Trang

31/12/2021

“Nếu tôi không dựa vào Trung Quốc thì dựa vào ai?!”


Thiện Tùng

 24/12/2021

 

Theo lời mời của quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, sáng 21/12, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chính thức thăm Campuchia (CPC) trong 2 ngày 21 và 22/12/2021.

Gì nữa thì không biết, chớ về mặt hính thức, lãnh đạo CPC đón tiếp lãnh đạo Việt Nam, ngoài rất trọng thể, còn một chi tiết khó có thể cho là sự trùng hợp ngẫu nhiên, đó là trang/sắc phc của 2 vị đối trọng khi giao tiếp giống nhau một cách lạ thường. Những hình ảnh dưới đây đã nói lên 2 điều đó.


Chủ tịch nước VN Nguyễn Xuân Phúc thăm Campuchia .Ảnh TTXVN.


Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni chủ trì lễ đón và cùng Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc tiến về Cung điện Hoàng gia. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni tại Cung điện Hoàng gia Campuchia. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Hun Sen. Ảnh: TTXVN.

 

Lịch sử ghi nhận Việt, Campuchia, Lào là 3 nước Đông Dương, đã từng sát cánh bên nhau chống xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ. Dù Đông Dương nằm chung trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) nhưng trong chiến tranh, 3 nước Đông Dương tách ra riêng. Khi hoà bình lập lại, mãi đến năm 1995, do Việt Nam dẫn đầu, cả 3 nước cùng gia nhập khối ASEAN cho đến nay. Khi làm thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc đọc diển văn  nhắc lại mối tình Việt , CPC, Lào. Thay vì nói nguyên chữ, ông Phúc nói mối tình “Vờ, Cờ, Lờ” khiến thiên hạ ngơ ngác không biết ông Phúc đang ám chỉ mối tình nào, ngẫm mãi mới hiểu ra, ông nói 3 chữ viết tắt “Viêt, CPC, Lào”.

 

Đã là 3 nước anh em, đều sống chung trên một dòng sông, tại sao Thủ tướng Phạm văn Đồng buông ra câu văn vần: “Việt-Lào hai nước chúng ta, tình sâu như nước Hồng Hà-Cửu Long”?. Sao Cụ Đồng không ghép CPC vào? - Có lẽ do CPC không phải là Cộng sản thứ thiệt, tuy đồng sàng nhưng đôi khi dị mộng.

 

Khi biết tin Chủ tịch nước Việt Nam sẽ sang thăm Campuchia, ngày 13/12/2021, báo Khmer Times có bài viết thắc mắc, với nội dung tóm tắt: “Mỹ là nước đòi CPC thực hiện dân chủ, nhưng lại có quan hệ cực kỳ thân thiết với Việt Nam cộng sản… Mỹ thúc giục CPC giảm quan hệ với Trung Quốc (TQ), nhưng không đưa ra phương án thay thế tương xứng nào. Tại sao Mỹ cấm vận vũ khí và còn có ý định cấm vận kinh tế đối với CPC do vi phạm nhân quyền và thiếu dân chủ, trong khi Việt Nam còn thiếu dân chủ hơn CPC nhiều, mà Mỹ vẫn o bế, chẳng những xoá cấm vận vũ khí mà còn quan hệ giao thương với quy mô rộng lớn với Việt Nam?!...  Xử sự thiếu bình đẳng nầy của Mỹ thực sự đã gây “sốc” đối với Campuchia”.    

 

Để góp phần may ra gở bớt “sốc” cho tờ Khmer Times, tôi có một số ý kiến vắn tắt không ngoài sự thật như sau:

 

-- Việt Nam đã đa phương, đa dạng hoá với tầm cao, đã hợp tác “toàn diện”, hợp tác “chiến lược” với nhiều nước trên thế giới theo phương châm “mềm nắn, rắn buông”, “hoà nhập chớ không hoà tan” (lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng). Còn Campuchia các anh dường như không “cỡi mở” thiếu“linh hoạt” trong đi ngoại, nên hơi bị cô lập. Bởi vậy, Thủ tường Hun-Sen mới than: Nếu tôi không dựa vào Trung Quốc thì tôi dựa vào ai?!

 

Nếu tôi không dựa vào Trung Quốc thì tôi dựa vào ai?!


"Nếu tôi không dựa vào Trung Quốc thì tôi sẽ dựa vào ai?" – Đó là tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen phát biểu đáp trả những ý kiến cho rằng CPC đang dựa vào TQ tại Hội nghị quốc tế lần thứ 26 về tương lai châu Á hôm 20/5/2021 vừa qua.

 

Ngày sau đó, 21/5/2021, trả lời báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Triệu Lập Kiên bình luận: "Chúng tôi đánh giá cao tuyên bố của Thủ tướng Hun Sen...."

 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Ảnh: AFP


-- Đâu phải chỉ riêng CPC mà VN cũng dựa vào TQ. CPC dựa TQ chủ yếu về lợi ích kinh tế, chớ VN dựa vào TQ vì ý thức hệ chính trị, luôn vì “đại cục” và giao thương kinh tế với quy mô lớn - chỉ sau Mỹ. Chuyện quan hệ với TQ thường hay lâm cảnh “sớm nắng chiều mưa”. Không nói chi xa, hiện tại đây thôi: Chỉ cần với lý do ngăn ngừa dịch bịnh lây lan, TQ đóng cửa biên giới, hàng ngàn xe nông sản VN ùn ứ tại biên giới 2 nước suốt mấy tuần qua, nông sản hư thúi còn nước đổ bỏ !  -Người ta thường nói: “chơi dao có ngày đứt tay” là vậy đó.

5.500 xe nông sản Việt Nam ùn ứ tại cửa khẩu Lạng Sơn chiều 11/12/2021.Ảnh: Hải quan Lạng Sơn cung cấp.

-- Việt Nam đã từng tuyên bố không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ Quân sự trên đất nước mình, còn CPC bị Mỹ và các nước phương Tây cáo buộc rằng: “CPC cho TQ bí mật đặt căn cứ Quân sự trong rừng thuộc tỉnh Kok Kông và đập bỏ 2 nhà Mỹ xây cho trước đây để mở rộng cảng Hải quân Ream tại Sihanoukville”.

Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh. Ảnh: HENG CHIVOAN

Phía Mỹ thì dựa vào thông tin tình báo và hình ảnh chụp từ vệ tinh cáo buộc “CPC cho TQ đặt căn cứ Quân sự”. Còn ông Tea Banh, Bộ trường Quốc phòng CPC, hôm 2/7/2019 phân trần đại ý rằng: “Sau khi vương quốc CPC đề nghị Mỹ tiếp tục trợ giúp để CPC mở rộng căn cứ Hải quân Ream, Mỹ không đáp ứng. Vì vậy, CPC mới nhờ Trung Quốc chi viện để thực hiện kế hoạch chuyển căn cứ hải quân này tới một khu vực khác để mở rộng năng lực căn cứ Hải quân của mình chớ không phải cho Trung Quốc đặt căn cứ Quân sư”.

Đôi bên cứ đổ qua đổ lại như nước chảy qua cầu?. Theo tôi nghĩ, tốt hơn hết, để cho rõ ngô khoai, CPC nên cho Quốc tế thanh sát thực tại thì mọi chuyện sẽ sáng tỏ chớ có khó gì đâu?.

Vị trí căn cứ Hải quân Ream


-- Trung Quốc đang tìm mọi cách chiếm trọn biển Đông Nam Á (Đông Việt Nam, Tây Philippine, Bắc Indonesia, Malaysia…), còn Phương Tây nói chung, Mỹ nói riêng quyết tâm bảo vệ đường hàng hải huyết mạch xuyên theo chiều dọc biển Đông Nam Á (ĐNA) để nối kết Thái Bình dương và Ấn Độ dương. Đây là cuộc đấu tranh nảy lửa, không khoan nhượng giữa một bên (TQ) vì lợi ích cục bộ với một bên vì lợi ích toàn bộ (do Mỹ cầm đầu).

Việt Nam và Philippine (Phi) nằm theo chiều dọc biển ĐNA. Nếu TQ thu phục được VN thì Phương Tây nói chung, khó bảo toàn nguyên trạng đường hàng hải ở Biển ĐNA. Và nếu TQ thu phục được Phi thì coi như về cơ bản họ chiếm được vành đai 1, để rồi, TQ đứng trên vành dai 1 bung ra Thái Bình dương. Tứ đó, TQ sẽ có điều kiện mặc cả chia biển Thái Bình dương với Mỹ. Các đảo Ho-nô-lu-lu, Gui-am, Ha-oai, Trân Châu cảng… thuộc vành đai 2 của Mỹ là những miếng mồi mà TQ từ lâu thèm thuồng.

Lưỡng hổ tranh mồi, TQ và Mỹ luôn kéo VN và Phi về phía mình. Rõ như ban ngày: VN và Phi luôn chao đảo vì sự níu kéo của Mỹ và TQ, bên nào kéo được VN và Phi  về phía mình thì bên đó chiếm được thế thượng phong trong cuộc so găng nầy?.

Mặc dầu Campuchia cũng là nước tiếp giáp biển ĐNA, nhưng phần tiếp giáp biển của VN ở mặt tiền, có chiều dài đến 4.639 km, còn CPC tiếp giáp biển mặt hậu (trong hốc bà tó), có chiều dài chỉ bằng khoảng 1 tỉnh của VN, chẳng liên quan gì mấy đối với đường hàng hải quốc tế trến biển ĐNA nầy.

Vì lẽ đó, phương Tây nói chung, đặc biệt là Mỹ cố lôi kéo VN vì muốn đẩy TQ ra khỏi biển ĐNA  đề bảo vệ  cho kỳ đường hàng hải huyết mạch chớ không phải  họ có dụng ý phân biệt đối xử với CPC về nhân quyền hay dân chủ gì đó như tờ Khmer Times nhận xét. Sở dĩ Phương Tây nói chung, Mỹ nói riêng có “khắc khe”   với CPC chẳng qua là họ nghi ngờ CPC cho TQ đặt căn cứ quân sự để tạo mầm móng gây chiến?.

Tuy không nói ra nhưng ai cũng thấy, cũng biết, VN dựa vào lợi thế địa chính trị  mặc cả với các cường quốc, chuyên nghề đu dây giữa TQ và Mỹ. Bên nào bỏ VN sẽ thua thiệt chẳng những ở biển ĐNA mà cả vùng lãnh địa Đông Nam Á (ASEAN)?.

Dựa vào lợi thế địa chính trị, VN luôn mặc cả và được các nước Phương Tây ưu ái nhiều mặt, ngoài không phân biệt thể chế Chính trị và không chấp nhứt đến việc vi phạm nhân quyền, còn xoá cấm vận vũ khí, còn cho VN hưởng ưu đãi trong đầu tư và giao thương. Đặc biệt, trong đại dịch COVID 19, VN chích thuốc chủng ngừa chậm nhứt so với các nước trong khu vực ASEAN, nhưng các nước Phương Tây sẵn sàng tài trợ Vaccine, đến nay VN cũng bắt đầu chích mũi thứ 3 cho cộng đồng như ai?. Việc quan hệ cỡi mở giữa Phương Tây và VN chẳng qua vì cùng có lợi, trong đó có yếu tố chính trị chớ không phải chỉ đơn thuần về kinh tế đâu, đừng ở đó mà so bì. 

Việc gì cũng có giới hạn, nếu VN chúng tôi cứ ỷ lại hay lợi dụng sự ưu ái của các nước Phương Tây, khi quá sức chịu đựng, các nước Phương Tây ghét cắt dây phía họ thì VN hết đu, sẽ va vào TQ thì số phận có khác chi các tiểu quốc Tạng, Hồi, Mông, Mãn đã bị TQ thu phục. Nếu VN “nhập Trung” thì cờ VN không còn, ngôi sao trên cờ VN sẽ sang hội tụ với đoàn sao trên cớ TQ.  Xem những ảnh dưới đây, xuất hiện trong những năm ông Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng vừa ngồi vào ghế Tổng Bí thư 2 nước Trung-Việt mà suy gẫm:

Cờ TQ hiện tại có 5 sao: sao lớn đại diện dân tộc Đại Hán, 4 sao nhỏ bao quanh là 4 sắc tộc: Tạng, Hồi, Mông, Mãn / Cờ VN chỉ có 1 sao.

Đây là một trong nhiều ảnh khi Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam được trình chiếu trên VTV1 năm 2011.


Thiếu “thn trng” : Năm 2011, khi ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng đắc cử Tổng Bí thư 2 nước Trung Quốc và Việt Nam. Trong những chuyến thăm qua lại giữa 2 ông, bên Trung Quốc cũng như bên Việt Nam, có những đoàn thiếu niên đứng 2 bên lề đường cầm cờ Trung Quốc 6 sao nghinh tiếp. Đài VTV  đưa những hình ảnh nầy lên truyền hình. Thấy quái gỡ, dư luận xã hội nheo lên, đài VTV vội vàng xin lỗi và nói do “lỗi kỷ thuật”. (Dầu VTV gở bỏ nhưng nhiều trang mạng xã hội còn lưu giữ).

Việt Nam “nhập Trung”- Ảnh Facebook


B châm biếm: Cùng thời điểm, trên mạng xã hội có nhiều hình ảnh châm biếm. Đây là 1 trong những bức ảnh châm biếm ấy. 

Chính trị là vậy đó, nó thuộc môn khoa học Xã hội, nó chi phối tất cả. Nếu ai còn nói không quan tâm đến Chính trị là còn ngu dốt. Cái giá phải trả không hề rẻ. -/-

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire