Trang

11/03/2021

“Bất tuân dân sự”- bửu pháp kháng Độc tài

Thiện Tùng

9/3/2021

Bà Suu Kyi và Tư lịnh Quân đội Myanmar Min Aungf Halaing – Ảnh Reuters

Ngày 8/11/2020, Myanmar (Miến Điện – Miến) tổ chức bầu cử, Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi thắng cử với 83% phiếu bầu. Ngày 1/2/2021, trong cuộc họp Quốc hội bàn thảo lập ra chính phủ Dân sự, phái Quân đội Miến đảo chính với lý do  bầu cử gian lận. Tổng thống Win Myint và bà Suu Kyi cùng một số thành viên Đảng Tư do vì Dân chủ bị bắt quản thúc.


 Hành động phạm pháp của phái Quân đội Miến, gần như nhân dân cả nước Miến “bất tuân dân sự” nổ ra nhiều cuộc biểu tình bất bạo động phản đối đảo chính, đòi thả bà Suu Kyi và những người cùng bị bắt. Thế là hơn tháng qua xã hội Miến rơi vào cảnh khủng hoảng nghiêm trọng.

 

Bà Suu Kyi cùng những thành viên trong đàng cầm quyền NLD đã bị Quân đội bắt giữ vào ngày 1/2/2021 – Theo Reuters.

Quân đội Myanmar đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào thứ Hai và cho biết quyền lực đã được chuyển giao cho Tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing – Theo Reuters. 

Ai mà không thấy, không biết: Những nước theo thể chế chính trị Dân chủ, mọi người “sống, hành động theo pháp luật” thường yên ổn. Những nước theo thể chế chính trị Độc tài, giới cầm quyền buộc dân chúng “sống hành động theo pháp luật”, còn mình thì “sống, hành động ngoài vòng pháp luật luật”. Chính sự bất công ấy, các nước theo thể chế chính trị Độc tài, tuy quy mô có khác nhau, nhưng dân chúng cũng “bất tuân dân sự”, xuống đường biểu tình bất bạo động chống áp bức bất công  chớ đâu phải chỉ có riêng ở Miến.

 

Dường như lịch sử thế giới đã sang trang: Chiến tranh lạnh giữa 2 phe Tư bản và CS đã lịm dần và sẽ tắt ngấm do chủ thuyết Cộng sản lỗi thời tự hủy, tự tiêu. Thay vào đó bằng cuộc đấu tranh một mất một còn  giữa hai khuynh hướng Dân chủ và Độc tài  mang tính chất “ai thắng ai” đang diễn ra không kém phần gay gắt.

 

Trước sự hung hăng, thô bạo giết người không gớm tay của phái Quân đội Miến, dư luận xã hội đang mong muốn Liên hiệp quốc và Hội đồng Bảo an sớm dùng sức mạnh quân sự trừng trị phái Quân phiệt Miến nầy.   

 

Riêng tôi nghĩ, việc Hội đồng Bảo an dùng sức mạnh quân sự trừng phạt phái Quân phiệt Miến khó có thể xảy ra. Bởi,  trong thường trực Hội đồng Bảo an có Trung Quốc, Nga… thuộc phái Độc tài, đang ngầm ủng hộ phái Quân phiệt Miến. Được biết, theo quy chế,  chỉ cần 1 trong số thường trực HĐBA bỏ phiếu chống (phủ quyết) là Hội đồng Bảo an không ra được nghị quyết động binh. Không ra được nghị quyết động binh thì không được động binh.

 

Vậy thì Độc tài muốn làm mưa làm gió gì làm hay sao? -  Không đâu, những nhà Xã hội học cao siêu từng nói: “Cách mang phải tự thân, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”. Đã có bùa trừ Độc tài, đó là dân chúng đồng loạt nổi dậy “bất tuân dân sự”- dùng sức mạnh số đông biểu tình bất bạo động chống áp bức bất công khi nó xảy ra.

 

Sử sách còn ghi: Đế quốc Anh từng tự hào "Mặt Trời nước Anh không bao giờ lặn" vì thuộc địa Anh có khắp nơi trên thế giới, sức mạnh nước Anh là vô đối. Vậy mà đành chào thua “thánh ôn hòa” Gandhi với đấu pháp “bất tuân dân sự”, nhân dân trên khắp nước Ấn xuống đường đấu tranh bất bạo động với yêu sách “đòi cung cấp muối”. Không chiệu nổi áp lực biển người, Anh buộc phải trao trả độc lập cho Ấn, Gandhi không tốn một viên đạn. Nhân dân Miến  đang áp dụng bửu pháp “bất tuân dân sự” khiến cho phái Quân phiệt Miến đang bị động, lúng túng trong đối phó, nội bộ  phân hóa, nhứt là Cảnh sát và Quân đội bắt đầu phản chiến.

 

“Bất tuân dân sự” bằng cách  dân chúng dùng sức mạnh đông người biểu tình bất bạo động. Đó là  hành động chính nghĩa, hợp pháp, không phải dân chúng chống lại pháp luật mà chống lại nhà cầm quyền vi phạm pháp luật.

 

“Bất tuân dân sự” ảnh hưởng dây chuyền, không dừng lại ở dân thường mà dần dần thức tĩnh những người ít nhiều còn có lương tri trong bộ máy cầm quyền, nhứt là lực lựng Cảnh sát và Quân đội, lực lượng  thừa lịnh trên chạm trán với dân, hiểu nỗi khổ đau của dân hơn ai hết.  Họ sẽ nghĩ về thân/số phận của mình:

 

- “Từ nhân dân mà ra, do tiền thuế của dân cung cấp mọi mặt”. Khi trắc ẩn nổi dậy trong lòng,   họ sẽ “phàn chiến” - nếu không đứng về phía nhân dân thì ít ra củng không ra tay đán áp nhân dân.

 

 - Có câu “Làm ác gặp ác” (tích ác phùng ác). Không phải đợi khi chết mới trả giá mà phải trả giá khi khi chưa kịp chết: “Vỏ quít dày có móng tay nhọn”, anh dựa thế cậy quyền gây đau khổ cho tôi hoặc gia đình, thân bằng thuộc tôi, thì tôi cũng tìm mọi cách trả oán?. Anh có thể tự bảo vệ cho bản thân chớ không thể bảo vệ gia đình và người thân của mình?.  Anh hại người thân tôi, tôi sẽ tìm mọi cách hại người thân anh – dù biết làm như vậy mang tính tiểu nhân, nhưng khi cùng đường không còn cách nào khác?.

 

- Những kẻ cầm đầu chế độ, đến nước cùng, nhiều lắm họ  chỉ đùm túm vợ con bí mật bôn tẩu, bỏ mình lại thì biết ăn làm sao, nói làm sao với dân -  thà chết sướng hơn?.

 

..v.v…

 

 

Ở Việt Nam, thiên hạ đã truyền miệng cho nhau đoạn văn vần cảnh báo – đúng hơn là cảnh cáo:

 

Công an, Thuế vụ, Kiểm lâm,

trong ba thằng ấy, đâm thằng nào?

Kính thưa chiến sĩ, đồng bào…,

trong ba thằng ấy, thằng nào cũng đâm.

 

Đã đến lúc cả “3 anh” phải xét lại mình,  xem vì sao thiên hạ đòi đâm như thế ? .

 

Với bất kỳ thề chế chính trị Độc tài nào cũng cai trị bằng bạo lực. Cai trị bằng bạo lực là mất lòng dân khiến cho dân chúng nổi loạn. Để ngăn chận nổi loạn, giới cầm quyền thể chế Độc tài chỉ có cách duy nhứt là phải bám lấy Cảnh sát và Quân đội để bảo vệ chế độ. Khi Cảnh sát và Quân “phản chiến” thì  chế độ Độc tài chỉ còn “bó tay.com. 

 

Lực lượng vũ trang bao gồm Công an và Quân đội. Lực lượng vũ trang “phản chiến” không còn là cá biệt:

 

- Ở Miến Điện, cho đến hôm nay 7/3/2021, đã có 19 Cảnh sát cơ động bỏ nhiệm sở chạy sang Ấn độ tỵ nạn, và còn có hơn 600 Cảnh sát cơ động khác bỏ vũ khí, phương tiên gia nhập vào những đoàn biểu tình chống phái Quân đội đảo chánh, đòi thả bà Suu Kyi và những người bị bắt.

Đàng nói hơn, “dòi trong xương dòi ra”, hôm 7/3/2021, có thêm tin không vui cho chính quyền Quân phiệt Miến: Lữ đoàn 5 của Liên minh Quốc gia Karen (KNU) tuyên bố hợp tác cùng quốc tế chống lại nhà cầm quyền Quân phiệt Miến Điện. Bang Karen, một trong những Liêng bang Miến Điện phản đối cuộc đảo chính, tiếp nhận các quân nhân rời bỏ nhà cầm quyền Quân phiệt, che chắn cho người biểu tình. Đây chính là bàn đạp giúp cộng đồng quốc tế có điểm tựa làm áp lực với  chính quyền Quân phiệt Miến Điện”. Việc: “Tiếp nhận các quân nhân rời bỏ nhà cầm quyền Quân phiệt, che chắn cho người biểu tình là cái tát nẩy lửa đối với nhà cầm quyền Quân Phiệt Miến?.

Hơn 600 cảnh sát ở Myanmar bất ngờ đổi phe, tuyên bố phản đối chính quyền quân sự  đảo chình, tham gia biểu tình với dân,  trong khi nhiều cảnh sát khác vượt biên trốn sang Ấn Độ  (Ảnh: Irrawaddy)

  -  Ở Ukraine, năm 2014, trước áp lực biểu tình “bất tuân dân sự” của dân chúng, tổng thống độc tài Yanukovich trốn chạy sang Nga. Cảnh sát cơ động mang tên Phượng Hoàng như rắn mất đầu,  quỳ gối trước dân xin lỗi và xin tha tội chết.

Những cảnh sát chống bạo động của Ukraine tối 24/2/2014 quỳ gối và cúi đầu xin lỗi người dân ở thành phố Lviv - Ảnh Reuters


-  Ở Việt Nam, sự kiện tranh chấp đất ở xã Đồng Tâm chẳng hạn, 38 Cảnh sát cơ động chống lịnh đàn áp dân giữ đất, chấp nhân cho dân bắt về giam lỏng ở nhà Văn hóa xã Đồng Tâm suốt hơn tuần lễ mà không một ai bỏ trốn. Chạnh lòng thương, dân chăm lo bữa ăn, giấc ngủ như chăm sóc người thân của mình.

Khi trao trả,Trung đoàn phó Trung đoàn Cảnh sát cơ động Hà Nội Phạm Văn Trung Cảnh, đại diện cho Đoàn, chắp tay tạ ơn trước nhân dân xã Đồng Tâm. Ảnh  báo Tuổi Trẻ


Việc dân chúng xuống đường biểu tình “bất tuân dân sự” cũng đã diển ra ở nhiều quốc gia Độc tài  khác như Thái Lan, Hồng Kông, Nga..v.v..…Hễ  “có áp bức thì có đấu tranh”.Áp bức bất công” sản sinh ra “bất tuân dân sự”. Áp bức và đấu tranh chống áp bức luôn là tỷ lệ thuận với nhau. Đàn áp bằng bạo lực chẳng khác chi đổ thêm dầu vào lửa. Dùng chiến thuật biển người  “Bất tuân dân sự” biểu tình bất bạo động là bửu pháp chống Độc tài hữu hiệu nhứt. -/-

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire