Thảo Ngọc
Việc ông ĐBQH Phạm Phú Quốc có quốc tịch đảo Síp tiếp tục bị báo chí đưa lên bàn, mổ xe với những lời lẽ đay nghiến nặng nề. Họ coi đó là hành động phản bội, là tội lỗi không thể tha thứ.
Báo Người Lao Đông có bài: “Đằng sau "quốc tịch đảo Síp" của ông Phạm Phú Quốc là gì”?(1)
Bài báo nhấn mạnh: “Vụ việc Đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc trở thành công dân Cộng hòa Cyprus (Síp) không chỉ là chuyện cá nhân, mà quan trọng hơn là nhận diện ra "phần chìm của tảng băng".
Bài báo trích dẫn: “Điều 4 Luật Quốc tịch 2008 ghi rõ: Công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp có quy định khác với điều kiện tiên quyết là phải được Chủ tịch nước cho phép”.
Ô hay! Họ đọc Luật mà không hiểu Luật. Cái Điều 4 này nói về những người chưa có quốc tịch Việt Nam, như những người nước ngoài, hoặc những người tị nạn trước đây, muốn có quốc tịch Việt Nam . Còn trường hợp ông Phạm Phú Quốc là người Việt Nam, đương nhiên ông có quốc tịch Việt Nam. Nay ông gia nhập quốc tịch Síp, thì liên quan gì đến đến cái Điều 4 này? Cho hay không là quyền của nhà nước Cộng hòa Síp, chứ không phải là quyền của Chủ tịch nước Việt Nam.
Còn “phần chìm của tẳng băng” là gì ư?
Xin thưa: Đó là một cuộc tháo chạy, bề ngoài thì âm thầm kín đáo, nhưng rất quyết liệt của rất nhiều quan chức Việt Nam.
Đó là sự sỉ nhục không hề nhẹ. Khi vào đảng, họ dõng dạc tuyên thệ sẽ suốt đời chiến đấu dưới lá cờ vinh quang của đảng, hứa trung thành với tổ quốc. Nay họ ra đi thì coi như đã phản bội. Họ đã khạc nhổ vào cái họ tưởng là “vinh quang muôn năm”ấy.
Đó là: Họ coi cái thẻ đảng, cái ghế ĐBQH như cái giẻ rách, sau khi đã đớp mập ụ rồi, hoạc khi không còn cơ hội kiếm ăn, thì có thể vứt vào sọt rác bất cứ lúc nào.
Đồng tiền mà ông Quốc dùng để mua quốc tịch Síp, theo như ông nói là do gia đình bảo lãnh chứ không phải mua. Nhưng ai mà tin được lời Vẹm? Rất có khả năng là đồng tiền bẩn, do tham nhũng mà có. Nhưng thử hỏi trong hàng ngũ quan chức hiện nay, có vị nào sạch đâu, chẳng qua là chưa bị lộ đấy thôi. Những kẻ đã bị lộ như Lê Thanh Hải, Tất Thành Cang, hoặc lãnh đạo tỉnh Kiên Giang mới đây, thì coi như huề cả làng, có rụng cộng lông nào đâu mà sợ.
Ngay như ông cựu Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, khi đương chức từng viết sách dạy cán bộ đảng viên với quyển sách nhan đề: “Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tư tưởng trong cán bộ, đảng viên hiện nay”.
Nhưng chính cái ông đảng viên “trong sạch và gương mẫu” ấy, lại là người cầm đầu trong vụ ăn cắp 9.000 tỷ tiền mồ hôi xương máu của dân đó sao?
Nhà báo Lưu Trọng Văn, có kể chuyện tướng Nguyễn Chí Trung, trợ lý TBT Lê Khả Phiêu kể với ông rằng: “Tôi có đề nghị với ông Phiêu công khai ngay danh sách hơn bốn mươi lãnh đạo cao cấp của Việt Nam gửi tiền ở ngân hàng nước ngoài, và truy cho ra tiền ấy từ đâu, ông Phiêu chỉ im lặng”.
Việc ông Phiêu không dám công bố, cũng có thể là ông không dám “húc vào bức tường đá”, cũng có thể sẽ là “thưa ông tôi ở bụi này”.
Thời đó là hơn bốn mươi. Nay chắc phải gấp mấy chục lần rồi.
Bài báo còn đề xuất việc áp dụng qui định, yêu cầu đảng viên, công chức, quan chức phải khai báo đầy đủ thông tin về tài sản, thu nhập, không chỉ của bản thân, mà còn bao gồm cả người thân là vợ, chồng, con cái.
Nhưng xin thưa: Chính TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) hôm 17/6/2018 rằng: “Vấn đề kê khai tài sản cán bộ là vấn đề rất khó, nhạy cảm bởi nó liên quan đến quyền đời tư, quyền bí mật cá nhân”.
Mà cho dù có công khai tài sản đi nữa, thì họ cho vợ con, cha mẹ hoặc người thân đứng tên tài sản đó thì làm gì nhau.
Hiện nay tại Hà Nội hay thành Hồ, số người xếp hàng dài dằng dặc hàng cây số xin visa xuất cảnh sang các nước nhiều vô kể. Ngoài các nước Âu-Mỹ, Úc ra, còn có các nước châu Á như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan… để đi học, nhưng đa số là đi làm. Đó là con đường hợp pháp. Có rất nhiều dân đen đem cả tính mạng mình đánh đổi cho những cuộc ra đi. Sau đó họ mang tiền gửi về gia đình để xây dựng đất nước, mà người ta gọi là kiều hối. Còn quan chức lại ôm tiền vơ vét được đi đầu tư ở nước ngoài, làm giàu cho xứ tư bản.
Lý do tháo chạy của đảng viên quan chức khác với người dân, vì nếu đảng viên quan chức không chạy thì khối tài sản ấy, một khi họ hết quyền lực hoặc bị lộ, thì có nguy cơ sẽ vào lò và khối tài sản có khả năng sẽ về tay thằng khác. Như ông Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể, với những sai phạm động trời cách đây bảy tám năm, thời còn làm Thứ trưởng dưới trướng Đinh La Thăng. Nay bỗng dưng bị đào xới lên. Giờ Thể cá tra đang lo thót tim, chưa biết tính mạng rồi sẽ ra sao. Chắc Thể hối hận và nghĩ rằng, giá như hôi đớp xong mầy vụ kia, cộng thêm vụ đường tránh Cai Lậy xong, mà chuồn thẳng như bà Hồ Thị Kim Thoa, thì bây giờ đâu phải hồi hộp như ngồi trên đống lửa như bây giờ. Bà Kim Thoa sau khi vơ vét được khối tài sản khổng lồ, biết bị lộ thì đã chuồn thẳng sang Pháp. Điều buồn cười là sau khi bà Thoa có quốc tịch Pháp ổn định, thì cái lò tôn ông Trọng mới ra quyết định truy tố.
Bài báo kết luận: “ĐBQH Phạm Phú Quốc, khi bể chuyện, họ hay biện minh cho hành động của mình bằng các lý do "chính đáng": Tìm cơ hội học hành tốt hơn cho con em, tìm chất lượng sống tốt hơn, an sinh xã hội và y tế tốt hơn, tránh ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm cho tuổi già... Nhưng hơn hết, chắc chắn là sự an toàn cho chính bản thân và tài sản họ "tích góp" được.
Rất đúng. Nếu không kịp thời “cao chạy xa bay” thì dù đã về vườn rồi, cũng có ngày bi bắt và bị móc họng, phải nôn những gì đã cướp được ra. Như cựu Thứ trưởng BộGTVT Nguyễn Hồng Trường là ví dụ điển hình.
Cái đau của các vị là không đưa được ông Phạm Phú Quốc ra băm vằm cho hả giận được, vì ông ta từ bỏ hết mọi chức vụ rồi. Thì nay đưa cái thớt ra băm theo kiểu “giận cá chém thớt”.
Báo chí bây giờ chẳng khác gì đàn ruồi nhặng. Khi có mùi thì từng đàn tranh nhau lao vào bưng bô bợ đỡ đám quan chức. Nay thất thế thì quay lại đốt vào mông ngựa, chỉ là gãi ngứa mà thôi.
Chú thích:
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire