Thiện Tùng
16/12/2021
Vòng tay lớn cưu mang trẻ mồ côi. Ảnh biểu tượng |
Trăng buồn còn có bạn sao,
Tôi buồn chẳng có bạn nào trăng ơi!
Trăng treo lơ lửng giữa trời,
Còn tôi sống giữa cuộc đời buồn tênh!
Người ta vá áo bằng kim,
Mẹ ơi!...Con hỏi vá tim bằng gì?!
(cháu Ngô thị Thoa mồ côi mẹ)
“Đại dịch Covid-19 đã tạo ra một cuộc khủng hoảng lớn trên toàn cầu. Trong đó, việc tổn thương tâm lý của trẻ em không may bị mồ côi cha, mẹ do dịch bệnh gây ra, cần được sự quan tâm đúng mức”- Đó là đề xuất của GS.TS Huỳnh Văn Sơn , Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, một đề xuất thể hiện ý thức Trách nhiệm và tính Nhân văn đối với học sinh mồ côi cha hay me hoặc cả hai.
Dịch COVID 19 liên tục biến thể, còn đang diễn biến phức tạp, người chết vì Dịch sẽ tăng thêm, trẻ mồ côi vì Dịch cũng sẽ tăng theo. Hiện tại thế giới có hàng triệu trẻ mồ côi, riêng nước Mỹ có đến 120.000 trẻ, Việt Nam chưa có số thống kê, chỉ biết riêng TPHCM có đến 1.500 trẻ.
1/ Muốn biết nỗi khổ của những đứa trẻ mồ côi cha mẹ đến cỡ nào, tôi lên mạng gõ “Trẻ mồ côi vì Covi?” được đáp ứng biết bao là hình ảnh xé ruột tan lòng. Có lẽ do thần kinh tôi quá yếu, một số hình ảnh dưới đây nó cứ hiện về trong giấc ngủ của tôi, nó làm cho tôi mất ngủ, biếng ăn, xuống cân - từ 50 xuống còn 44kg.
Các cô chú còn có chỗ chạy, còn con biết chạy về đâu ! - Ảnh minh hoạ |
Các nhà hảo tâm đồng hành cùng hai chị em Nguyễn Ngọc Thảo Nhi, Nguyễn Đỗ Đăng Khoa cùng em họ Nguyễn Bảo Tiến mất người thân trong dịch COVID-19 đến năm các em đủ 18 tuổi - Ảnh: HÀ THANH |
Hai chị em Ngọc Tuyền, Đăng Trường trong ngôi nhà của mình ở đường An Dương Vương, phường An Lạc A, quận Bình Tân, sáng 18/9. Ảnh: Anh Tú |
Hai anh em Phan Tuấn Kiệt và Phan Gia Lạc (TX Thuận An, Bình Dương) đứng trước di ảnh ba mẹ. |
Em Nguyễn Ngọc Đan Thanh - học sinh lớp 5/6 Trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (Q.12, TPHCM) ôm di ảnh của ba trong đám tang ngày 16/8/2021 |
Một bé trai người Philippines khuôn mặt buồn rười rượi, trong tay ôm chiếc gối in hình bố mình đã chết vì đại dịch Covid-19. (Ảnh AP/Aaron Favila) |
Ba số phận khác nhau, đang khổ đau khi nhìn những kỷ vật cha mẹ để lại |
Em Q.Anh vẫn được hàng xóm nuôi dưỡng sau khi mẹ mất và được một BS bảo trợ lo việc học - VŨ PHƯỢNG |
Những trẻ em rơi vào cảnh mất người thân vì đại dịch - Ảnh: Tường Nguyên |
Đến lúc này, 4 anh chị em Nguyên Định vẫn chưa chấp nhận được sự thật mình vừa mồ côi mẹ. Mỗi lúc anh chị nhắc đến mẹ, Như Định đều cố gắng kìm nén cảm xúc để không bật khóc |
Bé Châu và anh em bé Khánh - Ảnh: D.QUÝ - T.KIÊN |
Anh Thạch Ủ (quận Tân Phú, TP.HCM), làm thợ hồ bị mất việc từ nhiều tháng qua, cùng các con đi nhận hàng tiếp tế. Anh rơi vào cảnh gà trống nuôi con khi vợ mất do COVID-19 - Ảnh: DUYÊN PHAN |
Do lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát không cho vào nên đội vận chuyển tro cốt phải chờ ven đường để bàn giao cho gia đình. Ảnh: nhân vật cung cấp. |
*
2/ Muốn biết Nhà cầm quyền và Xã hội quan tâm, chăm lo cho số trẻ mồ côi nầy thế nào, tôi tìm lên mạng, còn gì vui hơn, khi thấy những vòng tay nhân ái đã, đang và sẽ bảo bộc những đứa trẻ bất hạnh nầy, thể hiện trọn vẹn câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Vòng tay lớn cưu mang trẻ mồ côi - Ảnh biểu tượng |
TP Hồ Chí Minh thăm hỏi, tặng quà cho trẻ có cha, mẹ mất do Covid-19. Ảnh: Việt Dũng |
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên tặng quà trung thu cho em L.H.H.T. Ba của T. qua đời vì Covid-19 - LINH LINH |
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi tặng quà cho trẻ mồ côi |
Giám đốc Công an TP.HCM tặng quà cho 3 trẻ mồ côi vì dịch COVID |
Thiếu tá Nguyễn Trung Kiên cho biết, anh sẽ làm mọi cách cách để bé Châu được sống cùng với người thân, gia đình. |
Thiếu tá Kiên gặp bé Châu tại khu nhà trọ ở phường Tân Phú, TP Thủ Đức, hôm 8/8/2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp. |
*
3/ Trong những vòng tay lớn, hiện có vòng tay lớn hơn cả, đó là vòng tay của Công ty FPT.
Chiều 17/9/2021, trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ về ý tưởng FPT xây dựng trường nuôi dạy 1.000 trẻ mồ côi do COVID-19, ông Trương Gia Bình, chủ tịch HĐQT Công ty FPT cho biết: “Chúng tôi cam kết nhận 1.000 em mất cha mẹ và đào tạo liên tục trong 20 năm tới, theo mô hình “Thiếu sinh quân” chi phí mỗi năm dự kiến 80 tỉ đồng. Sau 24 giờ kể từ khi lên ý tưởng, chúng tôi đang lập bàn thảo cách thức triển khai, vận hành, chương trình giảng dạy… để có thể sớm đi vào hoạt động. Chúng tôi cam kết giúp các em học tập theo chương trình phổ thông, đại học FPT và học lên cao hơn nếu có nguyện vọng”.
Hệ thống trường học FPT tại Đà Nẵng – Ảnh: FPT |
Ông Bình nói: “FPT mong muốn tạo ra một môi trường để các em được học tập, rèn luyện, giúp đỡ các em trưởng thành, biến đau thương thành sức mạnh trở thành người có ích cho xã hội và chinh phục những đỉnh cao”.
Ông Bình tâm sự: “Nhưng thực ra ở đây cũng có một chút lý do cá nhân. Hồi máy bay Mỹ ném bom miền Bắc trong chiến tranh, tôi mới 8 tuổi, rời gia đình về nông thôn. Tôi nhớ mãi đó là thời kỳ của đói rét, của những đêm không ngủ được vì nhớ cha mẹ. Nhưng đó lại là những năm giúp tôi trưởng thành nhanh chóng, rèn giũa tính tự lập, là nền móng để trưởng thành về sau”.
4/ Thay lời kết bằng những câu thơ xé lòng của cháu Ngô thị Thoa, mồ côi mẹ, đoạt giải nhứt “Cuộc thi tuổi học trò”:
Trăng buồn còn có bạn sao,
Tôi buồn chẳng có bạn nào trăng ơi!
Trăng treo lơ lửng giữa trời,
Còn tôi sống giữa cuộc đời buồn tênh!
Người ta vá áo bằng kim,
Mẹ ơi!...Con hỏi vá tim bằng gì?!
(cháu Ngô thị Thoa mồ côi mẹ)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire