Trang

20/01/2021

“Bầu-Bí thương nhau”

18/01/2021

 

Thiện Tùng : "Tôi không có ác ý, không vạch lá tìm sâu và cũng không có ý định gây thù chuốc oán giữa 2 dân tộc Việt-Mỹ mà ngược lại thì có.. Những hình ảnh thảm sát ở Mỹ Lai dưới đây do nhiếp ảnh gia Harberle chụp tại hiện trường trước kia, nay ông dùng nó để vận động cứu trợ, hàn gắn được phần nào hay phần ấy vết thương mà quân đội   Mỹ gây ra đối với người dân Việt Nam vô tội ở Mỹ Lai năm xưa – một việc làm tuy nhỏ nhưng nó có ý nghĩa lớn."



Cách đây 53 năm, theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia): “Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai thuộc xã Sơn Mỹ, quận Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi), các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm sát hàng loạt 504 dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Trước khi bị sát hại, nhiều người trong số các nạn nhân còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn, đánh đập hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể[. Sự kiện thảm khốc này đã gây sốc cho dư luận MỹViệt Nam, và thế giới, hâm nóng phong trào phản chiến và là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ khỏi Việt Nam năm 1972.

 

Vụ thảm sát đã bị che giấu, trong báo cáo của quân đội Mỹ ghi rằng họ đã "tiêu diệt 128 binh lính kẻ thù mà không chịu bất cứ thương vong nào". Cho tới cuối năm 1969, vụ việc mới bị phát hiện. Tuy nhiên, tòa án Mỹ đã không kết tội bất cứ sĩ quan hay binh lính Hoa Kỳ nào sau vụ thảm sát này, ngoại trừ một chỉ huy cấp trung đội là William Calley bị tuyên án chung thân, nhưng chỉ 1 ngày sau, Tổng thống Mỹ ra lệnh ân xá và Calley chỉ phải chịu quản thúc tại gia 3 năm rưỡi”.

 

Trung úy William Calley ra tòa án quân sự vào năm 1970. Ảnh: Corbis

Có chi dùng nấy, cựu nhiếp ảnh gia chiến trường Ronald Harberle, tác giả của những bức ảnh nổi tiếng về vụ thảm sát Mỹ Lai (Quảng Ngãi) vào ngày 16//03/1968. Harberile trình ra những bức ảnh người dân dân Mỹ Lai bị sát hại thảm sát thảm thương  nầy, để rồi, ông  đứng ra sáng lập tổ chức thiện nguyện mang tên Renew, lạc quyên tiền cứu trợ dân miền Trung Việt Nam bị bão lũ. Tính đến nay tổ chức nầy đã vận động được hơn 28.000 USD  từ hơn 110 người Mỹ. Số tiền quyên góp được nầy đã chuyển cho Hội chữ Thập đỏ tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 15/01/2021 để phân phối cứu giúp cho người dân bị thiệt hại vì bão lũ vừa qua.

 

Cựu nhiếp ảnh gia Mỹ nầy được báo chí Việt Nam dẫn lời, Ông nói: “Thực sự  xúc động trước những hình ảnh các trận sạt lở đất và nước lũ dồn người dân lên mái nhà nên chúng tôi đã chia sẻ thông tin với người dân Hoa Kỳ và kêu gọi quyên góp để giúp đỡ người dân miền Trung Việt Nam”.

 

Từ câu nói của Harberle, tôi thấm thía hơn, hiểu rộng mở hơn câu dân gian truyền tụng: “Bầu ơi thương lấy Bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” – Bầu- Bí tuy khác giống nhưng cùng chủng loại dây leo, sống chung trên một giàn phải biết thương nhau. Cũng như người Mỹ và người Việt  tuy khác chủng tộc nhưng cũng là con người chung sống trên trái đất nầy phải biết tôn trọng và thương mến nhau?.

 

Đã là chiến tranh, hai bên “có sừng có mõ gõ với nhau” sát phạt nhau khi đụng độ là chuyện tất nhiên, còn người dân chỉ là nạn nhân của cuộc chiến, không bên nào được ỷ thế cậy quyền giết hại họ?.

 

Tôi không có ác ý, không vạch lá tìm sâu và cũng không có ý định gây thù chuốc oán giữa 2 dân tộc Việt-Mỹ mà ngược lại thì có.. Những hình ảnh thảm sát ở Mỹ Lai dưới đây do nhiếp ảnh gia Harberle chụp tại hiện trường trước kia, nay ông dùng nó để vận động cứu trợ, hàn gắn được phần nào hay phần ấy vết thương mà quân đội   Mỹ gây ra đối với người dân Việt Nam vô tội ở Mỹ Lai năm xưa – một việc làm tuy nhỏ nhưng nó có ý nghĩa lớn.

 

1/ Những bức ảnh Quân đội Mỹ “giận dao chém thớt”, thực hiện 3 sạch: giết sạch, đốt sạch, phá sạch” đối với thường dân ở làng Mỹ Lai, tỉnh Quảng Ngãi.   

Trực thăng Bell UH-1D Iroquois của quân đội Mỹ hạ cánh xuống một bãi đất trống tại thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, ngày 16/3/1968. Sau sự kiện Tết Mậu Thân (tháng1/1968), tình báo Mỹ cho rằng tiểu đoàn 48 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã ẩn náu tại làng Sơn Mỹ. Lục quân Mỹ quyết định tổ chức một cuộc tấn công lớn vào những thôn bị nghi ngờ. (Ảnh: Getty)

 

Trực thăng Mỹ nã đạn vào những bui cây để yểm trợ bộ binh VNCH trong cuộc tấn công vào một căn cứ của Quân Giải phóng  (Ảnh AP/Horst  Faas)
 

Lính Mỹ dồn phụ nữ và trẻ em vào một góc trước khi xả súng."Những gia đình tụm lại ẩn nấp trong các căn lều hoặc hầm tạm, bị giết không thương tiếc. Những người giơ cao hai tay đầu hàng cũng bị giết... Phụ nữ bị cưỡng bức hàng loạt. Lính Mỹ đánh đập, tra tấn những người quỳ lạy xin tha bằng báng súng và đâm họ bằng lưỡi lê", BBC mô tả cảnh tượng của cuộc thảm sát. Ảnh: Getty

 

"Em bé Napalm" - bức ảnh gọi tên thời đại

(hiện nay em bé trở thành bà bé sông ở Canada)


Xác 3 thường dân Việt Nam nằm giữa một con đường làng sau khi trúng đạn. Lính Mỹ dùng súng, lưỡi lê hoặc lựu đạn để giết chết dân thường. Thiếu úy William Calley ra lệnh cho binh sĩ xả súng vào các "địa điểm tình nghi có đối phương". Những dân thường đầu tiên bị giết hoặc bị thương bởi các loạt đạn không ngừng. Ảnh: Getty

Ngọn lửa nhanh chóng thiêu rụi ngôi nhà tranh của người dân làng Mỹ Lai. Ảnh: Getty


“Giận dao chém thớt”, gặp là giết, thây phơi khắp xóm làng Mỹ Lai.



Trong khi đó, đại úy Ernest Medina, chỉ huy cuộc thảm sát Mỹ Lai, ra lệnh cho binh sĩ Mỹ đốt nhà, giết vật nuôi, tàn phá các loại cây trồng và thực phẩm, theo BBC. Ảnh: Getty



Theo BBC, lính Mỹ đã giết 504 người, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, trong vụ thảm sát. Trong khi đó, chỉ một binh sĩ Mỹ bị thương do trúng đạn của đồng đội. 8 năm sau vụ việc, tháng 3/1971, người duy nhất bị kết án là thiếu úy William Calley vì phạm tội ác chiến tranh. Số người thiệt mạng dưới họng súng của Calley là khoảng 22 người. Ông ta chỉ phải ngồi tù 3 năm rưỡi với hình thức quản thúc tại gia. Ảnh: National Archives

Lính Mỹ ngồi nghỉ sau nhiều giờ xả súng điên cuồng. Vào ngày 5/12/1969, tạp chí LIFE đã đăng toàn bộ seri ảnh của nhiếp ảnh gia Haeberle cùng câu chuyện đằng sau những tấm hình. Cả thế giới khi ấy bàng hoàng trước cuộc tra tấn, hành hạ dân thường ghê rợn của lính Mỹ tại đất nước cách xa họ nửa vòng trái đất. Sự kiện thảm khốc này đã gây sốc cho dư luận, hâm nóng phong trào phản chiến và là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự triệt thoái của quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam những năm sau đó. Ảnh: National Archives. (TH/Zing)

Báo Mỹ tố cáo tội ác vụ thảm sát Mỹ Lai sau 45 năm

Tháng 3.2013, tạp chí Life của Mỹ đã đăng lại toàn bộ những bức ảnh do một nhiếp ảnh gia quân đội Mỹ ghi lại trong vụ thảm sát xảy ra ngày 16.3.1968 tại làng Mỹ Lai, tỉnh Quảng Ngãi khiến hàng trăm phụ nữ, trẻ em Việt Nam thiệt mạng.

Sau 40 năm, thiếu úy William Calley xin lỗi và nói trong nghẹn ngào: Ngày nào tôi cũng hối hận về những việc đã xảy ra tại Mỹ Lai Việt Nam năm 1968 ! " . 

Sau khi lẩn trốn dư luận trong nhiều thập kỷ, William Calley xin lỗi công khai về tội ác ông gây ra ở Mỹ Lai. Ảnh: AFP


------

 

NGƯỜI ĐÀN ÔNG BỊ OAN LÂU NHẤT NƯỚC MỸ ĐƯỢC BỒI THƯỜNG

21:14 | Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

 

Một người đàn ông Mỹ vừa được chính quyền nước này tuyên bố sẽ bồi thường hơn 1 triệu USD vì trước đó bị kết án oan và phải ngồi tù 39 năm vì tội giết người.


Năm 1975, ông Ricky Jackson (ảnh), 58 tuổi cùng 2 người bạn thân là Wiley Brigeman và Kwame Ajamu đã bị kết tội giết người. Nhưng tháng 3-2014, nhân chứng Eddie Vernon đã rút lại lời khai của mình trước đây gần 40 năm khi thừa nhận rằng, anh ta chưa từng chứng kiến vụ giết người nào và bị buộc phải khai như vậy. Tuy nhiên, mãi tới cuối năm ngoái, ông Ricky Jackson mới được trả tự do cũng như được hủy toàn bộ bản án. Theo đó, Thẩm phán Tòa án bang Ohio đã quyết định bồi thường cho ông Ricky Jackson hơn 1 triệu USD cho suốt 39 năm tù oan. Số tiền này sẽ được trích từ trong ngân sách của bang. Tòa án bang Ohio còn cho biết, ông Ricky Jackson là người bị án oan lâu nhất từ trước tới nay trên đất Mỹ. 

------

2/ Vụ thảm sát ở xã Thanh Phong, huyện Thạnh phú, tỉnh Bến Tre

Bob Kerrey 2006


Cũng theo Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia): “Thảm sát Thạnh Phong là sự kiện xảy ra ngày 25 tháng 2 năm 1969 tại Khâu Băng (ấp Thạnh Hòa, xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre), lực lượng biệt kích SEAL của quân đội Mỹ, do Bob Kerrey chỉ huy, giết hại 21 thường dân gồm người già, phụ nữ và trẻ em trong khi truy tìm một cán bộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam.

 

Sau cuộc thảm sát, Bob Kerrey được tặng thưởng huân chương Sao Đồng (Bronze Star) do "kết quả của cuộc tuần tiễu là 21 Việt Cộng bị giết, hai căn nhà bị phá hủy, và thu được 2 vũ khí".

 

Năm 2001, Tạp chí New York Times và chương trình 60 Minutes II của đài truyền hình Mỹ CBS đã thực hiện một loạt phóng sự về sự kiện trên.

 

Nhóm biệt kích gồm Kerrey dẫn đầu và 5 lính khác. Theo lời kể của các nhân chứng, đầu tiên, đội biệt kích của Kerrey vào một nhà dân, dùng dao giết những người trong nhà. Theo Gerhard Klann, một thành viên trong nhóm, những người này gồm 2 ông bà già và 3 đứa cháu dưới 12 tuổi. Kerrey nhận trách nhiệm cho các vụ giết người này với tư cách chỉ huy đội. Ông nói với tạp chí New York Times rằng "Quy trình tiêu chuẩn là phải loại bỏ những người mà chúng tôi chạm trán" (Standard operating procedure was to dispose of the people we made contact with).

 

Sau đó, theo lời của Kerrey, đội biệt kích thấy có súng bắn từ giữa làng nên bắn trả từ xa, kết quả là chỉ tìm thấy các xác chết là phụ nữ và trẻ em. Còn Gerhard Klann và nhân chứng người Việt là bà Phạm Thị Lãnh (hai người được phỏng vấn độc lập) cùng khẳng định rằng đơn vị lính Mỹ không hề bị tấn công, và các nạn nhân đã bị tập trung lại để bắn bằng súng máy tự động ở cự li gần.

 

Theo lời kể bà Bùi Thị Lượm, nạn nhân duy nhất sống sót sau thảm sát Thạnh Phong, không có ai khác may mắn sống sót trong đêm đó. Trong số 21 người chết, có một người cô và một người mợ đang mang thai. Nếu tính cả thai nhi chưa lọt lòng, con số chính xác là 23 nạn nhân.

 

 “Đêm đó, tôi đang ngủ thì nội gọi. Tôi bò ra cửa hầm thì thấy mọi người ngồi chụm lại với nhau, lính biệt kích bao quanh. Rồi đột ngột bọn chúng bắn từng loạt."

 

"Đêm đó ở Thạnh Phong, không có người đàn ông nào có mặt, chỉ có người già, phụ nữ, trẻ nhỏ đứng trân mình trước làn đạn.  Nhiều người chết mà chẳng còn lành lặn. Có người già chết mà tay vẫn chắp trên trán như đang quỳ lạy.”

 

"...ba đứa bé là cháu nội ông Bùi Văn Vát đã ẩn nấp trong ống cống này nhưng vẫn bị lính biệt kích Mỹ sát hại."

 

Theo hiện vật trưng bày tại Bảo tàng di chứng chiến tranh tại TP HCM về vụ thảm sát, có một số ảnh và một ống cống, mô tả chỗ mà ba đứa trẻ đã trốn trước khi bị tìm thấy và giết.

 

Từ 8 giờ đến 9 giờ đêm ngày ngày 25/2/1969 một nhóm thủy quân lục chiến Seal Rangers [sic] (một trong những đội được lựa chọn tốt nhất của quân đội Mỹ) dẫn đầu bởi Đại úy Hải quân Bob Kerrey tiến vào Xóm 5, làng Thạnh Phong, huyện Thanh Phu, Tỉnh Bến Tre. Chúng cắt cổ ông Bùi Văn Vát 66 tuổi và bà Lưu Thị Cảnh 62 tuổi, và lôi ba đứa cháu của họ ra từ chỗ trốn ở một ống cống, giết hại và mổ bụng moi ruột một đứa. Sau đó nhóm lính này tàn sát các gia đình khác, giết chết 15 dân thường, bao gồm cả phụ nữ đang mang thai, moi bụng một em gái. Người sống sót duy nhất là một em gái 12 tuổi tên Bùi Thị Lượm bị thương ở chân. Phải đến tháng 4 năm 2001, Thượng nghị sĩ Bob Kerrey mới thú nhận tội ác của ông ta với cộng đồng quốc tế.

 

Bob Kerrey làm Thống đốc bang Nebraska từ năm 1983 đến 1987, Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện cho Nebraska(1989–2001). Từ khi rời Thượng viện Mỹ, ông làm Hiệu trưởng New School, một trường đại học ở thành phố New York. Năm 2016 ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Tín thác trường Đại học Fulbright Việt Nam. Ngày 25/5, Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) chính thức được thành lập, là cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động không vì lợi nhuận. Bob Kerrey giữ cương vị chủ tịch hội đồng quản trị trường.

 

Báo mạng Zing đặt câu hỏi về việc chọn cựu Thượng Nghị sĩ Bob Kerrey, người từng tham gia vụ thảm sát Thạnh phong làm chủ tịch Đại học Fulbright mới được mở tại Việt Nam. Gregory L. Vistica viết cho New York Times hồi năm 2001 cho biết: "Trong chiến tranh Việt Nam, Kerrey là một đại úy hải quân và từng tham gia vào một trong những vụ thảm sát đẫm máu ở xã Thạnh Phong của Bến Tre vào năm 1969, giết nhiều phụ nữ và trẻ em". Sau đó, Thượng Nghị sĩ Kerrey gửi lời xin lỗi tới Zing qua email: "Tôi đã xin lỗi người Việt về những gì tôi gây ra trong chiến tranh và giờ tôi xin lỗi lại một lần nữa. Một cách chân thành và cùng những nỗi đau của ký ức mãi mãi ám ảnh, tôi xin lỗi những người mà tôi đã gây hại”. Bob Kerrey nói ông đã vận động để thành lập trường này từ đầu thập niên 1990 nhưng nay 'sẵn sàng rút lui'.       

***

3/ Tướng Cảnh sát Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Ngọc Loan hạ sát Nguyễn văn Lém (Bảy Lôp) năm 1968

 

Lực lượng an ninh VNCH áp giải chiến Việt Cộng Nguyễn văn Lém (còn được gọi là Bảy Lốp) trên đường phố Sài Gòn vào ngày 1/2/1968, khoảng thời gian đầu cuộc Tổng tiến công tết Mậu Thân (Ảnh AP/Eddie Adams).


Anh đã bị giám đốc cảnh sát quốc gia, tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu và chết ngay sau đó. Tấm ảnh nầy đã châm ngòi cho một làn sóng phẩn nộ của người dân Mỹ (Ảnh AP/Eddie Adams)

Tướng Nguyễn Ngọc Loan cất khẩu súng của mình sau

khi thực hiện vụ giết người (Ảnh AP/Eddie Adams)


 ---------

 

Khi ba sự kiện thảm khốc vừa kể trên vỡ lẽ, gây sốc cho dư luận MỹViệt Nam và thế giới, hâm nóng phong trào phản chiến và là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự triệt thoái của quân đội Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam năm 1972.

 

Người biểu tình tại Berkeley, California tuần hành phả đối cuộc chiến tại Việt Nam vào tháng 12/1965 (Ảnh AP)
 
Người biểu tình phản đối chiến tranh, tập hợp bên hồ Phản chiến tại Washington DC ngày 21/10/1967 (Ảnh AP).


Lời kết

 

Dân gian có câu: “Có hơn không, có chồng hơn ở góa”- Dầu 2 ông William Calley  Bob Kerrey biết và nhận lỗi muộn màn, nhưng có nhận còn hơn không?. Của ít lòng nhiều, trong khi nhân dân miền Trung nói chung, Quảng Ngải nói riêng đang lận đận vì nạn bão lũ, cựu nhiếp ảnh gia Ronald Harberle “có chi dùng nấy” để lạc quyên tiền cứu trợ dân miền Trung. Cả người vận động và người đóng góp tiền có lòng nhân ái đáng nễ trọng, mang đầy dủ ý nghĩa “Bầu-Bí thương nhau”. -/-  

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire