01/06/2012

CẦN HỦY BỎ VIỆC “PHỤC HỒI NHÂN PHẨM” ĐỐI VỚI PHỤ NỮ BÁN HOA

  
                              Luật gia Trần Đình Thu
Dự luật “Luật xử lý các vị phạm hành chính” đang được quốc hội cân nhắc để thông qua với nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến phụ nữ bán hoa. Đây là một vấn đề có ảnh hưởng lớn lao trong xã hội, vì vậy chúng tôi xin góp một tiếng nói vào cuộc tranh luận thông qua các diễn đàn mạng.


*Về ý kiến của đại biểu Đặng Thị Kim Chi:
Tôi muốn nói đến ý kiến của vị đại biểu quốc hội ở tỉnh Phú Yên này trước khi đi vào nội dung chính. Theo tường thuật trên báo, vị này đề nghị đưa cả người mua dâm vào cơ sở chữa bệnh vì “không có cơ sở nào nói rằng người bán dâm thì bị bệnh mà người mua dâm thì không”. Phát biểu này gây thú vị ở nghị trường, nhiều người cười ồ, không rõ đại biểu Chi nghĩ thế nào. Nhưng thật ra vị đại biểu quốc hội này không hiểu về những khái niệm pháp lý mà mình đang sử dụng.
Chúng ta hãy xem lại Khoản 1 Điều 20 Pháp lệnh phòng chống mại dâm năm 2003 để thấy đại biểu Chi hiểu thế nào về khái niệm “cơ sở chữa bệnh”:
Điều 20. Trách nhiệm của cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm
Cơ sở chữa bệnh được thành lập theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm:
1. Tổ chức học tập, giáo dục đạo đức, lối sống; tổ chức dạy nghề, lao động sản xuất và hướng nghiệp; chữa bệnh, phục hồi sức khoẻ và tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tính mạng, tài sản của người bán dâm được đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Như vậy “cơ sở chữa bệnh” hoàn toàn khác với bệnh viện. Trong khi đó đại biểu quốc hội Đặng Thị Kim Chi coi “cơ sở chữa bệnh” gần như là bệnh viện. Theo đề nghị của vị này, tôi hình dung rồi đây sẽ có hàng vạn hàng triệu đàn ông trên cả nước được đưa vào “chữa bệnh”, bởi vì số lượng người mua dâm đông gấp hàng trăm lần số lượng người bán dâm. Nếu có nhiều người cùng nghĩ như vị này thì dự luật dần dần được đẩy đi theo một hướng xa rời thực tế.
Nhân đây tôi có ý kiến, quốc hội nên có quy định bắt buộc các đại biểu quốc hội phải tìm hiểu kỹ các khái niệm liên quan đến các văn kiện luật mà quốc hội sẽ bàn thảo trong mỗi kỳ họp để tránh xảy ra tình trạng đại biểu quốc hội phát biểu xây dựng luật kiểu như thế này.

*Vai trò của các cơ sở chữa bệnh đối với công cuộc phòng chống mại dâm:
Tới đây tôi xin nói đến nội dung chính là vai trò của các cơ sở chữa bệnh đối với xã hội, đối với công cuộc phòng chống mại dâm. Nói về tổng thể, công cuộc phòng chống mại dâm của Việt Nam chưa bao giờ đạt kết quả gì đáng kể. Đây là nhận định của nhiều người có trách nhiệm. Còn nói về việc “chữa bệnh” cho phụ nữ bán hoa, có lẽ cũng tương tự. Theo tinh thần của văn bản luật, phụ nữ bán hoa được đưa vào các cơ sở chữa bệnh là nhằm mục đích giúp cho họ hòa nhập cộng đồng bằng các biện pháp thức tỉnh lương tâm của họ, dạy nghề cho họ, chữa bệnh truyền nhiễm cho họ. Chính sách nghe qua thì rất là nhân văn, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Phụ nữ bán hoa coi nơi này như là nơi cầm tù họ chứ không phải “chữa bệnh” cho họ. Họ rất sợ hãi khi bị đưa vào đây. Đó là điều mà những đại biểu có quan điểm như đại biểu Kim Chi cần suy nghĩ lại. Bộ luật hình sự không xếp phụ nữ bán hoa vào nhóm tội phạm, nhưng trên thực tế phụ nữ bán hoa khi bị bắt quả tang lại bị đưa đi cầm tù như tội phạm. Tôi không dùng ngoặc kép cho 2 chữ cầm tù vì nó không khác những người đang thụ án tù là mấy. Cũng bị cách ly khỏi xã hội, cũng phải lao động sản xuất học tập đường lối chính sách như nhau. Sẽ có người lý luận, ở các cơ sở chữa bệnh còn có dạy nghề và chữa bệnh cho học viên, sao có thể so sánh như đi ở tù. Thực ra dạy nghề cũng có, nhưng tính chất “dạy” không nhiều. Đa phần các cơ sở này nhận hàng gia công về cho học viên làm thêm để tạo thu nhập cho cơ sở. Dĩ nhiên sau 18 tháng vào đây, thì tất cả các học viên nữ đều biết thêm ít nhất 1 nghề thủ công. Nhưng cái nghề này họ hoàn toàn không sử dụng sau khi ra khỏi đây. Tôi lấy ví dụ, một diễn viên điện ảnh bị bắt đưa vào đây chẳng hạn, họ có cần phải học một nghề như nghề đan giỏ không?  
Nói về chữa bệnh thì cũng không mấy ý nghĩa. Bởi vì những người vào đây chỉ là những người bị bắt, chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng số. Mà chúng ta biết, muốn đẩy lùi một căn bệnh truyền nhiễm nào đó, thì phải tiến hành trên toàn bộ cộng đồng chứ không thể trên một thiểu số. Thí dụ muốn tiêu diệt bệnh đậu mùa, thì phải chủng ngừa trên cả nước, cả thế giới. Ở đây lâu lâu bắt được vài người để chữa bệnh thì việc chữa các căn bệnh truyền nhiễm nào có ý nghĩa gì?
Chữa bệnh không xong, dạy nghề không ổn, chỉ còn lại ý nghĩa cầm tù và khai thác sức lao động của các học viên. Thế nhưng hàng năm nhà nước phải tốn ngân sách không ít cho các hoạt động này.
Tôi nghĩ những đại biểu như đại biểu Kim Chi chưa bao giờ suy nghĩ thấu đáo vấn đề như thế này đâu nhưng khi ra nghị trường lại phát biểu thật mạnh mẽ thật hùng hồn và thường lấy quan điểm này kia thay thế cho luận cứ khoa học. Hồi năm ngoái tôi có tham gia một cuộc hội thảo lấy ý kiến cho dự luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, có người trong hội thảo thậm chí xem hút thuốc lá ngang với tội phạm ma túy. Kiểu phát biểu này, kiểu tư duy này là kiểu của người bình thường chứ không phải của người làm luật.

*Nhắc lại đề nghị “không coi mại dâm là tệ nạn xã hội”.  
Hồi năm ngoái, tại Quảng Ninh, đích thân Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đặt vấn đề đã đến lúc không nên coi mại dâm là một tệ nạn xã hội. Lập tức vị Cục phó Cục phòng chống tệ nạn xã hội (đơn vị này thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phản đối ngay. Nhưng sự phản đối này tôi cho rằng nó dựa trên sự ích kỷ của lợi ích nhóm là chính, chứ không phải vì lợi ích cộng đồng. Vị cục phó này phản đối vì sợ “thất nghiệp”. Quả là như thế thật. Một đơn vị làm nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội thì khó có thể chấp nhận đề nghị không coi mại dâm là tệ nạn xã hội.
Sau phát biểu của vị này, những đề nghị cấp tiến có vẻ rụt lại. Vị cục phó chơi đòn quen thuộc là nhân danh đạo đức, nhân danh truyền thống của người Việt chúng ta để ôm mãi cái nhiệm vụ phòng chống mại dâm bất khả thi ấy. Thành ra bài toán này cứ rối mãi và ngân sách nhà nước cứ chảy mãi một cách vô ích. Tôi nghĩ các cơ quan ban ngành, đặc biệt các vị đại biểu quốc hội nên nghiền ngẫm ý kiến của Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân để làm lợi cho cộng đồng một cách thiết thực hơn, chứ không nên nương theo cái bài ca đạo đức truyền thống đã quá cũ của vị cục phó nọ. Nếu chưa xóa bỏ mại dâm ra khỏi danh mục tệ nạn thì ít nhất cũng nên xóa bỏ sự cầm tù những phụ nữ khốn khó phải đi bán thân nuôi miệng. 


Bài do tác giả gởi đến

25 commentaires:

  1. Người- Tiền Giang1 juin 2012 à 12:25

    đại biểu quốc hội Đặng Thị Kim Chi của tỉnh Phú Yên là 'đỉnh cao trí tuệ' của đảng mà. Bái nhục.
    Tại sao họ đi bán dâm?, khi được đưa vào" cơ sở chửa bệnh" thì khi ra có bảo đảm là họ sẽ không bán dâm hay là nên nghĩ bán dâm mà chuyển sang nghề ăn cướp.

    RépondreSupprimer
  2. Nên thay đổi1 juin 2012 à 12:28

    Tôi cho rằng việc cấm mại dâm và bắt họ vào trại phục hồi nhân phẩm là không mang lại kết quả nào đáng kể đâu.

    Loài người sẽ không bao giờ cấm được mại dâm và mãi dâm. Đó là một hoạt động tự nhiên của xã hội loài người.

    Nên tốt nhất là cho hợp pháp hóa và quản lý hoạt động này sẽ có hiệu quả xã hội tốt hơn nhiều mà nhà nước không phải chi một khoản tiền lớn cho hoạt động cấm đoán và cải tạo nhưng không bao giờ thành công.

    Không nên gắn ý chí chính trị với việc này. Nếu cứ như hiện nay thì chỉ tốn tiền và gây thêm phiền phức mà thôi.

    Nhưng cần ban hành luật và chế tài xử rất nặng những cơ sở, tổ chức có hành vi tổ chức lầu xanh trái phép.

    Tôi cho rằng nếu các nhà lãnh đạo cứ bám víu lấy cái gọi là đạo đức, truyền thồng, nhân phẩm vì bản thân nhóm của mình (sự mất chức, mất việc, mất nguồn lại quả ngầm, không lương làm gì mà ăn )vv... thì chỉ làm cho Nhà nước tốn người tốn của mà thôi. Chẳng cải tạo được ai đâu.

    Cái gốc là sản xuất phát triển, nhiều việc làm, thu nhập cao thì việc này sẽ không phát triển vì chẳng ai muốn đi làm việc này.

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Câu cuối không đúng đâu, thử làm một cuộc so sánh, ví dụ: có bao nhiêu công chức không thích công việc của mình (mà vẫn hằng ngày đi làm, vì chẳng có lựa chọn nào hơn) và bao nhiêu gái bán dâm kiên quyết không bỏ nghề?

      Supprimer
    2. tôi đồng ý. Mại dâm đã có từ xưa chứ không phải mới đây. Chỉ có chống kiểu đại trà mới là mới đây thôi. Riêng các đoàn thể, hiệp hội, tổ chức chính trị nên cấm thành viên mình đi mua dâm để giữ uy tín của tổ chức mình.

      Supprimer
  3. Trịnh Vĩnh Phúc1 juin 2012 à 12:54

    Tôi tán thành quan điểm của Luật gia Trần Đình Thu, dù tôi chưa biết ông là ai, công tác ở đơn vị nào...

    RépondreSupprimer
  4. Trịnh Vĩnh Phúc1 juin 2012 à 12:56

    Hồi năm ngoái, tại Quảng Ninh, đích thân Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đặt vấn đề đã đến lúc không nên coi mại dâm là một tệ nạn xã hội. Lập tức vị Cục phó Cục phòng chống tệ nạn xã hội (đơn vị này thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phản đối ngay. Nhưng sự phản đối này tôi cho rằng nó dựa trên sự ích kỷ của lợi ích nhóm là chính, chứ không phải vì lợi ích cộng đồng. Vị cục phó này phản đối vì sợ “thất nghiệp”. Quả là như thế thật. Một đơn vị làm nhiệm vụ phòng chống tệ nạn xã hội thì khó có thể chấp nhận đề nghị không coi mại dâm là tệ nạn xã hội.

    RépondreSupprimer
  5. Tôi có ý kiến:
    Với cái "CNXH thiên đường" như hiện nay, thì NN ta có đến ngìn vạn điều luật, có bàn cãi sang đời tiểu sành cũng không đạt kết quả về vấn đề mua,bán dâm. Bởi nó là nhu cầu, là quy luật phát triển của con người. Càng cấm đoán, luật không nghiêm,không phù hợp thì nó càng phát triển mạnh và ngày càng tinh vi hơn mà thôi. Chả thế mà rất nhiều quan chức, đại gia, đại ca không giám hiên ngang vào "xới vật" mà phải lén lút, lừa vợ, lừa con, song lại ra sức dùng quyền uy tiền bạc để đổi chác, truy hoan trụy lạc với cả nhân viên dưới quyền, với chính người vợ của bạn thân mình. Không biết bà Đặng Thị Kim Chi đã "dính" những cuộc tình nào như thế chưa? Và nhân đây tôi khẳng định rằng, kẻ mua dâm nhiều nhất vẫn là các quan chứ không phải dân thường. Điều này chứng minh rất dễ, vì bạn tôi là lái xe con cho một ông sếp (cấp cơ sở thôi nhé). Hắn bảo: Một năm ông ta tiếp đến hàng trăm đoàn khách cấp trên, mà đoàn nào cũng đòi phải từ A đến Z họ mới hài lòng. Bằng không thì đợi đấy, hoặc phải hạ bệ ngay cái lão cù lần "không biết điều" ấy cho sớm chợ. Và buồn cười nhất là có đoàn còn cãi nhau, rồi giận dỗi nhau vì không được "Ấy" trước, vì "hàng" không mượt, kém chất lượng. Mẹ kiếp! Có ông mồm miệng vẫn đang nhồm nhoàm râu mực mà đã xồng xộc lên tầng, sục rúc vào phòng để nhận em này em nọ, rồi cứ thế vật ngang lật dọc con người ta ra như mua mèo bán chó ngoài chợ. Đấy! Đảng viên đấy, lãnh đạo đấy, cấp trên đấy. Đạo đức nhỉ, tử tế nhỉ...Đấy! Ai làm gì được họ?! May ra có bà Đặng Thị Kim Chi bắt nhốt họ vào "cơ sở chữa bệnh" của bà phải không các Còm?

    RépondreSupprimer
    Réponses
    1. Nói thất các bác chứ chỗ em cô nào làm gái mại dâm mà xấu thì ế rồi cũng phải bỏ nghề thui. Có "cán bộ" nói huych toẹt "không có đảng thì còn sống được chứ không dâm thì chết cho khỏe"

      Supprimer
  6. Cảm ơn Mại Dâm1 juin 2012 à 15:01

    Tôi là người đàn ông . Và tôi biết mại dâm rất cần thiết như hơi thở , như cơm ăn áo mặc...
    Tội hiếp dâm hiện nay rất nhiều vì đâu ? Vì các vị cứ thích đạo đức giả , giống như đảng dẫn chúng ta lên chủ nghĩa cộng sản vậy . Nó rất ảo tưởng , không thực tế .
    Nếu không có mại dâm ,lúc chưa có vợ , tôi cũng đã phạm tội hiếp dâm rồi .
    Tôi xem nghề bán dâm cao quý như nghề giáo của tôi vậy .
    Họ còn tốt hơn những kẻ tham ô , tham nhũng , bán ghế .

    RépondreSupprimer
  7. de nghi bien phap' co' the giam? duoc te nan mai dam >>phat that nang nguoi mua dam lan thu nhat 5 trieu dong lan thu 2 phat gap doi^ va 1 thang lam viec cong dong. lan thu phat tu` tu 3 thang' den 1 nam bao? dam? te nan mai~ dam se~ giam? it nhat 50/100 trong vong 1 nam neu' bon. cong an ko an hoi' lo^. cua? nhung nguoi vi pham.

    RépondreSupprimer
  8. Tôi đã được nghe những cú điện thoại của một số bà chủ nhà nghỉ và CA, cùng những ông lãnh đạo đầu nghành họ gọi cho nhau thế này:
    - Alô... có "hàng" mới.... dạ dạ...Em mời anh lên khai trương...
    - Alô!.....Vâng vâng, "hàng sịn, tuổi 16...vâng vâng. Dạ dạ...không đúng em đền em là được, ưng không?!...OK.
    - Alô!...Anh à... lão nhà em lên máy bay rồi. tối nay ....nhớ nhé.
    - Alô!....Sẵn sàng chưa...nhớ là sếp của sếp anh đấy, chăm sóc chu đáo, có thưởng...he he.

    RépondreSupprimer
  9. Tốt nhất cứ cho mở một khu đèn đỏ công khai giữa phố, lão nào chịu chơi cứ nghênh ngang vác gậy vào đấy mà đập. Cấm nó lại đi ăn vụng đếch thằng nào thấy, chưa bị lộ nó đứng trên diễn đàn rao giảng đạo đức nghe chói tai. chuyện bác DO KHUC kể là chuyện thật cham phần chăm luôn.

    RépondreSupprimer
  10. Cấm thụt ra thụt vào1 juin 2012 à 18:48

    Tôi dám chắc mà nói rằng hầu hết đàn ông dù làm gì và ở vị trí nào thì cả đời cũng sẽ đi ngủ với vài phụ nữ. Nhưng một số người kín đáo và không nói ra để ra vẻ ta đây đạo đức mà thôi.

    Sinh hoạt tình dục như không khí, cơm ăn, nước uống thôi mà. Hai bên nam nữ có nhu cầu thì cứ để họ đi thôi miễn là tự nguyện. Việc gì nhà nước phải tốn tiền, tốn công sức can thiệp.

    Còn mại dâm thì hãy tìm hiểu đâu là nguyên nhân cơ bản và giải quyết nguyên nhân đó đi thì sẽ hết. Đó là việc làm và thu nhập.

    Còn không giải quyết nổi vấn đề việc làm và thu nhập thì hãy hợp pháp hóa nó chứ cứ chống mới chả cải tạo như hiện nay thì có mà đến tết Công Gô cũng chả giải quyết được đâu. Chỉ tốn tiền vô ích thôi.

    Rồi đồ chơi tình dục cũng cấm. Thế thì làm gì mà chả hiếp dâm nhiều thế. Bức xúc tự nhiên của con người mà thế là không kìm chế được và hiếp dâm. Đơn giản thế thôi đấy.

    Cứ cho bán đồ chơi tình dục công khai với các hàng có chất lượng cao được nhập khẩu đàng hoàng. Vì có nhiều người cần tình dục nhưng không dám hoặc không thể thì họ dùng đồ chơi tình dục để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của họ. Việc đó có sao đâu. Hiếp dâm sẽ rất ít.

    Cứ nghĩ cấm là tốt. Nhưng thực ra chả cấm nổi và chẳng giải quyết được gì.

    Bàn đến việc này mới thấy nhà thơ Bút Tre đúng:

    To lớn đến như nước Nga
    Người ta không cấm thụt ra thụt vào
    Lạc hậu như thể nước Lào
    Người ta chẳng cấm thụt vào thụt ta
    Chỉ riêng có nước Nam ta
    Đâu đâu cũng cấm thụt ra thụt vào.

    RépondreSupprimer
  11. Thu nhat la khong cam duoc mai dam o VN,vi nhieu nguoi khong con con duong nao khac,thu nua rat nhieu dai gia rung mo. Theo chung toi nen hinh thanh nhung khu den do nhu mot so nuoc quanh ta va quan ly that chat,da vao khu den do thi khong nen lam quan chuc . Tu thua nao thua nao chung toi da duoc phan tich bai tho cua nha CM TO Huu bai " Co gai song Huong" hay nhin su viec mot cach nhan dao hon.

    RépondreSupprimer
  12. Hỏi thật các bác có vợ (cả những bác có chức có quyền và những bác chả có gì), bác nào chưa hề đi "ăn vụng" dơ tay lên xem.
    Em khai trước nhá em...CÓ.
    Có một chuyện thế này:
    Một ông vua ra lệnh chém đầu những ai đến thanh lâu. Khi ra pháp trường đao phủ hỏi:
    - Anh tội gì mà phải án chém.
    - Đến thanh lâu.
    Anh đao phủ quì xuống đưa đao cho quan phụ mẫu và nói:
    - Tôi không chém được vì tôi cũng có đến thanh lâu.
    Thế nên, theo thiển ý chúng ta nên "bán chính thức" cái "công nghệ không khói này" này để:
    1- Kiểm soát bệnh
    2- Tránh cho những người làm nghề khỏi bị chăn dắt bởi ma cô.
    Mạo muội góp ý có gì thất thố, các bác bỏ quá cho.
    TB:
    Tiện thể cho em hỏi cả nhưng bác CA chống tệ nạn xã hội luôn, các bác có không vậy..?

    RépondreSupprimer
  13. NẶC DANH nói như đúng rồi.
    Cảm ơn.
    Mình ngĩ:
    - Thà cứ mở toang cánh cửa cái "cơ sở chữa bệnh" này một cách công khai, dưới hình thức luật pháp tôn chỉ, quản lý chặt chẽ, có "bảo hiểm" như CBCNV Nhà nước, có chế độ hưu trí...thì đã sao?
    CÒN BÀ ĐẶNG THỊ KIM CHI?
    - Tuy ra vẻ tôn sùng đạo đức, giữ gìn nhân phẩm, nói để có tiếng nói mình là ĐBQH, song, xin lỗi, bà đã "hết kinh nguyệt " chưa mà ngây thơ thế. Rất mong bà hãy tự đập vỡ cái gương mặt trát đầy son phấn của XH này để con cháu bà cùng mọi người khỏi mang danh là "cười nguời hôm trước hôm sau người cười... ", he he

    RépondreSupprimer
  14. Nguyễn An Liên1 juin 2012 à 22:01

    Thật là uổng phí tiền nộp thuế để nuôi những ông, bà nghị như bà nghị gì đó ở Phú Yên ! Không biết kỳ này nghị Phước có phát biểu gì không ta?

    RépondreSupprimer
  15. Người thường phải hầu các quan mỗi khi nghiệm thu dự án2 juin 2012 à 10:06

    Mua bán dâm là một trong những nghề cổ xưa nhất, như nghề trồng lúa, ở nước nào cũng có. Nhiều nước gái mại dâm còn lăng xê quảng cáo, làm chính trị ( như ở Ytalia), có cầu thì có cung, thực ra đó cũng là một hình thức lao động cực nhọc cả thể chất và tâm hồn chẳng sung sướng gì. Nhưng dù sao vẫn còn dễ chịu hơn cái nghề móc túi cướp giật.
    Ở Việt nam nói là cấm nhưng thực ra nhiều địa điểm trên cả nước mua bán dâm công khai tự nhiên như đi ăn cua ăn ghẹ biển, ai ai cũng biết, nhưng nó vẫn tồn tại ngang nhiên, bởi vì các nhà chứa đều phải nộp tô hàng tháng cho các nhà chức trách để được hoạt động. Có những cơ sở chuyên phục vụ các VIP vì được khẳng định là tuyệt đối an toàn đã có các anh phường, anh quận bảo kê, khi các anh phường các anh quận dẫn tới thì xin cứ vô tư đi; Tôi nhiều lần chứng kiến một lúc nhiều xe con, xe 16 chỗ, 24 chỗ chở cả đoàn cán bộ vào ngồi xếp hàng ở lễ tân chờ nhà chứa điều gái đến, rất công khai. Chính vì vậy nên cấm để nhiều người được hưởng tiền thu tô, tiền làm luật của các chủ chứa. Nếu không coi đó là tệ nạn cho tự do thì họ không sợ mất việc mà sợ hết nguồn thu tô thôi, chứ đạo đức gì họ!
    cái gì cấm là cái đó tạo tham nhũng,tạo cửa quyền, tạo cán bộ méo mó.
    Vậy nên quan điểm không coi mại dâm là một nghề không phải là quan điểm tiêu cực!

    RépondreSupprimer
  16. Mại dâm là mua bán dâm để thỏa mãn nhu cầu sinh lý con người, người phục vụ được trả công sòng phẳng không lừa đảo tranh chấp. Vậy tại sao lại bắt giữ người bán rồi thì chụp mũ mất nhân phẩm cần phục hồi? Thật là 1 trò lố bịch ấu trĩ. Tôi ngĩ rằng những số phận gái bán hoa cũng thật đáng thương, nhưng họ còn nhiều nhân phẩm hơn những kẻ tham nhũng nhiều lần. Họ làm cho đồng loại vui sướng, còn những kẻ vỗ ngực ta đây là cán bộ thì lại vùi dập đồng bào của mình.

    RépondreSupprimer
  17. Hồi xưa thời Pháp thuộc có đội con gái chuyên bắt các cô gái bán dâm lậu( chưa đăng ký} về để khám, chữa bệnh và bắt hành nghề có quản lý.
    Hồi xưa thời Pháp thuộc có nhà thương thí chữa bệnh cho người nghèo không lấy tiền.
    Hồi xưa có tụi Tây Đoan chuyên đi bắt rượu lậu để không phát tán thứ cồn không kiểm soát được chất lượng.
    Hồi xưa các cụ yêu nước thương nòi dược mở tòa báo phản biện như cụ Ngyến an Ninh mở TIẾNG CHUÔNG RÈ mà không phải trả tiền điện.
    Cái hồi xưa ấy tôi chưa đẻ nên không biết có thật không?hay lại luận điệu có yếu tố nước ngoài mong các vị chỉ giáo.

    RépondreSupprimer
  18. hình như mỗi nước VN là có phòng chống mại dâm phải không các bạn còn các nước khác mai dâm đc cho phép hành nghề hết rồi mà =))

    RépondreSupprimer
  19. Nên hợp pháp hóa và quản lý chặt chẽ5 juin 2012 à 12:03

    Theo tôi nghĩ là nhà nước nên hợp pháp hóa mại dâm, cớ bạc và cá độ và quản lý chặt chẽ những hoạt động này thì lợi ích nhiều hơn và tình hình tốt hơn.

    Hoạt động mại dâm bị coi là tện nạn là sai lầm. Tệ nạn tham nhũng, phá hoại nền kinh tế đất nước qua các hành động vô trách nhiệm mới đúng là tội phạm nguy hiểm và đê tiện nhất hiện nay.

    Không phải ai cũng đi làm mại dâm và ai cũng mua dâm. Số lượng người làm mại dâm và mua dâm là số ít và thực chất họ không gây tai hại gì lớn cho xã hội (ngoài bệnh tật) nếu được quản lý tốt và hoạt động công khai theo pháp luật qui định.

    Liệu chúng ta có thể thành công trong việc tiêu diệt hết cờ bạc, mại dâm và cá độ không?

    Nhà nước có thể bố trí mỗi m2 lãnh thổ có một công an để kiểm soát tình hình này không?

    Câu trả lời là không thể và không bao giờ thành công.

    Do đó nên công khai và hợp pháp hóa những hoạt động này. Đồng thời đánh thuế thật cao các cơ sở được phép tổ hành hành nghề mại dâm, cờ bạc và cá độ.

    Từ việc đánh thuế rất cao thì giá mua những dịch vụ này không hề thấp. Do vậy không phải ai ai cũng có tiền mà tham gia cờ bạc, cá độ và mua dâm. Tự khắc số người tham gia hoạt động này sẽ giảm đi rất nhiều do họ tự kìm chế bản thân mình vì không có tiền.

    Xử lý nghiêm khắc những ai tổ chức mại dâm, cá độ và cờ bạc trái pháp luật.

    Đây thực chất là các hoạt động mang tính kinh tế vì vậy nhà nước nên dùng biện pháp kinh tế để kiểm soát và hạn chế nó , chứ dùng biện pháp hành chính là cấm đoán thì chẳng bao giờ thành công và tốn quá nhiều tiền của ngân sách.

    Hầu hết các nước coi mại dâm là hợp pháp, hoặc không coi đó là tệ nạn nên nhà nước không tốn công, tốn của vào việc làm vô vọng này.

    RépondreSupprimer
  20. Thằng to mồm phê phán, chê bai mại dâm thường là thằng đĩ nhất. Đạo đức quái gì chúng nó.

    RépondreSupprimer
  21. Tại sao VN không dẹp được nạn mại dâm mà ngày càng phát triển, bởi có rất nhiều nhóm lợi ích ăn bám theo cái đũng quần chị em.
    Như CA, chính quyền, cục phòng chống tệ nạn, bảo kê và chính những đối tượng này lại muốn được thưởng thức miễn phí.
    Thế mới có chuyện Chỗ nào cũng xây nhà nghỉ để làm việc đĩ, làm loạn cả xã hội mà vẫn coi là tốt đẹp.Khi nói đến lập phố đèn đỏ để quản lý, thu thuế thì chúng phản đối là vậy.

    RépondreSupprimer
  22. I'm not sure where you are getting your information, but great topic. I needs to spend some time learning more or understanding more. Thanks for excellent information I was looking for this information for my mission.
    Review my web site - Stella Mccartney Adidas

    RépondreSupprimer