Trang

11/08/2020

Mỹ có sai lầm trong đường lối chống Cộng?


Thiện Tùng

9/8/2020


Cho đến nay, trong đầu tôi cứ lởn vởn câu hỏi “Mỹ có sai lầm trong đường lối chống Cộng không?”. Theo cảm nhận chủ quan của tôi là có - Mỹ phạm 3 sai lầm dễ thấy nhứt: Một là phá Hiệp định Genève. Hai là “dưỡng Hổ di họa”. Ba là Không thi hành Hiệp định Paris, bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa.


1/ Sai lầm phá hiệp định Gienève

span>

Dwight Eisenhover, Tổng thống Mỹ từ  20/1/1953 - 20/1/1961

Hiệp định Geneve là hiệp định đình chiến nhầm khôi phục hòa bình, chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp, kết thúc chế độ thực dân Pháp trên bán đảo Đông Dương.

 

 Sau 75 ngày đàm phán, Hiệp định được ký vào ngày 20/7/1954, với 2 cam kết quan trọng: Một:“Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia”. Hai: “Công nhận một nước Việt Nam, nhưng tạm thời chia làm 2 miền Nam-Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời, 2 Miền sẽ hiệp thương  tổng tuyển cử thống nhứt đất nước vào tháng 7/1956”.

 

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, nhiều nguồn tin cho rằng, vì sợ “làn sóng đỏ” từ Bắc VN tràn xuống Đông Nam Á, Mỹ chủ trương vô hiệu hóa (phá) hiệp định Genève. Bài viết của Dwight Eisenhover nói khá rõ về việc nầy: « Tổng thống Mỹ khi đó là Eisenhower, sau nầy thừa nhận rằng nếu cuộc bầu cử đó được phép xảy ra, khoảng 80% người dân VN sẽ bầu cho Hồ Chí Minh và xã hội xã hội chủ nghĩa sẽ hình thành, những người Việt mà chúng tôi tiếp xúc đều đồng ý như vậy. Tuy nhiên, Mỹ không cho phép chuyện ấy xảy ra. Thay vào đó, họ quay sang một nhân viên CIA khét tiếng Edward Lansdale, người đã tiến hành sử dụng một sự kết hợp khéo léo giữa sự hối lộ và bạo lực để dựng nên một chính phủ mới ở Sài Gòn, do chính trị gia Công giáo Ngô Đình Diệm lãnh đạo. Ông là người chuyên quyền, gia đình trị, nhưng chống Cộng sản và ủng hộ Mỹ. Vào tháng 10/1955, Lansdale gian lận trong cuộc bầu cử ở miền Nam để cho ông Diệm làm Tổng thống. Cuộc bầu cử toàn quốc bị hủy bỏ. sự phân chia “tạm thời” bây giờ trở thành một giả dụ kéo dài rằng Việt Nam thực sự là hai quốc gia khác nhau…”

 

Nếu Mỹ không để cho anh em Ngô Đình Diệm áp đặt thể chế chính trị “Độc tài gia đình trị” gây nhiều tội ác làm mất lòng dân, lèo lái ông Diệm áp dụng thể chế chính trị “Dân chủ Đa nguyên” sẽ thuyết phục được các tầng lớp nhân dân miền Nam thi, không cần phá Hiệp định Genève chi cho mang tai mang tiếng, cứ để ông Diệm thực hiện Hiệp định, dầu miền Nam có thua cũng chỉ thua hiệp chớ đâu hẳn thua cuộc. Với thể chế chính trị Dân chủ Đa nguyên sẽ “ăn khách”, sớm muộn gì cũng giành được thế thượng phong, loại được thể chế chính trị “Độc tài Cộng sản trị” ở Bắc VN đang tiến hành cải tạo XHCN, khiến cho nhân dân miền Bắc hoảng loạn, hơn 900.000 ngàn người tìm moi cách chạy được vào miền Nam VN.

 

Nếu Việt Nam Cộng hòa không “độc tài gia đình trị” gây nhiều tội ác và thi hành hiệp định Genève sẽ không có cuộc Đồng khởi 1960 của nhân dân miền Nam nổi lên chống “Độc tài và can thiệp Mỹ”, không có cuộc nội chiến ở miền Nam, không có việc Mỹ phài đổ quân vào cứu giúp VNCH dẫn đến cuộc chiến tranh Cục bộ mang tính chất ý thức hệ giữa 2 phe Cộng sản và Tư bản.

 

Cuộc “Nôi chiến lần thứ nhứt” ở Nam VN diễn ra từ 1960 đến cuối 1964 và cuộc “Chiến tranh Cục bộ” giữa 2 phe diễn ra từ 1965 đến 1973 khi có Hiệp định Paris quả là khốc liệt, ước tính có hơn 3 triệu người VN đã chết và hơn nửa triệu quân đội Mỹ và Đồng minh của Mỹ tử trận (đến nay 2 bên chưa xác định số thương vong cụ thể) – Đúng là “Nai dạc móng Chó cũng le lưỡi” chẳng ích lợi gì cho cả các bên?.

 

 2/ Sai lầm về “Dưỡng Hổ di họa”

 

Richard Nixon, Tổng thống Mỹ từ  20/1/1969 - 6/12/1973.

      (Nixon từ chức trước khi có Tổng thống mới (Tổng Ford)


Trong “chiến tranh lạnh” giữa 2 phe Tư bản và Cộng sản đôi bên đều “sợ” nhau. Sợ vô lý, nhứt là phe Tư bản do Mỹ dẫn đầu:

 

Phía Cộng sản (XHCN) trên đà rệu rã: Liên-Xô cho rút những dàn tên lửa ra khỏi Cuba / Các nước trong khối Liên-Xô phân hóa, ở Ba Lan và Tiệp Khắc có những cuộc nổi loạn / Khối liên minh Quân sự Vac-sa-va của phe XHCN phân hóa dẫn đến tan rã, nhường chỗ cho khối Liên minh Quân sự Na-tô của pheTBCN một mình một chợ ở trời Âu / Đảng CSTQ và Đảng CSLX choảng nhau tranh giành quyền làm “anh cả đỏ”/ Kinh tế các nước XHCN nói chung từng bước tuột dốc  khiến cho trật tự xã hội ngày một rối loạn..v.v…

 

Phía Tư bản: Hình thành khối Đồng minh keo sơn / Kinh tế phát triển không ngừng /  Các nước “Không liên kết”(thứ 3) ngày một ngã dần về phía Tư bản / Loài người ngưỡng mộ mô hình Tư bản hơn mô hình Cộng sản.v.v…

 

Tương quan lực lượng giữa 2 phe như thế, lúc bấy giờ, dường như phe Cộng sản rút vào thế thủ, từ từ lụn bại,  phe Tư bản chiếm thế thượng phong. Năm 1972, trước khi đến Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Nixon hòa hoãn và ký hiệp ước về cắt giảm vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo với Liên Xô.

Chủ tịch TQ Mao Trạch Đông tiếpTông thống Mỹ Nixon ở Bắc kinh ngày 21/2/1972

 ( Rạn nứt Trung-Xô, Bắc Kinh xích lại gần nước Mỹ ).

 

Phía Tư bản hình thành khối Đông minh gắn bó, các nước có nền kinh tế phát triển đều nằm bên phía Tư bản. Còn phía Cộng sản, nhứt là Liên-xô và Trung Quốc “sớm nắng chiều mưa” tranh giành ngôi thứ đấu đá với nhau chí chóe, kinh tế ngày một kiệt huệ. Thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc chẳng khác chi con Hổ đói đang thọ bịnh. Vậy thử hỏi vì sao, trong khi cuộc chiến ở Nam VN chưa kết thúc, từ năm 1979, Mỹ lơi dần đi đến bỏ rơi VNCH, bắt  đầu cuộc “đi đêm” với Trung Quốc. Ngày một rõ ra:  Không thể chối cãi, do Mỹ tận tình chăm sóc khiến cho con Hổ hoang ốm đói, bịnh tật trở nên cường tráng, không thể thuần được, chứng nào tật ấy, nó đang loạn rừng xanh.

3/ Sai lầm không thực hiện Hiệp định Paris, bỏ rơi VNCH


Gerald Ford, Tổng thống Mỹ từ  9/8/1974 - 20/1/1977
 

Như đã nói, Đảng CSLX và Đảng CSTQ tuy đồng sàng nhưng luôn dị mộng, ai cũng muốn làm “anh cả đỏ” thì Mỹ cần gì phải dùng sách lược lôi kéo Trung Quốc về mình để làm suy yếu Liên Xô  đang rệu, sắp rã?.  

 

Thay vì đi đêm với TQ “dưỡng Hổ di họa”, theo Hiệp định Paris, Mỹ và Đồng minh của mình cứ rút quân khỏi Nam VN, nhưng không bỏ rơi đệ nhị VNCH, cải tổ chính quyền Quân sự nầy thành thành chánh quyền Dân sự. Để rồi thuyết phục VNCH chấp nhận “hòa giải, hòa hợp dân tộc” như đề xuất của Chính phù Cộng hòa Miền Nam VN thì tốt biết mấy.

 

Chính phủ “Cộng hòa Miền Nam Việt Nam” suốt đường dài đấu tranh theo đường lối “Dân tộc, Dân chủ”; Chính phủ đệ nhị “Việt Nam Cộng hòa” vốn là thể chế chính trị “Dân chủ”. Vậy thì cả hai theo một đường hướng Dân tộc Dân chủ hợp gu quá rồi?. Hai bên hiệp thương bầu ra chính phủ mới mang đầy dủ tính chất Dân tộc Dân chủ để rồi thi đấu với chính phủ Cộng sản Độc miền Bắc. Dầu có thua cũng thua kỳ chớ không thể thua cuộc, ít nhiều cũng giành được số ghế giữ thế chính danh, tạo sự tin tưởng trong dân để ra thi đấu trong những kỳ tiếp theo. 

 

Điều 9 của Hiệp định Paris cho phép Cộng hòa Miền Nam VN và Việt Nam Cộng hòa làm điều đó. Trích nguyên văn văn như sau: 

 

<< Điều 9 của Hiệp định ParisChính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua "tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế". Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoăc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam. Hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam Việt Nam, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực. Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau (được hiểu gồm chính phủ Việt Nam cộng hòa, lực lượng thứ ba, chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam trong vòng chín mươi ngày. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó  bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thương mà thỏa thuận. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phương theo như hai bên miền Nam Việt Nam thỏa thuận. Vấn đề lực lượng vũ trang  ở miền Nam Việt Nam (được hiểu là Quân giải phóng Miền Nam, Quân lực Việt Nam cộng hòa) sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) giải quyết trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, "phù hợp với tình hình sau chiến tranh". Hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) sẽ thảo luận về việc giảm số quân của họ và phục viên số quân đã giảm càng sớm càng tốt. Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập. Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị.

Cuộc Tổng tuyển cử ở miền Nam giữa Công hòa Miền Nam VN với Việt Nam Cộng hòa sẽ diễn ra vào năm 1976. Sau đó hai miền Nam-Bắc mới bàn bạc tính đến việcTổng tuyển cử thống nhứt đất nước Việt Nam.>>.

 

Thế mà, Mỹ không thi hành Hiệp định Paris mà mình đã ký và bỏ rơi Việt Nam Cộng hòa để “đi đêm” với Trung Quốc, phạm sai lầm “Dưỡng Hổ di họa”. 

 

Việt Nam Cộng hòa không thi hành Hiệp định Paris, không chấp nhận “Hòa giải hòa hợp dân tộc” khiến cho cuộc Tổng tuyển cử chính phủ Miển Nam không thể diễn ra, cuộc nội chiến lần thư hai nổ ra trong những năm 1973-1975.. Dư luận thế giới nhận xét nguyên văn:Việt Nam Cộng hòa thực hiện Chiến dịch Lý Thường Kiệt 1975 trước khi phía đối phương tiến hành Chiến dịch Mùa Xuân 1975 nên Chiến dịch Mùa Xuân 1975 mang tính phản kích, thực hiện trả đũa theo đúng Hiệp định Paris. Rốt cuộc, Việt Nam Cộng hòa thua trắng tay vào trưa 30/4/1975”.

 

Theo Hiệp định Paris, năm 1976, Việt Nam Công hòa  Cộng hòa Miền Nam VN hiệp thương, tổng tuyển cử thành lập Chính phủ Liên hiệp ở miền Nam, sau đó mới tính đến việc hiệp thương, tổng tuyển cử thống nhứt đất nước. Giờ đây Việt Nam Cộng hòa không còn nữa, Cộng hòa Miền Nam VN chỉ phải “hiệp thương”(không có tổng tuyển cử) với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Miền Bắc) thống nhứt đất nước. Sau khi thống nhứt, nước mang tên mới “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”, đặt “dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN”- tiền thân của Đảng CSVN là Đảng Lao động Việt Nam.

Hậu quả của những sai lầm nói trên:

 

- Nếu Mỹ không phá Hiệp định Genève thì 2 miền Nam-Bắc VN hiệp thương thống nhứt năm 1956, chiến tranh không thể xảy ra ở VN, hàng chục triệu người của cả 2 phía không đổ máu vô ích  trong cuộc chiến tranh kéo dài 15 năm ở Nam VN (1960-1975)?.

- Nếu Mỹ không hà hơi tiếp sức cho Trung Quốc thì Đảng CSTQ có thể sụp đổ trước Đảng CSLX. Chính nhờ sự trợ giúp của Mỹ,Đảng CSTQ mới sống dai, Trung quốc mới trở thành cường quốc đang hoành hành trên diện rộng và đang tranh giành ngôi thứ với Mỹ?.

 

- Chình Mỹ lo việc “đi đêm” với Trung Quốc, không triệt để thi hành hiệp định Paris dẫn đến: VNCH không giữ nổi để mất quần đảo Hoàng Sa của VN về tay TQ. Hoàng Sa trở thành bàn đạp cho TQ lộng hành ở biển Đông Nam Á (Đông VN) cho đến ngày nay?.

 

- Vì bị Mỹ bỏ rơi, VNCH bị loại ra khỏi vòng chiến. Việc thành lập chính phủ Liên hiệp 2 thành phần ở Miền Nam để thi đấu với miền Bắc bị vô hiệu hóa. Không còn cách nào khác, Cộng hòa Miền Nam VN đành phải chấp nhận “Hiệp chớ không Cử” với miền Bắc. Đây là cơ hội ngàn vàng cho Đảng CSVN áp đặt thể chế chính trị Độc tài Cộng sản trị?.

 

- Nếu Mỹ cùng VNCH thi hành Hiệp định Paris mà mình đã ký thì VNCH không bị loại ra ngoài vòng chiến, nó sẽ cùng với Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành lập chính phủ Liên hiệp thi đấu với miền Bắc, nếu thua cũng thua kỳ chớ không thể thua cuộc, cũng giữ được số ghế nhứt định. Điều quan trọng là giữ được tính chính danh, dùng nghị trường đấu tranh “ai thắng ai” giữa Độc tài và Dân chủ. Tin chắc rằng rốt cuộc phần thắng sẽ thuộc về phía Dân chủ vì nó thuận lòng dân, sẽ không rơi vào cảnh “ăn mày Dân chủ theo kiểu xin-cho với Đảng CSVN như hiện nay?. 

 

Sai lầm thì phải trả giá là tất nhiên rồi, nhưng phải tìm cách giảm bớt tổn thất. Dầu hơi trễ nhưng vẫn còn kịp: Có lẽ Mỹ đã thấy được sai lầm của mình trong việc “Dưỡng Hổ di họa” nên gần đây, dầu khó khăn trong việc đối phó với Virus Corona Vũ Hán, Mỹ đã ra mặt đứng mũi chịu sào đối đầu với Trung Quốc trên mọi lãnh vực, được nhiều nước ủng hộ. Thế là tốt rồi, không nên trách móc, cay đắng với nhau chi nữa chẳng ích lợi gì? Hãy họp sức cùng nhau trừng phạt “Con Hổ hoang Trung Quốc đang loạn rừng xanh”. -/-

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire