Trang

09/01/2022

Ba câu nói còn gây tranh luận

Thiện Tùng

5/1/2022

 

Thời gian qua, hệ thống thông tin, truyền thông truyền tụng sâu rộng những câu nói của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ…, nhưng tính thuyết phục không cao, khiến cho dư luận xã hội ngấm ngầm tranh luận khi khan hiếm đề tài.

 

Bài viết nầy tôi chỉ đề cp 3 câu nói mang tính chất chỉ đường, dẫn lối cho cộng đồng của 3 vị lãnh đạo tối cao của đất nước.


1/ “Đi với Trung quốc còn Đảng nhưng mất nước, Đi với Mỹ còn nước nhưng mất Đảng- Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn văn Linh khẳng định như thế. 

 

Nguyễn Văn Linh,Tổng Bí thư Đảng CSVN
 

Không phải như thế đâu, bởi vì:

 

- “Đi với TQ còn Đảng nhưng mất nước” ư? – Không như thế, bởi vì: Mất nước thì dân tộc bị xoá sổ. Đảng là bộ phận của dân tộc, dân tộc bị xoá thì Đảng cũng bị xoá theo.  Dân tộc VN, Đảng CSVN sẽ bị TQ xoá sổ nếu  Việt Nam “nhập Trung”.

 

- “Đi với Mỹ còn nước nhưng mất Đảng” ư?. Không như thế, bởi vì: Phương Tây nói chung, Mỹ nói riêng theo thể chế chính trị “Dân chủ, Đa nguyên”. Vì vậy, đi với Mỹ Đảng Cộng sản vẫn tồn tại và được quyền ra ứng/tranh cử trong các kỳ bầu cử phổ thông đầu phiếu như bao đảng phái vốn có khác. Theo tỷ lệ thuận của nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số”. Tính theo từng nhiệm kỳ, Đảng nào chiếm đa số phiếu thì cầm quyền. Ít có trường hợp thua trắng, hễ chiếm ít phiếu thì ít ghế trong bộ máy cầm quyền nhiệm kỳ đó. Vừa qua, lãnh đạo Đảng CSVN đi công vụ ở các nước phương Tây đếu có dành thời gian thăm Đảng CS sở tại, đó không phải là một bằng chứng hay sao?.

 

Tại sao các nước Phương Tây nói chung luôn đối kỵ hay đối lập với Đảng CS nói chung. Bởi vì: Đảng CS không chỉ là danh xưng như bao đảng khác, bản chất Đảng CS là “Cộng tư liệu sản xuất”(1). Cộng công sản đã đành, đàng nầy cộng cả tư sản  (tài sản riêng) của mọi người thành của chung do mình độc quyền quản lý để trục lợi, đó là điều đáng trách. Chỉ cần Đảng CS từ bỏ đi cố tật “Cộng TLSX sản xuất” bừa bãi, không “tập trung bao cấp”, áp dụng “kinh tế thị trường” thì các nước Phượng Tây kết thân ngay –  Việt Nam tuy chưa đáp ứng đầy đủ 3 yếu tố ấy mà vẫn được các nước phương Tây kết thân, đó không phải là một bằng chứng hay sao?

 

2/ “Chống dịch như chống giặc” – Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng khẳng định như thế.

 

Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng


Không thế nói chung như thế được ! Dịch cũng gây tai hoạ cho người, xem nó như giặc không sai, nhưng chống nó như chống giặc là sai. Bởi vì: giặc người hữu hình, còn giặc dịch vô hình (nếu nhìn mắt thường). Do nói chung chung như thế đã dẫn đến hiểu lầm trong biện pháp chống dịch. Khi ông Trọng phán ra như thế, Chính phủ lập tức giải tán Ban chỉ đạo phòng chống dịch mang yếu tố Dân sự, thay vào đó bằng Ban chỉ đạo phòng chống dịch mang yếu tố Quân sự, Bộ trưởng Quốc phòng Phan văn Giang và Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã trở thành thành viện của Ban chỉ đạo phòng chống dịch mới nầy. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thủ vai chủ công, mở ra chiến tuyến chống dịch bằng biện pháp bạo lực.

 

Để tỏ rõ quyết tâm, khi xua quân vào trận, ông Giang nói: “Bước vào trận chiến chống dịch ở TP HCM không thắng không về”.

 

Trung tướng Ngô Minh Tiến, phó Tổng tham mưu trưởng buông lời than: “Đây là nhiệm vụ đặc biệt của Quân đội chưa có tiền lệ. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng tôi biết, thấy rõ kẻ thù, nhưng COVID 19 là kẻ thù vô hình, không màu, không mùi, không vị…, nó có thể lây nhiễm vào bất kỳ ai, kể cả những người được tiêm phòng rồi. Vì vậy, chúng tôi xác định cuộc chiến nầy rất cam go, vất vả?!”.

 

Cũng thời một chủ trương “Chống dịch như chống giặc” của Tổng Bí thư Trọng mà 2 ông Bộ và thứ trưởng Bộ Quốc phòng hiểu khác nhau: ông Giang cho đó là câu nói tuyệt vời, đồng tình ngay, hưởng ứng nhiệt liệt, quyết thực hiện cho bằng được; còn ông Tiến thì phản bác khéo, tỏ ra hoài nghi, uể oải trước khi xua quân ra trận. Suốt 6 tháng trời quầng nhau với dịch tại điểm nóng TP HCM (từ tháng 27/4 đến 1/10/2021) kết/hậu quả thế nào ai cũng thấy, cũng biết, cũng nhận ra đâu đúng đâu sai.

 

3/ “Vác-xin tốt nhứt là vác-xin được tiêm sớm nhứt” – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định như thế.

 

Ai cũng lấy làm lạ: Không thể chuyển hoá chất lượng thuốc với việc tiêm sớm hay muộn. Bởi vì: Chất lượng thuốc cố định, dầu tiêm sớm hay muộn nó vẫn là nó – thuốc kém chất dầu có tiêm sớm nó cũng kém. Lối “dụ người lên núi đục gân” xưa lắm rồi, không nên chút nào. Thà cứ nói thẳng, nói thật “Không có chó bắt mèo ăn cứt” hay “Có hơn không, có chồng hơn ở goá” thì người dân sẽ vui lòng chấp nhận để may ra thoát được hiểm nguy?. Thế mà, hệ thống truyền thông đại chúng quảng bá câu nói nầy suốt nhiều tháng qua mà  đến nay xem mòi chưa chán ?! .

 

Thủ tướng Phạm Minh Chính
 

Nói hay viết, ngưới ta thường dùng phương pháp Quy nạp hay Diễn dịch. Quy nạp là lý giải trước, nói trọng tâm sau. Diễn dịch là nói trọng tâm trước lý giải sau. Nếu chỉ nói trong tâm ngắn gọn mà không lý giải dễ làm cho người ta không hiểu hoặc hiểu lầm, phản tác dụng.

 

Chuyện vui thay lời kết

 

Người chị đau bụng đẻ, người em chộp nón lá đội, chạy ra đồng. Khi đến nơi, chị ta đứng trên bờ ruộng gọi to: “Anh Hai ơi về ngay, chị Hai đang đau bụng đẻ…!”.

 

Nghe vậy, anh ta bỏ cuốc, chạy lên bờ, cùng em vợ hộc tốc về nhà. Trên đường về, một ngưới nông dân từ xa gọi hỏi:

- Đi với ai vậy?.

- Đi với vợ – anh ta đáp.

- Sao anh nói kỳ vậy?! – em vợ liếc mắt, trách.

- Nói gọn cho mau ! – anh ta đáp.

- Nói gọn kiểu đó coi chừng tét mép bây giờ? Về nhanh đi ! – em vợ giục. -/-

 

Chú thích

 

(1) “Tư liệu sản xuất” bao gồm những gì người lao động tác động vào tạo ra của cải vật chất như nhà máy, hầm mỏ, ruộng đất, các cơ sở sản xuất kinh đanh, dịch vụ…)

 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire