Trang

10/12/2021

Tham kiến về “tiên học Lễ, hậu học Văn”

Thiện Tùng

06/12/2021

Sau khi giáo sư Trần Ngọc Thêm nói: Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn’ đề cao sự phục tùng để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo trong giáo dục…”, có nhiều bài viết trên mạng Xã hội tranh luận về việc nầy. 

GS Trần Ngọc Thêm kiến nghị chấm dứt khẩu hiệu "tiên học lễ hậu học văn" đề cao sự phục tùng để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo trong giáo dục. Giáo sư Trần Ngọc Thêm. (Ảnh: TTXVN)

Qua nhiều bài tôi được đọc, thấy việc tranh luận nầy chia thành 2 phe rõ rệt:  Phe đồng quan điểm với giáo sư Thêm đòi bỏ, phe còn lại đòi giữ khẩu hiệu này. Đứng và nhìn từ góc độ khác nhau, ai cũng cố đưa ra biện luận để bảo vệ lập trường, quan điểm của mình. Vì vậy, có lẽ “cuộc khẩu/bút chiến” nầy khó có thể kết thúc. 

Trước hiện tình, Giáo sư Nguyễn Bách Phúc nói Khẩu hiệu nầy được treo trong tất cả các trường học từ khoảng 1995 đến nay, là phải có chủ trương của Đảng và Nhà nước, là phải có mệnh lệnh của Bộ Giáo dục, chứ không phải do các thầy cô giáo tự tiện đua nhau treo lên”.

Tác giả Hoàng Kim viết bài đăng trên Bauxite.VN nói: “Tiên học lễ, hậu học văn” không phải là khẩu hiệu mà là phương châm khai tâm, luyện trí cho học sinh trước khi đủ tuổi trưởng thành, do nhóm tác giả Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận triệt để áp dụng khi soạn Quốc Văn Giáo Khoa Thư”.

Từ lâu tôi cũng hiểu như Hoàng Kim, “Tiên học lễ, hậu học văn” là phương châm chớ không phải là khẩu hiệu, là đường hướng giáo dục học sinh chưa thành niên, nó được định hình ở Quốc Văn Giáo Khoa Thư, đã áp dụng từ lâu chớ không phải mới tạo tác. Muốn bỏ nó phải có thứ tốt hơn thay, muốn giữ nó phải thay đổi giải thích về nội dung “tiên học lễ” để “khai mở tư duy phản biện” cho học sinh như mong muốn của GS Thêm. Nếu không dứt khoát, rõ ràng về việc nầy khó tránh khỏi dạy và học tuỳ tiện sẽ dẫn đến rối loan hơn.

Hồ Chí Minh thường nhắc lại câu danh ngôn:“Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người” của tễ tướng Quản Trọng bên Tàu thời Nhà Chu.

Vừa qua, thiên hạ không tranh luận về học Văn mà chỉ tranh luận học Lễ - tức là chỉ tranh luận về việc “trồng người”. Vậy từ lâu nhà trường giảng giải về học lễ thế nào, có lẽ nặng về lễ phép, phục tùng, thừa hành… mang sắc thái Phong kiến nên mới cho ra “sản phẩm”, đa số, nếu không “cúc cung” (quỳ mộp, nịnh bợ…) thì cũng “đá cá, lăn dưa” (gian xảo…) ?.

Ai nghĩ giáo sư Thêm thế nào thì tuỳ, còn tôi nghĩ giáo sư Thêm là người gan dạ, đang muốn “xé rào”. Bằng chứng: Trong khi Đảng thích phục tùng, không thích phản biện, là đảng viên mà ông Thêm dám công khai kiến nghị: “Chấm dứt khẩu hiệu tiên học lễ hậu học văn nhầm đề cao sự phục tùng, để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo trong giáo dục”.


Nếu giảng giải đúng đắn, thích hợp với thời đại hơn thì “Chữ Lễ giảng giải theo hướng đề cao đạo nghĩa làm người, học làm người lương thiện, người tử tế” như giáo sư Nguyễn Đình Cống vừa tham kiến.

Theo tôi nghĩ, học lễ là học làm người, học cách đối xử, giao tiếp sao cho có nhân-lễ-nghĩa, rèn luyện đức tính cần, kiệm, liêm, chính. Còn việc học Lễ trước hay cùng học đồng thời với Văn cũng được chớ có sao đâu. Có điều, nếu chỉ quan tâm học Văn mà nhẹ hoặc quên đi học Lễ - học làm người có đức độ, thì sẽ cho ra đời lớp người bất lương, đầu trộm đuôi cướp, sẽ gây rối loạn xã hội chớ chẳng lợi ích gì ?.

Trước sự tranh luận khó bề ngã ngũ nầy, theo tôi vẫn giữ phương châm “tiên học, hậu học văn” nầy, nhưng Bộ Giáo dục nên trưng cầu ý kiến giới trí thức trước, kế đến soạn thảo Văn bản “giảng giải nội dung tiên học lễ, hậu học văn”, thông qua Đảng và Nhà nước, nhanh chóng áp dụng rộng rãi trên cả nước để tránh nạn tuỳ tiện giảng giải theo cảm nhận chủ quan như đã và đang xảy ra.   -/-

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire