SÁCH NHIỄU CÁC NHÀ VĂN ĐOẠT GIẢI / VĂN VIỆT (VIET LITERATURE)
DENOUNCES THE GOVERNMENT’S OBSTRUCTION OF ITS AWARDS EVENT AND HARASSMENT OF ITS RECIPIENTS
TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI VIỆC NGĂN CẢN GIẢI VĂN VIỆT, SÁCH NHIỄU CÁC NHÀ VĂN ĐOẠT GIẢI
Ngày 2/3/2022, an ninh tỉnh Thanh Hoá lấy cớ kiểm tra giao thông để chặn đường và dung túng cho một số kẻ mặc thường phục vô cớ tấn công tàn bạo gây chấn thương cho nhà thơ Thái Hạo khi nhà thơ vào Sài Gòn gặp mặt các thân hữu diễn đàn Văn Việt. Thái Hạo là một cây bút mới về thơ, nguyên là nhà giáo, một cộng tác viên quen biết của báo chí chính thống chuyên viết về văn hoá-giáo dục, đã được Giải Thơ Văn Việt lần thứ Bảy (2022).
Văn Việt là giải thưởng hàng năm của diễn đàn văn học Văn Việt do Ban Vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam lập ra nhằm tôn vinh những tác phẩm tiếng Việt có giá trị tư tưởng và nghệ thuật được các tác giả trong, ngoài nước gửi đăng trên diễn đàn. Qua 7 mùa giải từ 2016 đến nay, Giải đã được trao cho khoảng 30 tác giả, trong đó có những tác giả trẻ mới cầm bút. Tất cả các tác phẩm được Giải đều có nội dung nhân văn, có đóng góp về tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật. Với thành phần Hội đồng Giải bao gồm những cây bút có uy tín trong nước và hải ngoại, làm việc công bằng, vô tư, thiện nguyện, Giải cũng thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc nhằm xây dựng nền văn học tiếng Việt ngày càng phát triển, hội nhập với thế giới.
Các quốc gia trên thế giới đều có nhiều Giải văn học khác nhau, do nhiều tổ chức văn hoá độc lập khác nhau lập ra, tất cả chung sức cổ vũ cho sự phát triển một nền văn học dân tộc phong phú, đa dạng, luôn luôn đổi mới. Giải Văn Việt đã là một đóng góp có uy tín cho sự phát triển văn học tiếng Việt trên phạm vi toàn cầu.
Tuy nhiên, ngay từ kỳ Giải Văn Việt đầu tiên cho đến kỳ giải mới nhất, an ninh Việt Nam đã ra sức phá hoại Giải bằng cách công khai ngăn chặn, phá đám các buổi họp mặt cộng tác viên Văn Việt vào dịp công bố giải, công khai sách nhiễu những người nhận giải bằng những hành vi thô bạo, vô pháp, đi từ việc đe doạ bản thân người được trao giải và gia đình họ, chặn đường không cho họ đi nhận giải, đến việc gây mọi khó khăn trong đời sống của họ.
Trong dịp công bố Giải Văn Việt mới nhất (3/3/2022), việc sách nhiễu của an ninh đã đi đến chỗ bạo lực, hành hung người viết văn. Việc làm phản văn hoá, bất chấp pháp luật, trắng trợn chà đạp quyền công dân, quyền con người của an ninh Thanh Hoá là bước phát triển nguy hiểm trong chủ trương đàn áp tự do tư tưởng, tự do sáng tạo của trí thức văn nghệ sĩ nước nhà, đi ngược lại đường lối khuyến khích phát minh sáng tạo mà Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố, biến tham vọng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xây dựng nền văn hoá Việt Nam làm nền tảng phát triển đất nước cũng như tham vọng của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc về một Giải Nobel văn học cho Việt Nam thành trò hề trước công luận, làm mất mặt chính quyền Việt Nam trước tất cả giới trí thức văn nghệ sĩ trong-ngoài nước.
Vì thế, chúng tôi, những tổ chức dân sự và cá nhân ký tên dưới đây, tuyên bố:
- Yêu cầu chính quyền điều tra vụ cản trở, tấn công nhà thơ Thái Hạo và xử lí thích đáng những kẻ phạm pháp.
- Cực lực phản đối mọi chủ trương và việc làm cản trở Giải Văn Việt và sách nhiễu các nhà văn đoạt giải.
- Yêu cầu nhà cầm quyền thể hiện sự tôn trọng thích đáng đối với các trí thức, văn nghệ sĩ, lực lượng nòng cốt xây dựng nền văn hoá dân tộc.
- Yêu cầu các cơ quan hữu trách của Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam bảo đảm và tôn trọng quyền tự do sáng tác, tự do xuất bản, tự do lập hội của người dân theo đúng Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 7 tháng 3 năm 2022
VĂN VIỆT (VIET LITERATURE) DENOUNCES THE GOVERNMENT’S OBSTRUCTION OF ITS AWARDS EVENT AND HARASSMENT OF ITS RECIPIENTS
On March 2, 20022, the poet Thái Hạo was assaulted and injured in broad daylight by two unidentified men in plainclothes, right in front of Thanh Hoá traffic police who stopped him in the streets for no reason. Thái Hạo is formerly a teacher and well known contributor to the mainstream media who writes about education and culture. He was on his to the airport to fly to Saigon to join a Văn Việt meeting after the announcement of his award in poetry.
Văn Việt Awards (VVA) are an annual ceremony held by the Viet literary forum Văn Việt, which was founded by the Campaign For An Independent Vietnamese Writers Association whose purpose is to recognize works of high artistic values. In the seven years since its inception in 2016, awards have been given to approximately 30 authors, many of whom are young writers new to the craft. Winning entries are works that are humanistic in nature which explore and expand the art of writing. With a panel of judges comprised of well-known and respected writers inside and outside of Vietnam, who volunteer their time and do their work with fairness and without prejudice, VVA strives to represent the spirit of unity and reconciliation that helps build a foundation for contemporary Vietnamese literature that can proudly enter the global mainstream.
All countries in the world have their own literary awards created by their own independent cultural organizations. We all want to promote the growth and development of a national literary scene that is diverse, multi-faceted and constantly evolving. In Vietnam, Văn Việt Awards is one such organization. We have contributed, however modestly, to the promotion of Viet literature to a wider and global audience.
And yet, since the time of our very first awards up until this year, Vietnam’s security forces have always tried to disrupt our activities. They obstruct and cause disturbances at our annual events; they publicly harass our award recipients with all kinds of illegal actions — threatening their personal safety or that of their family, preventing them from coming to the reception, and simply making life difficult for recipients in general.
For our latest award event, the harassment has turned into horrific physical abuse and violence. This vicious and illegal act, carried out by the Thanh Hoá police no less, defies the rule of law and ruthlessly deprived a citizen of his civil rights. It is indeed a dangerous development. Unfortunately, it is part of a disturbing nationwide trend to suppress freedom of thought and artistic expression in Vietnam. Not only does it go against the directives issued by the Communist Party to promote artistic creativity, it utterly destroys Chairman of the Party Nguyễn Phú Trọng’s dream of building a Vietnamese cultural foundation upon which the nation can develop. Worse yet, it makes a complete mockery of President Nguyễn Xuân Phúc’s desire of having someone from Vietnam win the Nobel prize in literature someday. In short, it makes Vietnamese leaders look like, in the eye of the world, illegitimate fools.
Therefore we, the undersigned individuals and organizations, solemnly and vigorously:
- Demand that the authorities thoroughly investigate the assault against poet Thái Hạo, and prosecute the perpetrators to the fullest extent of the law;
- Denounce the illegal acts of harassment against Văn Việt Awards and its recipients;
- Request that the government show proper respect for intellectuals and artists who play a key role in the construction of our nation’s cultural foundation;
- Insist that the Communist Party and all government agencies must guarantee and protect our citizens’ freedom to create, publish and form associations according to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam.
March 7, 2022
TỔ CHỨC
1. Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam. Đại diện: Nhà văn Nguyên Ngọc
2. Diễn đàn xã hội dân sự. Đại diện: TS Công nghệ thông tin Nguyễn Quang A
3. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng. Đại diện: Nhà hoạt động xã hội Lê Thân
4. Diễn đàn Bauxite Vietnam. Đại diện: GS Vật lý Phạm Xuân Yêm
5. Lập Quyền Dân. Đại diện: Nhà nghiên cứu văn hoá Nguyễn Khắc Mai
6. Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh. Đại diện: GS Khoa học Xây dựng Nguyễn Đình Cống
CÁ NHÂN
1. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An
2. Nguyễn Quang A, TS CNTT, Hà Nội
3. Lê Thân, nhà hoạt động xã hội, Sài Gòn
4. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Pháp
5. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn, Hà Nội
6. Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu văn hoá, Hà Nội
7. Nguyễn Đình Cống, GS Khoa học Xây dựng, Hà Nội
8. Hoàng Dũng, PGS TS Ngôn ngữ học, Sài Gòn
9. Hoàng Hưng, làm thơ, dịch sách, Sài Gòn
10. Ý Nhi, nhà thơ, Sài Gòn
11. Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, Sài Gòn
12. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, Sài Gòn
13. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia
14. Nguyễn Trác Chi, Sài Gòn
15. Vũ Ngọc Tiến, nhà văn, Sài Gòn
16. Nguyễn Viện, nhà văn, Sài Gòn
17. Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, Hà Nội
18. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
19. Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt, Lâm Đồng
20. Phạm Duy Hiển, bút danh Phạm Nguyên Trường, Vũng Tàu
21. Nguyễn Thanh Bình, họa sĩ, Sài Gòn
22. Tiết Hùng Thái (dịch giả Hiếu Tân), Vũng Tàu
23. Chu Hảo, TS, Hà Nội
24. Nguyễn Xuân Diện, Tiến sĩ, Hà Nội
25. Nguyễn Thị Thanh Bình, nhà văn, Hoa Kỳ
26. Tôn Phi, nhà văn, Sài Gòn
27. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, hưu trí, Sài Gòn
28. Thái Hạo, Thanh Hóa
29. Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, Hội An
30. Nguyễn Lệ Uyên, viết văn, làm nghề tự do, Bình Dương
31. Cù Huy Hà Vũ, TS Luật, tạm trú tại Hoa Kỳ
32. La Khắc Hòa, PGS TS, cựu giảng viên ĐHSP Hà Nội
33. Hà Quang Vinh, hưu trí, Sài Gòn
34. Nguyễn Mai Oanh, Ths Kinh tế phát triển, Sài Gòn
35. Nam Dao Nguyễn Mạnh Hùng, nhà văn, Canada
36. Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hà Nội
37. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, Đà Lạt
38. Mạc Văn Trang, PGS TS, Sài Gòn
39. Nguyễn Thanh Văn, nhà văn, Sài Gòn
40. Nguyễn Phú Yên, nhạc sĩ, Sài Gòn
41. Giáng Vân, nhà thơ, họa sĩ, Hà Nội
42. Nguyễn Đức Tùng, nhà văn, Canada
43. Phạm Phú Minh, nhà báo, Hoa Kỳ
44. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, Sài Gòn
45. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam, Đà Lạt
46. Phạm Lưu Vũ, nhà văn, Hà Nội
47. Dạ Thảo Phương, nhà thơ, Hà Nội
48. Đặng Thị Hảo, TS Văn học, Hà Nội
49. Phạm Thị Phương, PGS TS Văn học, Sài Gòn
50. Trần Đình Sử, GS TS, hưu trí, Hà Nội
51. Hoàng Vũ Thuật, nhà thơ, Quảng Bình
52. Inrasara, nhà văn, Sài Gòn
53. Đặng Tiến, nhà phê bình văn học, Pháp
54. Phạm Viết Đào, nhà văn, Hà Nội
55. Phạm Kỳ Đăng, làm thơ, viết báo, dịch thuật, Đức
56. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục, Hà Tĩnh
57. G.Bt. Huỳnh Công Minh, linh mục, Sài Gòn
58. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, Sài Gòn
59. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, Sài Gòn
60. Nguyễn Trọng Chức, nhà báo độc lập, Sài Gòn
61. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo về hưu, Pháp
62. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo về hưu, Pháp
63. Lê Minh Hà, nhà văn, Đức
64. Vũ Văn Luân, kỹ sư về hưu, Pháp
65. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư Tin học, Thụy Sĩ
66. André Menras Hồ Cương Quyết, nhà giáo, Pháp-Việt
67. Nguyễn Hoàng Giao, Thạc sĩ Luật kinh tế, Australia
68. Trường An, cử nhân Tâm lý học, Australia
69. Hà Văn Thùy, nhà văn, Sài Gòn
70. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, Pháp
71. Nguyễn Hữu Liêm, luật sư, Hoa Kỳ
72. Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà văn, Hoa Kỳ
73. Bùi Hiền, làm thơ, hưu trí, Canada
74. Tuệ Nguyên, nhà thơ Chăm, Sài Gòn
75. Thiếu Khanh, nhà thơ, dịch giả, Sài Gòn
76. Phan Tấn Hải, nhà văn, Hoa Kỳ
77. Cao Lập, hưu trí, Hoa Kỳ
78. Nguyễn Duy, nhà thơ, Sài Gòn
79. Bùi Trân Phượng, nhà giáo, Sài Gòn
80. Trịnh Y Thư, nhà thơ, Hoa Kỳ
81. Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao động
82. Mai Hiền, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh
83. Phạm Xuân Nguyên, cựu Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội
84. Lê Viết Yên, nhà giáo, Sài Gòn
85. Lê Hoài Nguyên, nhà văn, Hà Nội
86. Trương Anh Thụy, nhà văn, Hoa Kỳ
87. Võ Thị Hảo, nhà văn, Đức
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire