nạn kỳ thị chủng tộc cũng đã lên đến đỉnh điểm,
và không có dấu hiệu sẽ dịu xuống.
BBC
News Tiếng Việt phỏng vấn hai nhân vật đang phải đối phó với hàng loạt vụ tấn
công trên mạng vào cá nhân và gia đình, vì họ đã lên tiếng kêu gọi sự tiếp tay
vào việc ngưng kỳ thị chủng tộc.
Chuyện trò với dân biểu tiểu bang Trâm Nguyễn
Đầu
tháng Bảy, nữ dân biểu Trâm Nguyễn đăng một video trên FB cá nhân, thông báo việc
bà đang bị một nhóm người tấn công và lăng nhục vì một video bà đã đăng trên FB
trước đó vài tuần.
Trả
lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt, nữ dân biểu gốc Việt đầu tiên của tiểu
bang Massachusetts, nói:
''Tôi
đăng video là vì muốn nhờ mọi người lên tiếng về những tấn công tàn độc vào cá
nhân và gia đình tôi trên mạng xã hội vì tôi ủng hộ Black Lives Matter. Nội
dung video tôi post lên Facebook trước đó không chỉ để kêu gọi người Mỹ gốc Á ủng
hộ phong trào Black Lives Matter, mà là tôi kêu gọi ủng hộ tất cả mọi người da
màu, những cộng đồng bên lề, như người LGBT, người mới định cư, và biết bao
nhiêu cộng đồng dễ bị tổn thương khác, mà chúng ta cần hỗ trợ.''
Về
những người tấn công mình, dân biểu Trâm Nguyễn nhận xét: ''Họ là một nhóm nhỏ
nhưng mạnh miệng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt chống lại Black Lives Matter
và ghét người da đen.''
''Họ
gọi tôi là một người cộng sản. Bài đăng và lời bình của họ rất thô tục và hằn học
trong cách họ đặt vấn đề với sự thông minh của tôi, sự thông minh của gia đình
tôi. Họ chất vấn sự chính trực của tôi, họ đi xa đến độ nói rằng tôi là một sự
ô nhục của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, là sự ô nhục của gia đình, vì tôi ủng hộ
phong trào Black Lives Matter, và vì nỗ lực của tôi trong việc thúc đẩy công bằng
xã hội và đấu tranh đòi công lý cho tất cả.'' Bà Trâm Nguyễn giải bày.
Video
kêu gọi mọi người tiếp tay vào việc thúc đẩy công bằng xã hội và đấu tranh cho
những cộng đồng thiểu số, trong đó có cộng đồng người da đen của dân biểu Trâm
Nguyễn được Facebooker Bao Chau Kelley, có hơn 5.000 người xem truyền đi, và
thu hút hàng ngàn lời bình, đa số là đả kích kịch liệt, của nhiều người khác khắp
nơi trên thế giới.
Đại
diện cho khu vực 18 của tiểu bang Massachusetts, với dân số khoảng 45.000, dân
biểu Trâm Nguyễn là phụ nữ da mầu, và là người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu
vào cơ quan lập pháp của tiểu bang. Đa số dân trong khu vực này là người da trắng,
với khoảng 10% là người gốc Á, và 1% người da đen.
Bà
Trâm Nguyễn cho biết trước khi đắc cử dân biểu năm 2018, bà là một luật sư tư vấn
pháp luật và từng làm việc với nhiều dự luật đấu tranh cho quyền lợi của nhiều
giới trong đó có người di dân, các cụ già, cựu quân nhân, người bị tàn tật,
v.v, và hai năm qua, chức vụ dân biểu cho bà cơ hội được làm việc cho những chính
sách bà đã cổ súy trước khi đắc cử.
Việc
kêu gọi mọi người ủng hộ phong trào Black Lives Matter, một phong trào chống kỳ
thị chủng tộc đang lan rộng khắp thế giới và được nhiều sắc dân tham dự, vì thế,
với bà là một điều không chỉ nên làm mà còn rất tự nhiên.
Dân
biểu tiểu bang Trâm Nguyễn nói về tâm trạng của mình khi bị tấn công:
''Tôi
hết sức kinh ngạc khi thấy sự tấn công này đến từ một số người trong cộng đồng
người Việt nhiệt thành ủng hộ Trump. Những ngôn từ họ dùng rất là lăng nhục về
nhiều khía cạnh.''
''Mọi
người đều có quyền phát biểu ý kiến và quan điểm. Và khi bất đồng quan điểm với
ai, bạn có thể ngồi xuống nói chuyện, nhưng bạn không thể tấn công người đó.''
''Tôi
sẵn sàng trao đổi với những người có quan điểm trái ngược với mình để thảo luận,
điều đó không sao, nhưng khi một người bắt đầu chửi thề hay tấn công tôi để thắng
cuộc tranh luận và nói rằng nếu không đồng quan điểm với họ thì tôi là kẻ thù,
là tà ác, là người kinh khủng hay gia đình tôi kinh khủng, thì những điều đó
không mang đến được gì cho cuộc đối thoại.''
Không
chỉ riêng cá nhân dân biểu Trâm Nguyễn bị tấn công, mà là cả gia đình bà bị gọi
là cộng sản. Bà Trâm Nguyễn cho biết.
''Bố
tôi phục vụ trong quân đội VNCH và phải đi tù cải tạo trong 8 năm dưới chính thể
cộng sản. Nói rằng chúng tôi là cộng sản không chỉ sai, mà còn coi thường giá
trị của chúng tôi.''
''Nhưng
chúng tôi không sợ hãi vì chúng tôi biết mình đang ở phía bên phải của lịch sử.''
Chuyện trò với thương gia Lê Hoàng Nguyên
Ông
Lê Hoàng Nguyên vượt biên, đến Mỹ năm 1979 với một người bà con, khi mới 9 tuổi,
và bố, một sĩ quan VNCH, khi đó, vẫn còn đang bị giam cầm trong trại cải tạo,
còn mẹ ông ở lại để thăm nuôi bố.
Ông
trước là một kỹ sư cơ khí, sau chuyển nghề thành nhà môi giới địa ốc và bảo hiểm
tại thành phố Houston, Texas, đã rất e ngại trước khi đồng ý trả lời BBC News
Tiếng Việt.
''Tôi
đã vô tình dẵm chân vào ổ kiến lửa'', không biết xuất hiện trên báo chí có làm
tệ thêm tình hình không. Ông tỏ lộ sau cuộc phỏng vấn.
Được
hỏi về tấm bảng quảng cáo ''định mệnh'' trên đường Bellaire ở Houston, Texas, với
những hàng chữ Black Lives Matter - ngưng kỳ thị chủng tộc - stop racism, đã
ném đời ông và gia đình vào sóng gió, ông Lê Hoàng Nguyên kể:
''Tôi
thuê cái khung của bảng hiệu này từ 18 năm nay rồi. Mỗi năm chúng tôi thay đổi
nội dung quảng cáo ba bốn lần. Vào giữa tháng Năm, tôi dự định đổi bảng hiệu
thành thông điệp cám ơn những nhân viên y tế tuyến đầu. Còn đang xét lại những
phác họa của công ty thiết kế, thì ngày 25/5 xảy ra.''
Image caption |
''Hôm
ấy là sinh nhật thứ 50 của tôi. Tôi thẫn thờ ngồi xem khúc video chiếu cảnh
George Floyd bị giết bởi người cảnh sát đó trong vòng 8 phút 46 giây. Lúc hấp hối,
ông ấy kêu lên mama, mama.''
''Xem
xong tôi bật khóc. Người bị chèn cổ chết đó có thể là tôi, có thể là một trong
ba đứa con tôi. Tôi tự hỏi mình phải làm gì về điều này.''
''Tôi
đọc thêm về lịch sử, về người da đen. Rồi tôi tìm thấy bài báo của tờ New York
Times nói về việc một nhóm người đấu tranh người da đen năm 1978 đã gửi thỉnh
nguyện thư đến tổng thống để xin cho người tị nạn Đông dương được vào Mỹ.''
Bản quyền hình ảnh Screenshot |
''Năm
1978. Trời ơi!''
''Năm
1978, tôi còn là đứa bé 8 tuổi, đang lang thang ở trại tị nạn. Tôi không hề biết
những người này. Họ cũng không biết tôi, nhưng đã đấu tranh cho tôi. Ý nghĩ đó
khiến tôi nghĩ là mình phải lên tiếng.''
''Thoạt
đầu tôi chỉ định để bảng với hàng chữ ''Ngưng kỳ thị chủng tộc, stop racism''
nhưng tôi quyết định thêm hàng chữ Black Lives Matter, vì với tôi đây là một
phong trào rất đẹp được 50 tiểu bang, 18 quốc gia tham dự, đấu tranh cho tất cả
mọi màu da, mọi người bị kỳ thị.''
Quyết
định rồi, ông vẫn còn phân vân, vì lo sợ lên tiếng như vậy có thể bị một số người
không thích, khiến cơ sở thương mại của mình bị ảnh hưởng. Ông Nguyên cho biết.
''Thế
rồi Houston có một cuộc biểu tình ôn hòa với hơn 60.000 người tham dự. Họ đồng
thanh lên tiếng kêu gọi cho công bằng xã hội, rồi nỗi sợ hãi của tôi biến mất.''
Ông tâm sự.
''Bảng
quảng cáo được treo lên hôm thứ Hai. Tôi đã lái xe đến đó buổi chiều để chụp ảnh
với cái bảng mình rất tâm huyết ấy.''
Bản quyền hình ảnh Lê Hoàng Nguyên Image caption |
''Tối
hôm đó đi ngủ, tôi cảm thấy rất tự hào vì khi cho dựng bảng, tôi có ba mục
đích: a) công khai kêu gọi ngưng kỳ thị chủng tộc; b) khuyến khích giới trẻ lên
tiếng cho những gì mình tin vào; và c) khởi đầu một cuộc thảo luận, dù cho đó
là cuộc thảo luận đầy khó khăn.''
Sáng
thứ Ba khi ông Lê Hoàng Nguyên ngủ dậy thì phone của ông nổ tung, và ông bỗng
thấy mình đang là mục tiêu của một cuộc tấn công ồ ạt, liên tục và kéo dài, cho
đến giờ đã gần hai tuần.
Nhiều
cuộc thảo luận về tấm bảng này xảy ra khắp nơi từ mạng xã hội đến các diễn đàn,
vào cả những cuộc hội thoại. Người ta lên án, sỉ vả và đe dọa ông. Một người dẫn
chương trình cuộc hội thoại được đăng trên Youtube còn hô hào là ''Lê Hoàng
Nguyên phải bị treo cổ.''
Không
ai muốn thảo luận với Lê Hoàng Nguyên hết, ngay cả những người ông quen biết.
Ông
cho biết nhiều người gọi ông là cộng sản, bảo phải kéo tấm bảng xuống trước khi
bị người Việt 'nhổ vào mặt'. Người khác nói ông làm 'xấu hổ triều đại nhà Lê',
và lên tiếng ''từ'' (disown) ông.
Được
hỏi ông và gia đình có sợ trước những đe dọa này không, Lê Hoàng Nguyên trả lời:
''Sợ
thì không sợ, nhưng tôi buồn, rất buồn.''
''Người
phụ nữ chụp hình tấm bảng này đăng lên với lời chỉ trích rồi gửi đi khắp nơi,
là một người tôi coi là bạn. Tuy không là bạn thân nhưng chúng tôi đã từng sinh
hoạt chung với nhau trong cộng đồng, cùng chia sẻ mục đích phát triển giới trẻ
gốc Việt.''
''Bà
ấy biết tấm bảng này là của tôi. Nhưng đã không gọi tôi để hỏi tại sao tôi làm
thế. Bà ấy viết trên Facebook rằng tôi chắc đã 'nhận tiền' của Black Lives
Matter để cho họ đăng thông điệp của họ lên đó.''
''Và
đó là khởi đầu của việc tôi bị đấu tố trên mạng. Mọi người ào ạt vào chửi rủa.
Mọi lời bình vẫn còn nằm nguyên trên mạng lưới internet''
Được
hỏi về tâm trạng trước diễn biến bất ngờ này, ông Lê Hoàng Nguyên tỏ lộ:
''Tôi
sững sờ trước trình độ và cách ứng xử của những người này. Họ không nói tại sao
họ không ủng hộ quan điểm của tôi. Họ lập tức chụp mũ tôi là cộng sản. Lần đầu
tiên tôi hiểu thấm thía hai chữ chụp mũ.''
''Đa
số lời bình được viết bằng tiếng Việt, nhưng cũng có nhiều bình luận được viết
bằng thứ tiếng Anh không chuẩn, cho thấy họ có thể là những người mới đến Mỹ.''
''Tấn
công tàn ác nhất đến từ một nhóm người ủng hộ Trump. Tôi có thể thấy được điều
này khi vào xem Facebook của họ. Lần đầu tiên tôi hiểu thế nào là cuồng-tổng-thống-Trump.
Xem xong tôi mới biết mình đã vô tình làm cho nhóm người mình không hề biết là
họ hiện hữu nổi giận.''
''Thông
điệp của tôi, Black Lives Matter - ngưng kỳ thị chủng tộc, stop racism chỉ cổ động
sự bình đẳng xã hội, đã hoàn toàn được họ hiểu sai là một thông điệp chính trị
nhắm vào một đảng phái.''
Giới ủng hộ bắt đầu lên tiếng
Ông
Lê Hoàng Nguyên cho biết ngay sau khi tấm bảng được dựng lên, nhiều người đã hô
hào kêu gọi tẩy chay cơ sở thương mại của ông:
''Tôi
đã mất vài khách hàng, tuy nhiên thời gian còn quá sớm để biết sự tổn hại sẽ lớn
đến như thế nào.''
Nhưng
không phải mọi người đều tấn công, ông Lê Hoàng Nguyên cho biết.
''Nhiều
sự ủng hộ khắp nơi cũng đang đổ về. Nhiều người tôi không quen biết đã viết
trên Facebook của tôi là họ sẽ bắt đầu hỗ trợ cơ sở thương mại của tôi ngay từ
bây giờ.''
''Một
người khác hỏi tôi có cần họ thiết lập một trang Go Fund Me để giúp không. Những
người có cùng quan điểm đã xuất hiện. Họ là những người trẻ khoảng 30 tuổi.''
Tương
tự, dân biểu tiểu bang Trâm Nguyễn cho biết ngày cũng càng có nhiều người lên
tiếng ủng hộ điều bà đang làm, và số người cùng quan điểm thật ra đông hơn sự
phản đối ồn ào của một nhóm người bà gọi là 'thiểu số lớn miệng' nhiều.
Được
hỏi đã rút tỉa kinh nghiệm gì qua biến cố này, và nếu có cơ hội ngược dòng thời
gian, thì bà có làm khác đi không, dân biểu tiểu bang Trâm Nguyễn trả lời:
''Tôi
nhận được ra rằng chúng ta cần tiếp tục lên tiếng. Nếu không làm như vậy, sẽ
trông có vẻ như người Mỹ gốc Việt đa số là những người ủng hộ Trump và không chống
kỳ thị chủng tộc.''
''Nếu
đi ngược dòng thời gian, tôi vẫn làm như vậy. Vì đây là những điều tôi tin vào.
Lý do tôi ra ứng cử là để đấu tranh cho bình đẳng của tất cả mọi người. Không sự
tấn công nào có thể thay đổi cam kết của tôi với lý tưởng đó.''
Với
cùng câu hỏi, ông Lê Nguyên Hoàng trầm ngâm:
''Ban
đầu khi tất cả những điều này xảy ra, tôi rất tức giận vì họ hiểu lầm, và không
dành thời gian để tìm hiểu lý do tại sao tôi treo tấm bảng đó lên mà lập tức
công khai bức hại tôi.''
''Ban
đầu, khi tự vấn, tôi nói mình sẽ làm y như thế, vì mục đích của tôi rất trong
sáng, đó chỉ là một lời kêu gọi chấm dứt nạn phân biệt chủng tộc đối với tất cả
mọi người. Nhưng thật không may, một số người coi đó là một thông điệp thù ghét
đối với một bên cụ thể'.'
''Nhưng
sau đó nghĩ thêm, tôi biết mình yêu cộng đồng người Việt. Tôi đã tiếp tay xây dựng
nó trong suốt nhiều năm qua, và những gì đang xảy ra với cộng đồng làm tôi đau
lòng.''
''Nếu
được làm lại tôi sẽ vẫn làm điều đó, nhưng tôi sẽ chú ý đến thông điệp mình đưa
ra, và chọn một thông điệp nào dễ được tiếp thu hơn.'' Ông nói.
''Thú
thật, cách đây bốn năm, tôi cũng phản đối phong trào Black Lives Matter, nhưng
sau khi thấy vấn đề mãi vẫn không được giải quyết, và sau khi tốn nhiều thời
gian để nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử, tôi mới thấy mình cần lên tiếng ủng hộ
họ. Lúc chưa tìm hiểu tôi rất kiêu căng, nghĩ rằng họ ở đây đã mấy trăm năm rồi
mà tại sao như thế, còn chúng ta mới ở đây mấy chục năm đã được như thế này.
Lúc đó tôi chưa biết luật Jim Crow là gì, chính sách tống giam
hàng loạt người da đen ra sao.''
"Sau
khi hiểu rõ thêm, tôi đã thay đổi quan điểm.''
''Ở
Mỹ, điều đáng trân trọng nhất của chúng ta là quyền tự do phát biểu. Nhưng phát
biểu không phải là để tạo sự giận giữ, mà phải làm sao để mọi người dễ tiếp thu
điều mình muốn nói. Tôi sẽ cân nhắc thông điệp của mình hơn.''
''Có
thể như thế là tôi sẽ tự kiểm duyệt mình. Có thể lắm. Nhưng tôi sẽ chọn kiểm
duyệt mình một chút vì sự hòa hợp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.''
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire