Trang

09/10/2021

Những “bài học” chống dịch của Việt Nam

Thiện Tùng

7/10/2021

 

Dịch COVID-19 xuất phát từ Vũ Hán cuối năm 2019. Vũ Hán nguyên thuỷ là lãnh địa của sắc tộc Hán, một sắc tộc đã và cầm quyền ở Trung Quốc . H là Hán, gọi CoV-H cho gọn. Tính đến nay (7/10/2021), Dịch CoV-H  đã xâm nhập vào Việt Nam 4 lần. Ba lần trước, Việt Nam trừ khử chúng dễ dàng.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Khi CoV-H bắt đầu tái xuất hiện lần thứ tư, sáng 17/3/2021, tại cuộc họp trực tuyến do Thường trực Chính phủ tổ chức, tham dự gồm có Ban Chỉ đạo quốc gia và     Ban chỉ đạo 63 tỉnh, thành chuyên sâu về công tác phòng chống dịch CoV-H, GS.TS Nguyễn Thanh Long, bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu chia sẻ với cuộc họp 10 bài học kinh nghiệm phòng chống dịch CoV-H ở nước ta với những nội dung tóm tắt:

 

Thứ nhất, đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, Chính phủ….  

Thứ hai, đó là việc huy động vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, thực hiện nghiêm túc huấn thị của Tồng Bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọngchống dịch như chống giặc”…  

Thứ ba, đó là việc huy động được sức mạnh của toàn dân trên cả nước phòng chống dịch … 

Thứ tư, đó là việc huy động toàn bộ hệ thống Y tế vào cuộc, chuẩn bị cho cuộc chiến cam go đầy thách thức, chủ động trong giám sát, xét nghiệm, hiệu quả trong điều trị, các chiến sĩ áo trắng sẵn sàng đi vào tâm dịch phục vụ công tác điều trị…

Thứ năm, chúng ta đã sớm huy động lực lượng quân đội, biên phòng, công an chủ động tham gia vào công tác phòng, chống dịch ngay từ đầu…  

 Thứ sáu, đó là lực lượng và mặt trận ngoại giao đã tích cực chủ động, đưa vị thế của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch lên cao trên trường quốc tế.  Ngay từ đầu chúng ta đã tích cực hỗ trợ các nước về trang thiết bị phòng hộ, kist xét nghiệm, khẩu trang…. Chuyến hàng hộ trợ đầu tiên sớm đến Vũ Hán…

Thứ bảy, đó là bài học minh bạch về thông tin truyền thông. 4T sáng tạo cho ra đời những bài hát, thơ, ca, hò, vè…  cỗ vũ cho công tác phòng chống dịch…

Thứ tám, đó là sự phối hợp nhịp nhàng có trách nhiệm của các bộ, ngành… trong công tác phòng chống dịch dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch…  

Thứ chín, đó là bài học về đảm bảo an sinh xã hội. Ngay từ những thời điểm khó khăn, Việt Nam vẫn đưa ra những gói an sinh xã hội, và có thể nói rằng việc này đã tác động sâu sắc đến việc chăm lo an sinh xã hội…

Thứ mười, đó là sự chủ động trong chuỗi cung ứng, chủ động về khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch…  

Vui mừng trước thắng lợi đã qua, xuất hiện những phát biểu đầy vẻ cao hứng, tự hào, tự mãn khiến người đời khó quên:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  để nhẹ 1 câu: “Mây đen bao phủ bầu trời, nhưng mặt trời vẫn chiếu sáng trên đất nước Việt Nam”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để nhẹ 2 câu đượm vẻ mai mỉa: “Nếu những cột điện bên Mỹ có chân chúng sẽ tìm đến Việt Nam” - khi nước Mỹ lâm nặng nạn dịch. Và “Việt Nam hãy chuẩn bị chỗ cho những con Đại bàng lót ổ” -  khi nhiều công ty Mỹ định tháo chạy khỏi Trung hoa lục địa.

Đúng là “thần khẩu hại xác phàm”, Mỹ dễ tính họ bỏ qua, còn Trung Quốc ghét cay ghét đắng về câu nói sau của ông Phúc. Thế là CoV-H đến Việt Nam lần thứ tư nầy mang biến thể Dalta, lây lan nhanh trên diện rộng, không chỉ ở các tỉnh phía Bắc mà nó đổ bộ vào Nam, trước tiên vào Sài thành, trung tâm kinh tế cả nước, rồi lan ra cả Nam bộ, làm cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào vực thẩm.

Tham khảo chỉ tiêu nộp ngân sách quốc gia do Mai Hoa thông tin, đăng trên trang Dân Quyền.VN:

<<Kỳ họp Quốc hội tháng 9/2021, ban hành Nghị quyết 129/2020/QH14 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021, xác định rõ tỷ lệ phần trăm được giữ lại của 63 tỉnh thành. Cụ thể,16 địa phương có tỷ lệ điều tiết chỉ được giữ lại gồm: Tp.HCM (18%), Hà Nội (35%), Bình Dương (36%), Đồng Nai (47%), Vĩnh Phúc (53%), Bà Rịa-Vũng Tàu (64%), Quảng Ninh (65%), Đà Nẵng (68%), Khánh Hoà (72%), Hải Phòng (78%), Bắc Ninh (83%), Quảng Ngãi (88%), Quảng Nam (90%), Cần Thơ (91%), Hưng Yên (93%), Hải Dương (98%). 47 tỉnh còn lại được giữ 100% >> (Thông tin  nầy đăng trên báo VnEconomy).


Bổn cũ soạn lại: Tiếp tục thực hiện biện pháp “Chống dịch như chống giặc”do Tổng Trọng đề ra. Và áp dụng triệt để trên phạm vị toàn quốc chỉ thị 16 do Thủ tướng Phúc sáng tác theo nguyên tắc: “Gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh” vẫn không trừ khử được CoV-H với chủng loại Dalta. Thủ tướng Phạm Minh Chính thay vị trí Vũ Đức Đam làm trưởng Ban phòng chống Dịch cấp Trung ương. Vốn là một trung tướng Công an, quen dùng bạo lực, ông Chính áp dụng chỉ thị 16 có nâng cao (16+) bất chấp đạo lý và pháp lý, hòng tiêu diệt dịch sớm nhứt, nhanh nhứt như “cấm chợ ngăn sông; rào đường chặn lối, ai ở đâu ở đó; vào từng ngõ, gõ tường nhà, rà từng đối tượng; moi mũi móc họng từng người để tìm hung thủ..v.v và .v.v…”. Thế mà suốt hơn 2 tháng trời cường  độ hoành hành của CoV-H chỉ có tăng chớ không giảm, tỷ lệ tử vong phá kỷ lục quốc tế. Số tử vong so với số ca dương tính (F0): Tử vong bình quân trên thế giới 2,1%.Tử vong ở Việt Nam 2,5% - cao hơn bình quân tử vong thế giới 0,4%.

 

Hội nghi lần thứ 4/khoá 13 Trung ương Đảng, trong phiên họp ngày ngày 4/10/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Ban chỉ đạo phòng chống dịch nói rõ kết quả và những hạn chế… trong chống dịch. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thay mặt Ban nầy ca 5 câu về sự thành công trong chống dịch:

 

1/ Biện pháp phong toả theo Chỉ thị 16 có hiệu quả thiết thực…

 

2/ Thủ tướng quyết định giãn cách hàng chục tỉnh, thành là đúng đắn, sáng suốt…

 

3/ Điều động nguồn nhân lực (300.000 lượt)  các loại lực lượng chi viện cho Miền Nam là đúng đắn, kịp thời…

 

4/ Phân cấp, phân quyền cho các cấp tổ chức thược hiện là đúng đắn, cần thiết, nhứt là việc xác định “phường, xã, cơ quan, đơn vị… là những pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ”…

 

5/ Thực hiện chiến lược vaccine quyết liệt, kịp thời, mang lại hiệu quả thiết thực…

 

Nhìn chung, về cơ bản, chúng ta đã kiểm soát tốt tình hình dịch bịnh trên toàn quốc- ông Long khẳng định.

 

Trước dịch bịnh tiếp tục lan tràn, dân chúng kêu than thảm thiết; trước sự dợm chạy của nhiều công ty có vốn nước ngoài; trước “mục tiêu kép” bị phá sản cả hai, Nhà cầm quyền buộc phải xuống thang nới lỏng giãn cách ( xen như phủ định chỉ thị 16) để ổn định kinh tế-xã hội. Nếu để dân tình nổi loạn, kinh tế sụp đổ thì thể chế chính trị cũng sụp đổ theo, đó là lý do nhà cầm quyền buộc phải vội vã xuống thang trong khi  chưa kiểm soát được dịch bịnh.

 


Không biết nhà cầm quyền có nhận ra hay không: Những gói hay tiền cứu trợ phần lớn đến với những người có hộ khẩu (định cư), còn những người tạm cư sống chiu nhũi trong những nhà trọ, hang cùng ngõ hẽm, phần lớn không có đăng ký hộ khẩu thì làm sao phường, xã biết hết mà phát hàng, tiền cứu trợ. Suốt mấy tháng trời bị phong toả, thất nghiệp, thiếu thốn, đói khát…Khi xả phong toả, họ xem mình như chim, cá… được “phóng sinh”, tìm mọi cách “ta về ta tắm ao ta, dầu trong dầu dục ao nhà đã quen”. Dầu họ là những người tạm cư, nhưng phần lớn họ là những công nhân chính hẩu, thiếu họ, nhà mày xí nghiệp sẽ thiếu công nhân, nếu không phá sản cũng phải thu hẹp, ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách quốc gia chớ chẳng phải chơi đâu?.

 

Những người tạm cư rời Sài Gòn và Bình Dương về các tình Tây Nam bộ- Ảnh Facebook


Qua tìm hiểu, được biết, những dòng người nầy rời bỏ Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương có nhiều lý do, trong đó có khủng hoảng niềm tin. Tư do đi lại, cư trú… là quyền công dân được Hiến định? Ngăn họ lại không được đâu, chỉ thêm lây nhiễm chéo bịnh dịch CoV-H ?  -/-

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire