Thay đổi, thay đổi, thay đổi.
Đã đến lúc không thể không tính đến chuyện thay đổi, từ người dân đến những kẻ đang cầm quyền.
Dù bị ngăn cản quyết liệt bởi thế lực phản động, nhưng con tàu Việt nam đang đi về phía ánh sáng văn minh vẫn cứ tiến tới. Sự ngăn cản chỉ có thể làm cho con tàu chậm đi chứ không làm nó phải dừng lại hay quay lui.
Tàn dư còn lại của CNCS quốc tế đang gắng gượng trên một vài quốc gia.. Trong thực tế thì CNCS cũng không còn tồn tại nữa. Các đảng CS đang cầm quyền thực chất chỉ còn lại cái tên bên ngoài khi họ chấp nhận cung cách làm ăn của tư bản: Xóa bỏ nền kinh tế hoạch định, chấp nhận cơ chế thị trường, cho tư nhân tự do làm giàu, nghĩa là tự do bóc lột giá trị thặng dư, kể cả đảng viên vô sản của họ. Đến ngày nay vẫn còn nói kiên định với lập trường giai cấp vô sản, vẫn hô hào tiến lên CNXH chẳng qua là cách nói tự huyễn hoặc và lấy đó biện minh cho sự tồn tại của cơ chế độc tài lỗi thời.
Mô hình nửa vời ấy kéo dài sự tồn tại gắng gượng của cơ chế thêm một thời gian và đã đến lúc bộc lộ những mâu thuẩn không cách nào khắc phục. Người dân tự do làm ăn, tự do tư hữu không thể nào tiếp tục chấp nhận cái áo cơ chế lỗi thời, lạc hậu mà họ bị cưỡng bức mặc quá lâu.
Bản thân nền kinh tế thị trường được định hướng chủ đạo bởi những "quả đấm thép" tập đoàn quốc doanh đang vào hồi rệu rã. Những quả đấm thép để định hướng CNXH ấy đã bị han rỉ từ gốc bởi chính cơ chế duy ý chí tạo ra chúng. Chưa có một tín hiệu gì để thấy rằng kinh tế sẽ phục hồi trong vòng 5 năm tới. Chứng khoán suy sụp, thị trường nhà đất khổng lồ đang bị đóng băng chết cứng cùng với khối lượng vốn cực lớn đổ vào đó, sản xuất đình đốn do thiếu vốn, hệ thống ngân hàng đang ngày càng rối loạn do sự lũng đoạn của nhóm đặc quyền và do điều hành bởi cơ chế tài chánh phản thị trường và thiếu minh bạch. Đầu tư nước ngoài liên tục sụt giảm, đầu tư trong nước chựng lại do hụt vốn và do mất niềm tin.
Bất an và rối loạn hiện diện khắp mọi nơi. Loạn dự án, loạn nhà đất, loạn ngân hàng, loạn chứng khoán, loạn giá vàng, loạn quy hoạch, loạn giao thông, loạn cảng biển, loạn phi trường, loạn sân golf, loạn đại học, loạn tuyển sinh, loạn thủy điện, loạn phá rừng, loạn phung phí tài nguyên môi trường, loạn đầu tư công, loạn mua quan bán chức... Nghĩa là không có lãnh vực nào được điều hành một cách khoa học và có bài bản bởi một nhạc trưởng có chuyên môn cơ bản chứ đừng nói là nhạc trưởng giỏi.
Tất cả những cái đó là hệ quả của một thiết chế phi dân chủ cùng với cách làm ăn theo cơ chế thị trường nửa vời.
Để đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng và đi lên, không thể không có sự thay đổi. Ngay bản thân những người CS chân chính đang cầm quyền cũng nghĩ đến chuyện thay đổi để cứu nước, cứu đảng.
Nhưng thay đổi theo kịch bản nào?
Dựa vào kinh nghiệm lịch sử, có ba kịch bản cho sự thay đổi có thể xảy ra:
- Đảng cầm quyền tự thay đổi bằng những cải cách dân chủ và nhượng bộ dần dần. Lập ra quốc hội lưỡng viện, với thượng viện là đại biểu do đảng chỉ định, hạ viện gồm những đại biểu do dân thực sự bầu ra từ tranh cử tự do với sự tham gia của nhiều đảng phái.
Đây là kịch bản đã từng diễn ra với cách mạng Anh. Giai cấp phong kiến cầm quyền từng bước nhượng bộ trước những yêu cầu dân chủ của giai cấp tư sản đang nổi lên. Viện Thứ Dân (hạ viện), đại biểu do dân bầu lên, được lập ra bên cạnh Viện Quý Tộc(thượng viện) để cùng nắm quyền lập pháp. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời và nhờ vậy triều đình phong kiến Anh vẫn còn tồn tại trong định chế dân chủ cho đến ngày hôm nay. Chế độ độc tài quân sự Miến Điện cũng đang đi theo con đường nầy. Họ tự cải cách và dần dần từng bước nhượng bộ trước yêu cầu dân chủ hóa của toàn dân. Các đảng phái đối lập được tự do tham gia bầu cử, các quyền tự do của người dân từng bước được phục hồi. Tiến trình dân chủ hóa diễn ra trong hòa bình và ổn định.
Đây là kịch bản tốt nhất, lý tưởng nhất cho Việt Nam. Đất nước được dân chủ hóa mà đảng cầm quyền vẫn tiếp tục tồn tại và vì thế vẫn giữ được sự ổn định, tránh đi những mất mát đau thương không đáng có, nhất là trong tình hình giặc ngoại xâm phương Bắc đang lăm le chờ cơ hội bên ngoài.
- Nhân dân đứng lên lật đổ nhà cầm quyền. Trước yêu cầu bức bách của sự thay đổi, trước yêu cầu phải dân chủ hóa, nếu nhà cầm quyền vẫn bằng mọi cách duy trì thể chế độc tài lạc hậu, thì đến một thời điểm chín mùi, cách mạng sẽ nổ ra. Nhân dân sẽ đứng dậy lật đổ nhà cầm quyền. Đây là kịch bản từng xảy ra trong quá khứ với cách mạng Pháp, cách mạng Nga... Rồi lặp lại tại Đông Âu cũng như tại các nước Á Rập mới đây. Để xảy ra kịch bản nầy sẽ gây ra bất ổn và thiệt hại rất lớn. Đó là cái giá cần phải trả cho một nền dân chủ do đấu tranh mà có, không thể tránh khỏi.
- Người tiến bộ trong đảng tự đứng lên cướp quyền lãnh đạo và chuyển qua giai đoạn độc tài cá nhân. Khi không còn thuyết phục được lực lượng bảo thủ trong đảng, những đảng viên tiến bộ có thể tập hợp lại dưới trướng của một cá nhân uy tín nào đó, đứng lên cướp quyền lãnh đạo đảng. Những người nầy có thể sẽ chuyển đổi đất nước qua thẳng thể chế dân chủ như kịch bản 1 hoặc chuyển qua thể chế độc tài phi cộng sản một thời gian trước khi dân chủ hóa hoàn toàn. Những lời đồn đại về một "tổng thống N T D" phải chăng là manh nha của kịch bản nầy?
Vấn đề là khi nào thì diễn ra sự thay đổi. Đó là vào lúc thời cơ đã chín mùi. Khi ấy chỉ cần một làn gió thoảng qua cũng làm trái rụng. Làn gió thoảng qua ấy có thể xuất phát từ một cuộc đàn áp của nhà cầm quyền với người dân (như ở Libya), hoặc từ sự biến động của nền kinh tế đang càng lúc càng suy kiệt...
Tuy nhiên cũng có thể không có thay đổi gì hết trong vòng vài chục năm tới. Có một kịch bản nữa mà qua các dấu hiệu thực tế đang lộ dần ra, không thể không rùng mình nghĩ đến. Kịch bản đưa đất nước nầy lệ thuộc vào Trung cộng. Dưới cái ô che của mẫu quốc vĩ đại, mọi cái lạc hậu vẫn tiếp tục tồn tại, tồn tại cho đến khi nào mẫu quốc sụp đổ hoặc cho đến khi đất nước lại xuất hiện một Lê Lợi mới.
Đã đến lúc không thể không tính đến chuyện thay đổi, từ người dân đến những kẻ đang cầm quyền.
Dù bị ngăn cản quyết liệt bởi thế lực phản động, nhưng con tàu Việt nam đang đi về phía ánh sáng văn minh vẫn cứ tiến tới. Sự ngăn cản chỉ có thể làm cho con tàu chậm đi chứ không làm nó phải dừng lại hay quay lui.
Tàn dư còn lại của CNCS quốc tế đang gắng gượng trên một vài quốc gia.. Trong thực tế thì CNCS cũng không còn tồn tại nữa. Các đảng CS đang cầm quyền thực chất chỉ còn lại cái tên bên ngoài khi họ chấp nhận cung cách làm ăn của tư bản: Xóa bỏ nền kinh tế hoạch định, chấp nhận cơ chế thị trường, cho tư nhân tự do làm giàu, nghĩa là tự do bóc lột giá trị thặng dư, kể cả đảng viên vô sản của họ. Đến ngày nay vẫn còn nói kiên định với lập trường giai cấp vô sản, vẫn hô hào tiến lên CNXH chẳng qua là cách nói tự huyễn hoặc và lấy đó biện minh cho sự tồn tại của cơ chế độc tài lỗi thời.
Mô hình nửa vời ấy kéo dài sự tồn tại gắng gượng của cơ chế thêm một thời gian và đã đến lúc bộc lộ những mâu thuẩn không cách nào khắc phục. Người dân tự do làm ăn, tự do tư hữu không thể nào tiếp tục chấp nhận cái áo cơ chế lỗi thời, lạc hậu mà họ bị cưỡng bức mặc quá lâu.
Bản thân nền kinh tế thị trường được định hướng chủ đạo bởi những "quả đấm thép" tập đoàn quốc doanh đang vào hồi rệu rã. Những quả đấm thép để định hướng CNXH ấy đã bị han rỉ từ gốc bởi chính cơ chế duy ý chí tạo ra chúng. Chưa có một tín hiệu gì để thấy rằng kinh tế sẽ phục hồi trong vòng 5 năm tới. Chứng khoán suy sụp, thị trường nhà đất khổng lồ đang bị đóng băng chết cứng cùng với khối lượng vốn cực lớn đổ vào đó, sản xuất đình đốn do thiếu vốn, hệ thống ngân hàng đang ngày càng rối loạn do sự lũng đoạn của nhóm đặc quyền và do điều hành bởi cơ chế tài chánh phản thị trường và thiếu minh bạch. Đầu tư nước ngoài liên tục sụt giảm, đầu tư trong nước chựng lại do hụt vốn và do mất niềm tin.
Bất an và rối loạn hiện diện khắp mọi nơi. Loạn dự án, loạn nhà đất, loạn ngân hàng, loạn chứng khoán, loạn giá vàng, loạn quy hoạch, loạn giao thông, loạn cảng biển, loạn phi trường, loạn sân golf, loạn đại học, loạn tuyển sinh, loạn thủy điện, loạn phá rừng, loạn phung phí tài nguyên môi trường, loạn đầu tư công, loạn mua quan bán chức... Nghĩa là không có lãnh vực nào được điều hành một cách khoa học và có bài bản bởi một nhạc trưởng có chuyên môn cơ bản chứ đừng nói là nhạc trưởng giỏi.
Tất cả những cái đó là hệ quả của một thiết chế phi dân chủ cùng với cách làm ăn theo cơ chế thị trường nửa vời.
Để đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng và đi lên, không thể không có sự thay đổi. Ngay bản thân những người CS chân chính đang cầm quyền cũng nghĩ đến chuyện thay đổi để cứu nước, cứu đảng.
Nhưng thay đổi theo kịch bản nào?
Dựa vào kinh nghiệm lịch sử, có ba kịch bản cho sự thay đổi có thể xảy ra:
- Đảng cầm quyền tự thay đổi bằng những cải cách dân chủ và nhượng bộ dần dần. Lập ra quốc hội lưỡng viện, với thượng viện là đại biểu do đảng chỉ định, hạ viện gồm những đại biểu do dân thực sự bầu ra từ tranh cử tự do với sự tham gia của nhiều đảng phái.
Đây là kịch bản đã từng diễn ra với cách mạng Anh. Giai cấp phong kiến cầm quyền từng bước nhượng bộ trước những yêu cầu dân chủ của giai cấp tư sản đang nổi lên. Viện Thứ Dân (hạ viện), đại biểu do dân bầu lên, được lập ra bên cạnh Viện Quý Tộc(thượng viện) để cùng nắm quyền lập pháp. Chế độ quân chủ lập hiến ra đời và nhờ vậy triều đình phong kiến Anh vẫn còn tồn tại trong định chế dân chủ cho đến ngày hôm nay. Chế độ độc tài quân sự Miến Điện cũng đang đi theo con đường nầy. Họ tự cải cách và dần dần từng bước nhượng bộ trước yêu cầu dân chủ hóa của toàn dân. Các đảng phái đối lập được tự do tham gia bầu cử, các quyền tự do của người dân từng bước được phục hồi. Tiến trình dân chủ hóa diễn ra trong hòa bình và ổn định.
Đây là kịch bản tốt nhất, lý tưởng nhất cho Việt Nam. Đất nước được dân chủ hóa mà đảng cầm quyền vẫn tiếp tục tồn tại và vì thế vẫn giữ được sự ổn định, tránh đi những mất mát đau thương không đáng có, nhất là trong tình hình giặc ngoại xâm phương Bắc đang lăm le chờ cơ hội bên ngoài.
- Nhân dân đứng lên lật đổ nhà cầm quyền. Trước yêu cầu bức bách của sự thay đổi, trước yêu cầu phải dân chủ hóa, nếu nhà cầm quyền vẫn bằng mọi cách duy trì thể chế độc tài lạc hậu, thì đến một thời điểm chín mùi, cách mạng sẽ nổ ra. Nhân dân sẽ đứng dậy lật đổ nhà cầm quyền. Đây là kịch bản từng xảy ra trong quá khứ với cách mạng Pháp, cách mạng Nga... Rồi lặp lại tại Đông Âu cũng như tại các nước Á Rập mới đây. Để xảy ra kịch bản nầy sẽ gây ra bất ổn và thiệt hại rất lớn. Đó là cái giá cần phải trả cho một nền dân chủ do đấu tranh mà có, không thể tránh khỏi.
- Người tiến bộ trong đảng tự đứng lên cướp quyền lãnh đạo và chuyển qua giai đoạn độc tài cá nhân. Khi không còn thuyết phục được lực lượng bảo thủ trong đảng, những đảng viên tiến bộ có thể tập hợp lại dưới trướng của một cá nhân uy tín nào đó, đứng lên cướp quyền lãnh đạo đảng. Những người nầy có thể sẽ chuyển đổi đất nước qua thẳng thể chế dân chủ như kịch bản 1 hoặc chuyển qua thể chế độc tài phi cộng sản một thời gian trước khi dân chủ hóa hoàn toàn. Những lời đồn đại về một "tổng thống N T D" phải chăng là manh nha của kịch bản nầy?
Vấn đề là khi nào thì diễn ra sự thay đổi. Đó là vào lúc thời cơ đã chín mùi. Khi ấy chỉ cần một làn gió thoảng qua cũng làm trái rụng. Làn gió thoảng qua ấy có thể xuất phát từ một cuộc đàn áp của nhà cầm quyền với người dân (như ở Libya), hoặc từ sự biến động của nền kinh tế đang càng lúc càng suy kiệt...
Tuy nhiên cũng có thể không có thay đổi gì hết trong vòng vài chục năm tới. Có một kịch bản nữa mà qua các dấu hiệu thực tế đang lộ dần ra, không thể không rùng mình nghĩ đến. Kịch bản đưa đất nước nầy lệ thuộc vào Trung cộng. Dưới cái ô che của mẫu quốc vĩ đại, mọi cái lạc hậu vẫn tiếp tục tồn tại, tồn tại cho đến khi nào mẫu quốc sụp đổ hoặc cho đến khi đất nước lại xuất hiện một Lê Lợi mới.
Nếu VN không theo 3 kịch bản trên thì còn một kịch bản nữa là: VN trở thành ngôi sao thứ 6 của Tàu. Dân VN sẽ phải trải qua một thời gian dài đô hộ, rồi mới vùng lên giải phóng đất nước ( có thể sẽ có một hoặc nhiều nước tham gia). Hy vọng sau đó thì VN sẽ là một nước theo một nền dân chủ văn minh cùng thời đại.
RépondreSupprimerKịch bản này chắc chắn nhân dân VN sẽ không bao giờ chịu. Nếu vậy thì đây là thời điểm nhân dân VN phải có quyết định rõ ràng. Theo kịch bản 2 nếu thời cơ thích hợp.
Như vậy là co 4 kịch bản chứ bác ? Tôi thích kịch bản 2 ,đau đớn chút nhưng hy vọng không bị nửa vời và là cơ hội cho nhân tài xuất hiện .
RépondreSupprimerĐúng thế, kịch bản 2 là kịch bản tuyệt vời nhất!
RépondreSupprimerCác kịch bản mà bác Chênh nêu ra thì cháu thấy rằng kịch bản thứ ba(đẻ ra kịch bản thứ tư) đang xảy ra.
RépondreSupprimerPhe tổng thống đang đòi xử lý các trang mạng xuyên tạc, bôi nhọ đảng-nhà nước, mà thủ phạm là "lực lượng thù địch"!?
Trời đất! ai là lực lượng thù địch? phải nói rõ là thù địch của phe tổng thống, chứ nào có thù địch với phe vua?
Không khéo phe phái thi nhau xử lý luôn các trang phản biện xã hội thì một ngày kia ngũ thức dậy đã thấy cờ Trung Quốc thêm một ngôi sao lúc nào không hay.
Cuộc xử lý này nguy hiểm trùng trùng, nguy hiểm cho phe tổng thống nhiều hơn. Vì dẫu sao phe tổng thống còn yếu tay nghề trong việc "vận động quần chúng nhân dân". Nhìn công cuộc đấu tố trong CCRĐ thì biết ngay.
2+3 là tình huống đẹp nhất . Dân đứng lên đòi hỏi kết hợp với lực lượng tiến bộ trong đảng giải tán đảng cộng sản và thiết lập thể chế dân chủ đa đảng thông qua một chính phủ lâm thời. Không xảy ra đổ máu, mất mát, cuộc chuyển đổi êm thấm và chắc chắn dẫn tới nền dân chủ đa đảng .
RépondreSupprimerXác suất của kịch bản thứ nhất là bằng 0. Họ đã có vài chục năm để làm điều đó, nhưng họ đã không làm. Họ sẽ không học theo cách của giới cầm quyền Mianmar, họ sẽ bám lấy những cái ghế của họ đến cùng - bất luận là xảy ra kịch bản nào.
RépondreSupprimerĐất nước phải được lèo lái bởi những người có thực tài. Muốn có người có thực tài phải công bằng và tạo mọi cơ hội cho mọi người đóng góp. Chánh quyền CS không áp dụng như vậy. Họ đàn áp thẳng tay những người không theo họ. Cuối cùng, ban lãnh đạo toàn những người có tầm nhìn hạn hẹp, kỳ thị, quan liêu, gia trưởng và độc tài. Đất nước mình phải thay đổi mới có cơ may vươn lên. CS đang lui dần về quá khứ là một sự thật không chối cải.
RépondreSupprimerĐúng quá bác Chênh à, là một công chức nhà nước tôi cũng thấy sốt ruột quá rồi.
RépondreSupprimerPhải thay đổi, phải đa đảng, phải tự do ứng cử và tranh cử
chim và chuột là hai loại sống có tính chất cách biệt nhau.các vị nhà ta dùng mẹo cá rô lừa dân bằng cahs nói xấu bôi nhọ cả chim lẫn chuột và vổ vai bảo dân việt rằng ta là loai tinh khôn đây ,ta là DƯƠI đây .họ hàng nhà ta sẽ ngày càng phát trieenrvif ta lùa được các ngươi ở mâm nào ta cũng xơi được
RépondreSupprimerĐọc bài này sau bài của Hạ Đ.Nguyên thì mới thấy cần phải có sự THAY ĐỔI,càng sớm càng tốt,nếu không sẽ mất hết,mất hoàn toàn.
RépondreSupprimerAi còn muốn đảng csVN.có công thì hành động khẩn trương lên,nếu
chậm thì đảng này trở thành tội đồ của dân tộc VN.?
Từ "anh hùng" thành "tội đồ" chỉ là một bước rất nhỏ vì sai một
ly đi một dặm,ở thời điểm khắc nghiệt này !
Liệu có thể xuất hiện một cuộc CM long trời, lở đất như đã từng diễn ra như giai đoạn 1930 - 1975 nữa ?
RépondreSupprimerKhổ thân người dân Việt, sao cứ phải chịu đựng thua thiệt, lầm than, khốn khổ mãi như thế này ?
Suy nghi cho cung the nao cung se co 1 trong nhung kich ban phai xay ra ko lau dau .tuy nhien cai goc sau xa no la do .long con nguoi cac vi lanh Dao VN minh ho qua ich ky va tham lam ko nghi gi cho dat nuoc cjhi nghi cho ca nhan ban than cuas gia dinh ho .Ma ho nhan tam lam nhung hanh dong doc tai tan bao. Neu co xay ra du kich ban nao cung gay dau kho cho ND va ban than gia dinh cua cac vi .Tai cung do long tham gay nen chi the thoi .Vi ko le 1 dan toc di chieu thua 1 nhom nho vi chua co dieu kien do thjoi
Supprimer1 đã, 3 đang, 2 sẽ. Hệ quả, quy luật tất yếu mà thôi.
RépondreSupprimerCâu chuyện nhà thơ bà nhập phản ánh khá trung thực và đầy đủ thực trạng Xã hội cho Lịch sử.
E rằng với thông báo kiểm duyệt các cờ lốc " thế lực thù địch - bôi xấu chế độ" thì cái thay đổi trước tiên là đóng cửa blog của bác Chênh - sợ quá
RépondreSupprimerBác cho hg bài này để hg post lên trang blog cua hg nhé. xin cảm ơn bác.
RépondreSupprimerKịch bản 1 là cuộc cách mạng "cải lương"
RépondreSupprimerKịch bản 2 là cuộc cách mạng thiết lập được nền dân chủ tự do vững chắc.
Kịch bản 3 là cuọc cách mạng thay màu sắc của chế độ độc tài từ độc tài đảng cộng sản trị sang độc tài cá nhân, điển hình là cuộc cách mạng Nga thay chế độ độc tài Xô Viết bằng chế độ độc tài cá nhân.
Kịch bản 4 không phải là cuộc cách mạng mà là đất nước bị lệ thuộc hoàn toàn vào Trung cộng. Kịch bản 2 là tốt nhất cho đất nước và cho nhân dân. Thà một lần đau nhưng đất nước phát triển vững chắc, nhân dân giàu và hạnh phúc.Kịch bản gây đau thương nhất là kịch bản 4
Cứ theo thông báo của Văn phòng Chính phủ thì blog của ông Chênh bị đánh sập là cái chắc. Chuẩn bị vàng bạc mà vượt biên nhập hội với bọn Việt Tân là vừa, ông ạ!
RépondreSupprimerHê hê, Việt Tân là cái gì mà nhập bọn hả Ông Cử?
SupprimerThẳng Cử này chắc chắn là người của 3D, bọn chúng đang thực hiện kịch bản 3 đây mà.
SupprimerTôi thấy kịch bản thứ nhất mang tính khả thi hơn cả vì theo kịch bản này dân tộc ta tạo điều kiện cho chủ nghĩa cộng sản được rút lui trong hòa bình,đảng cộng sản được cáo chung trong danh dự, đồng thời cũng do thế mà tránh được cho đất nước các xung đột đổ máu.
RépondreSupprimerThực lòng , tôi vẫn thích kịch bản 01
RépondreSupprimerDân tộc VN gần 100 năm dưới chế độ cọng sản đã bị "biến đổi gen",
RépondreSupprimerngười Việt bây giờ luôn nghi kị dối trá tự ti đố kị...Dân không tin nhau,đảng không tin nhau,dân không tin chính phủ,chính phủ không tin dân,nói to cũng sợ,nói nhỏ cũng sợ,tụ tập đông người cũng sợ,không có hoạt động tập thể cũng sợ,nói thật cũng sợ,nói dối cũng sợ..., sự sợ hãi quy thành thế lực thù địch. Do đó không thể có bất kỳ kịch bản nào do người Việt tự tạo ra cho mình.
Chúng ta đang chỉ có một kịch bản, đó là kịch bản số phận.
Các vị ơi, nếu là bậc trí giả thì bắt tay vào làm cái gì có lợi cho dân cho nước đi. Đừng ra rả đánh giặc mồm nữa. Rác cả lỗ tai!
RépondreSupprimerTôi cho rằng kịch bản một không thể xảy ra hoặc là rất lâu nữa mới có khả năng xảy ra. Khi đó đất nước này cũng lụn bại mất rồi. Khả thi nhất và tốt nhất là kịch bản 2 + 3 kết hợp. Có đau thương, có mất mát nhưng thà một lần đau. Kịch bản 4, nếu là sự thật thì thôi rồi Việt Nam tôi ơi, đúng là nghĩ đến là rùng mình
RépondreSupprimerCác ban chỉ say xưa với kịch bản nọ kịch bản kia . Các bạn không biết rằng có 1 còn quạ đang chờ các bạn đấu đá nhau chết thôi để nó tranh thủ chiếm biển . Thay đổi thì ai cũng muốn nhưng thay đổi sao để không bị suy yếu mới là thượng sách .Vậy các bạn chọn kịch bản nào ?
RépondreSupprimerSống dưới chế độ VNCH khi trưởng thành, đã bị ru ngủ bởi chủ nghĩa CS hoang tưởng sau 1975. Giác ngộ khi sống, làm việc với chế độ gọi là XHCN VN.
RépondreSupprimerTôi không bao giờ tin kịch bản 1 xảy ra (xác suất bằng không).
Kịch bản 4, mất nước là một kịch bản xấu nhất và có lẽ chúng ta mất nước hẳn, không có một Lê Lợi nào xuất hiện được nữa đâu trong thời đại này.
Tôi ủng hộ kịch bản 2, thà đau đớn một lần để thóat xác. Dân Việt trong và ngoài nước mới có cơ hội ngồi lại với nhau (hòa giả tự nhiên đến không cần bằng nghị quyết 36 hay 37, 38) và đưa đất nước đến phú cường một cách bền vững. Các nước phát triển và Đông Nam Á sẽ ủng hộ VN chống lại thằng Tàu một cách hiệu quả nhất.
CSVN cũng rất lo sợ kịch bản 2 nên hãy nhìn số tướng công an thì biết chúng đã và đang lo sợ như thế nào. Chúng đàn áp dân biểu tình chống Tàu cũng có yếu tố của kịch bản 2. Nay nghe nói Quân Đội mà đứng đầu là Phùng Quang Thanh cũng là phe Trọng lú, và tình hình dân chúng, nhất là thanh niên hiện nay thì không biết thế nào (tuy rằng lòng dân thì đã quá chán ngán với chế độ này rồi).