Trang

16/11/2020

RỪNG

Thiện Tùng - 14/11/2020


Thiện Tùng: Khi sinh ra, cha mẹ tôi đặt chết danh Đào văn Tùng.  Khi tham gia kháng chiến, Nhà sư “VC”(1) Thích Thiện Hào mớm ý: “Để khỏi lộn Tùng nầy với Tùng khác, ta đặt cho mi tên Thiện Tùng có chịu không?”. Tôi nói: “Nghe sao nặc mùi Phật?”. Ông Hào lý giải: “Chỉ tùng thiện chớ không tùng ác”. Khi tham gia làng viết, nhớ lại lời ông Hào, tôi lấy  lấy bút hiệu “Thiện Tùng”một bút hiệu duy nhứt nầy xài cho tới ngày nay. Tôi đã và đang sa vào cảnh thiện thương, ác ghét.


Tôi tham gia viết văn, viết báo, viết luận các loại và đôi khi cũng làm thơ. Căn cứ vào chất và lượng những “sản phẩm”  mình tạo ra, nếu  chấp nhận làm đơn xin, ít ra tôi cũng được một “nhà” nhứt định nào đó. Nhưng không, tôi muốn mình “vô gia cư”.

Gần một tháng qua, từ khi bão lũ miền Trung xảy ra (06/10 đến nay 15/11/2020), phải nói rất…rất nhiều người nói về rừng bị tàn phá. Gần như tất cả những người có ý kiến về rừng mà tôi nghe thấy, trước họ tên, nếu không Thủ tướng, Bộ trường thì cũng các chữ viết tắt GS, PGS, TS. Còn tôi chỉ gọn lỏn có ba chữ Đào văn Tùng thì tôi phải chấp nhận “gối rơm theo phận gối rơm, có đâu dưới thấp mà chồm lên cao”?. Không chồm lên cao để sánh vai với các vị trưởng thượng. Khi nghe/thấy các vị nói về rừng có gì đó “hơi sai sai” (lời của Ksor HBơ Khăp phát ở nghị trường QH), tôi vẫn thấy mình có quyền được nói nhận thức của mình, chỉ mang tính chất tham khảo.


Đâu là sự thật?

- Mới đây thôi, hôm 2/11/2020, khi tham gia thảo luận với các đại biểu quốc hội, Thủ tướng Nguyển Xuân Phúc khẳng định: “… Qua khảo sátcác khu vực bị sạt lở ở Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế đều còn từ 80% đến 90% thảm thực vật. Ông khẳng định chắc nịchSạt lở là do tác hại của… thiên nhiên…”.

- Thảo luận tại nghị trường QH hôm 3/11/2020, một số đại biểu cho rằng, nguyên nhân thiên tai nặng nề đang xảy ra ở miền Trung là do mất rừng. Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường nói: “Tổng diện tích rừng hiện nay là 14,6 triệu hecta, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu hecta, rừng trồng là 4,3 triệu hecta. Kết quả này là sự cố gắng vượt bậc. Năm 1990, Việt Nam chỉ có 9 triệu hecta rừng, lúc đó hệ số che phủ chỉ 27% mà trong vòng 30 năm, hệ số che phủ đã đạt gần 42% (cao hơn nhiều mức trung bình của thế giới là 29%).

Về việc giữ rừng tự nhiên, Bộ trưởng Cường còn đổ lỗi khách quan: “Rừng tự nhiên không thể phục hồi như ngày xưa, bởi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ đã rải 77 triệu lít thuốc hóa học hủy hoại 2 triệu ha rừng của miền Trung”.

..v.v…

Bản đồ khu vực vùng 3 biên giới trước 1975 (bên trái) và hiện trạng (bên phải): nhiều diện tích rừng của Việt Nam đã bị phá trụi, trong khi tại Lào và Campuchia vẫn xanh tốt. Nguồn: Google Earth & National Geospatial-Intelligence Agency. Đường biên giới do Google Earth cung cấp chỉ để tham khảo.

Ông Phúc nói: “Qua khảo sát…”. Vậy, tổ chức hay cá nhân nào khảo sát mà thủ tướng Phúc dựa vào đó đưa ra thông số lạc quan như nói trên?  Chớ: 

- Hội nghị Khoa học tổ chức ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng) trong hai ngày 11 và 12/11/2019, ông Oemar Idoe, trưởng nhóm các dự án môi trường, biến đổi khí hậu, nông nghiệp về hội nhập kinh tế khu vực, cho hay: “Năm 2019, Việt Nam đã đạt 14,6 triệu hecta đất có rừng với độ che phủ ước đạt gần 42%. Song trên toàn lãnh thổ quốc gia VN, những khu rừng nguyên sinh còn nguyên chỉ 0,25%. 

- Còn khái niệm hay định nghĩa về rừng để kể công của bộ trưởng Xuân Cường thì, liền sau đó, GS Nguyễn Ngọc Lung, Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, phản  biện khéo: “Rừng tự nhiên (nguyên sinh) thì 90% nước rơi xuống không chảy tràn trên mặt nữa mà thấm sâu dưới đất. Nếu một cơn mưa bình thường kéo dài 1 - 2 giờ với lượng mưa khoảng 100 mm thì không có nước chảy tràn trên mặt, hết cơn mưa là mặt đất không có nước mà nó theo rễ cây thấm sâu vào lòng đất trở thành nước ngầm, không còn khả năng gây lũ ống, lũ quét”. 

 Một khuynh hướng đáng lo ngại, chưa thấy giới trí thức, học giả nào phản biện lại nhận thức sai về rừng của bộ trưởng Cường. Như ghi nhận vừa kể trên, ông Cường cho rằng: “cây trồng mới cũng là rừng”.

Hãy nghe học giả thế giới định nghĩa và nói tính năng của rừng:

- Năm 1952, M.E. Tcachenco phát biểu: “Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lý, trong đó bao gồm một tổng thể các cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình, chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài”.

- Năm 1974, I.S. Mê-lê-khôp cho rằng: “Rừng là sự hình thành phức tạp của tự nhiên, là thành phần cơ bản của sinh quyển địa cầu”.

- chưa  ưng  ý với hai học giả trên, nhiều học giả nhứt trí với nhau Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt Trái Đất, giữ vai trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa khí hậu, tạo ra oxy, điều hòa nước, nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm”.

 - Có ý kiến bổ sung về cấu trúc rừng: Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần thể thực vật rừng theo không gian và thời gian”.

- VN định nghĩa và phân loại rừng:  “Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất, bởi chúng có nhiều cây xanh, mà cây xanh trong quá trình quang hợp đã hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí oxi, đây là nguồn cung cấp phần lớn oxi để đảm bảo sự sống của con người và các loại sinh vật khác trên Trái đất. Việt Nam phân ra 2 loại rừng:  “Rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng phòng hộ chắn sóng, gió và lấn biển”.

 Về rừng, học giả thế giới bổ sung qua lại như thế đã “một rõ mười”. Vậy thì bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường  cho rằng: “Các loại cây chuyên canh được trồng mới trên đất được xem là rừng” là sai?. Nếu sai vì yếu kém chẳng nói mà chi, cố tình sai để “ăn gỗ cổ thụ” thì không thể dừng ở mức thi hành kỷ luật Đảng?.

 Ông Cường nói: “…Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đế quốc Mỹ đã rải 77 triệu lít thuốc hóa học hủy hoại 2 triệu ha rừng của miền Trung”.

Không biết ông Cường có phải người chứng kiến hay chỉ nghe nói?. Chớ tôi là người trong cuộc, tuy trong kháng chiến không ra miền Trung, chủ yếu là ở Nam bộ, có đôi ba lần đi công  vụ đến Nam Tây nguyên. Việc Mỹ rải hóa chất thì bất kể rừng hay vườn, nơi nào nghi có “VC” (Việt Cộng) ẩn náo thì họ đều rải, không phân biệt vùng đồng bằng hay rừng núi. Chất dioxin màu da cam gì đó tôi không rõ, chớ hóa chất màu trắng đục như sữa, chính xác là tôi 3 lần bị máy bay Đa-co-ta rải dính đầy người. Khi bị, nhảy xuống sông tắm, lên lấy loại cây cỏ nào không bị héo vò xức là ổn, hết sần da. Thực tế cho thấy, hóa chất màu trắng đục nầy không diệt cây là chỉ làm rụng lá cây. Khi cây rụng hết lá, nó ra nhánh lá non xum xuê hơn - như được vô phân. Chiến tranh đôi bên sát phạt nhau là lẽ tất nhiên. Tôi bị Mỹ bắn bị trọng thương - thương binh 71%. Mắc mớ gì tôi lại bình thường hóa việc Mỹ rải loại hóa chất nầy?!.  

Sau khi Bộ trưởng Cường lên án Mỹ “rải 77 triệu lít hóa chất diệt 2 triệu hecta rừng miền Trung”,  trong cuộc trà đàm, những chiến hữu của tôi đều chung xét đoán: “Chắc ông Cường nầy là một trong những chuyên gia chủ trương phá rừng lấy gỗ nên mới đổ lỗi khách quan để chạy tội như thế”. (mời xem hình ảnh phá rừng đính kèm dưới)

Vái trời, tôi không bị đột quỵ, tôi sẽ viết cụ thể hơn về Rừng phòng hộ đầu nguồnrừng phòng hộ chắn sóng, gió và lấn biển mà Việt Nam đã phân loại.   -/-

Chú thích

(1) Mỹ và Việt Nam Cộng hòa gọi: Lực lượng  thuộc Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam là “Việt Cộng” (VC), gọi lực lượng miền Bắc chi viện cho miền Nam là “Cộng sản Bắc Việt”.

 

----------

 

 Xem thêm hình ảnh cảnh phá rừng

Tan hoang rừng phòng hộ A Lưới: Cây xẻ tại chỗ, gỗ nằm ngổn ngang khắp nơi. Nhiều cây đã bị xẻ thành tấm, chờ mang ra ngoài.

21/09/2018  11:01 GMT+7

 

Rừng phòng hộ A Lưới bị tàn phá không thương tiếc. Ảnh chụp ngày 17/9 


Một thân gỗ lớn lâm tặc chưa kịp vận chuyển

Gỗ được xẻ ngay tại chỗ

 



Nhiều cây gỗ lớn bị đốn hạ tại tiểu khu 297 lâm tặc chưa kịp vận chuyển

Gỗ nằm dọc theo khe suối

Hai cây lớn đã bị đốn, còn trơ gốc



Dấu chặt ở một thân cây lớn chưa kịp đốn hạ




Dọc hai bên tuyến đường là gỗ đã xẻ phách nằm thành bãi

Giá đặt máy tời


Lán trại lâm tặc nằm ngay trong rừng



Khúc gỗ có đường kính gần 1m vứt chỏng chơ trong rừng




Cây gỗ còn tươi do lâm tặc mới đốn hạ

 



 Ghê chưa ?!

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire