01/02/2013

Lời bình tác phẩm "Có 500 năm như thế" của một giáo sư sử học Mỹ .


bản dịch trình bày song ngữ của TS Vũ Thị Phương Anh, ĐH Quốc Gia TP.HCM.
Liam Kelley Associate Professor & Undergraduate Coordinator Vietnam, Mainland Southeast Asia
The Cham-Việt Frontier as a “Middle Ground”

Biên giới Chăm-Việt với tư cách là "vùng chuyển tiếp"

One of the most important books written about the history of North America in recent decades is Richard White’s The Middle Ground: Indians, Empires, and Republics in the Great Lakes Region, 1650-1815. What this book did that was so important is that it examined the contact between Native Americans (or “Indians”) and white settlers (French, British, etc.) in one area of North America over a period of a couple of centuries, and explained that interaction in much more complex and sophisticated terms than anyone had before.

Một trong những cuốn sách quan trọng nhất được viết về lịch sử Bắc Mỹ trong những thập niên gần đây là cuốn Vùng chuyển tiếp: Thổ dân Mỹ, các đế chế, và các nền cộng hòa trong khu vực Ngũ Đại Hồ, 1650-1815. Cuốn sách này đã làm được một điều rất quan trọng, đó là xem xét lại sự tiếp xúc giữa những người Mỹ bản địa (mà ta hay gọi là thổ dân Mỹ - Indians) và những người da trắng (người Pháp, người Anh vv) tại một khu vực ở Bắc Mỹ trong suốt thời gian vài thế kỷ, và giải thích sự tương tác này dưới cái nhìn tổng hợp và sâu sắc hơn bất cứ tác giả nào đã làm trước đó.

To quote from the back cover, the book “seeks to step outside the simple stories of Indian/white relations – stories of conquest and assimilation and stories of cultural persistence. It is, instead, about a search for accommodation and common meaning.”

“It tells how Europeans and Indians met, regarding each other as alien, as virtually nonhuman, and how between 1650 and 1815 they constructed a common, mutually comprehensible world in the region around the Great Lakes. . . Here the older worlds of the Algonquins and various Europeans overlapped, and their mixture created new systems of meaning and of exchange.”

Dẫn lại đoạn trích ở bìa sau, cuốn sách này "nhằm thoát ra khỏi những câu chuyện đơn giản về mối quan hệ giữa thổ dân Mỹ và dân da trắng - những câu chuyện nói về sự chinh phục, đồng hóa cũng như những câu chuyện nói về sự bền bỉ của những giá trị văn hóa. Thay vì làm như vậy, cuốn sách này tìm hiểu sự thích nghi và chia sẻ những giá trị chung."

"Cuốn sách kể về việc người châu Âu và thổ dân Mỹ đã gặp nhau ra sao, đã xem nhau như những kẻ xa lạ đến từ hành tinh khác, thậm chí dường như không phải là con người, và rồi trong khoảng thời gian từ năm 1650 đến 1815 đã tạo ra được một thế giới khả ngộ [tức thế giới mà người ta có thể hiểu được*] chung cho cả hai bên tại khu vực xung quanh vùng Ngũ Đại Hồ... Nơi đây những thế giới cổ xưa của người Algonquins [thổ dân sinh sống ở khu vực phía Đông Bắc Mỹ*] và nhiều người Âu khác đã chồng lấn lên nhau, và sự pha trộn này tạo ra các hệ thống giá trị và sự giao lưu mới".

“Finally, the book tells of the breakdown of accommodation and common meanings and the re-creation of the Indians as alien and exotic.”

In other words, White depicts a time when Native Americans and white settlers didn’t really understand or like each other, but nonetheless found ways to live with each other (although plenty of problems and violence persisted), and created a shared world.

"Cuối cùng, cuốn sách kể về sự chấm dứt của quá trình thích nghi và chia sẻ các giá trị chung, và sự tái tạo lại hình ảnh của người thổ dân Mỹ như những kẻ kỳ quặc từ hành tinh khác đến."

Nói cách khác, White [tác giả của cuốn sách*] đã kể lại một giai đoạn mà người Mỹ bản địa và những người nhập cư da trắng thực sự không hiểu về nhau và cũng chẳng thích nhau, nhưng vẫn tìm được phương cách nào đó để chung sống (dù cũng có rất nhiều vấn đề và rất nhiều bạo lực), và tạo ra một thế giới chung.

I’ve been reminded of White’s book recently as I have been reading a work by Hồ Trung Tú called Có 500 năm như thế: hình dung sự hình thành bản sắc Quảng Nam [There Were 500 Years Like That: Picturing the Formation of the Characteristics of Quảng Nam].

This book covers a lot of ground. It looks in detail, for instance, at the “Southern Advance” (Nam tiến), or southward migration of Việt-speaking peoples over the centuries, and points out that it was really much more complex than a smooth southward movement like that term implies.

This critique of the Nam tiến is one that many people are familiar with. What people will find that is refreshing in this book is its effort to keep the Cham in the picture of the Nam tiến.

Tôi nhớ đến cuốn sách của White vì gần đây tôi đang đọc một tác phẩm của Hồ Trung Tú có tựa là Có 500 năm như thế: hình dung sự hình thành bản sắc Quảng Nam.

Cuốn sách đề cập đến rất nhiều vấn đề. Chẳng hạn, tác giả đã xem xét kỹ lưỡng về vấn đề "Nam tiến", tức là quá trình di chuyển về phía Nam của những nhóm người nói tiếng Việt trong suốt nhiều thế kỷ, và chỉ ra rằng mọi việc phức tạp hơn rất nhiều chứ không phải chỉ là một sự di chuyển dễ dàng về phía Nam, như cụm từ này đã gợi ra.

There are some scholars outside of Vietnam who have written about the southward movement of Việt peoples and have talked about how the Việt changed as they adopted cultural practices from people like the Cham and the Khmer. In making this argument, however, these writers have focused on the Việt. We never really see the Cham very clearly. They are simply there somewhere for the Việt to assimilate things from.

On the other extreme, Hồ Trung Tú criticizes scholars in Vietnam who make the same argument about Việt adoption of the cultural practices of others, but who describe a process where Việt migrate into areas that people like the Cham have abandoned (after a war, for instance). Here again, the Cham are acknowledged, but they are still not really there in the story.

Đã có những tác giả nước ngoài viết về quá trình tiến về phía Nam của các dân tộc Việt và họ cũng đã nói về những thay đổi khi người Việt tiếp thu các nền văn hóa Chăm và Khmer. Tuy nhiên, khi đưa ra lập luận này, các tác giả chỉ chú trọng vào người Việt. Chúng ta hầu như ít khi thấy được rõ ràng về hình ảnh của người Chăm. Họ chỉ đơn giản là đã tồn tại ở đâu đó để cho người Việt có thể tiếp thu điều này điều khác.

Với quan điểm hoàn toàn trái ngược, HTT phê phán các học giả VN có lập luận tương tự về việc người Việt tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác, mà lại đi mô tả quá trình này như thể người Việt đã di dân đến những vùng mà người dân ở đó, ví dụ như người Chăm, đã bỏ hoang (chẳng hạn như sau một cuộc chiến tranh). Cũng vậy, ở đây sự tồn tại của người Chăm có được thừa nhận, nhưng họ không thực sự có mặt trong câu chuyện ấy.

Hồ Trung Tú, by contrast, tries to keep the Cham in the picture, and tries to document their continued presence in areas that Việt migrated into/occupied. He also points out, for instance, that there were periods of time when in Quảng Nam the Việt were a minority living amidst a Cham majority, and that we therefore have to think about what kind of interactions took place in such locations at such times.

In a long section on language, one intriguing argument that Hồ Trung Tú makes is that the reason why the version of Vietnamese spoken in the Quảng Nam region is so different from the Vietnamese just on the other side of the Hải Vân Pass might be because the Vietnamese in Quảng Nam is “Chamicized” (I’m inventing this term here), namely, that it resembles the Vietnamese that was spoken by people whose native language was Cham.

Ngược lại với các tác giả trước đó, HTT cố gắng đưa người Chăm vào bức tranh này, và cố gắng đưa các cứ liệu về sự hiện diện liên tục của người Chăm tại những khu vực mà người Việt di dân đến và cư trú. Tác giả cũng chỉ ra rằng, chẳng hạn, đã có những giai đoạn mà tại Quảng Nam người Việt chỉ là một thiểu số sinh sống giữa đa số người Chăm, và vì vậy chúng ta cần phải suy nghĩ xem những tương tác như thế nào đã diễn ra tại những khu vực như vậy trong thời gian ấy.

Trong một phần viết khá dài về ngôn ngữ, HTT đã đưa ra một lập luận khá thú vị để giải thích lý do tại sao tiếng Việt được sử dụng ở khu vực QN và phía bên kia đèo Hải Vân lại quá khác biệt nhau như vậy: đó là do tiếng Việt ở QN đã bị  "Chăm hóa" (tôi mới sáng tác ra từ này ở đây thôi), tức là, ngôn ngữ ấy giống với thứ tiếng Việt của những người nói tiếng Chăm bản ngữ.

I’m not a linguist and have no way of verifying this view (for a positive review [in Vietnamese] of this work by a linguist, however, click here), but what I do like about this point is that it makes us think about Cham-Việt relations in complex ways. In what context would such a new version of a language appear? The explanations about the Nam tiến to date (where the Việt adopt Cham practices) cannot explain why the Việt would end up speaking Vietnamese the way that some Cham did.

To explain that we need a more complex understanding of the history of Cham-Việt relations than one that sees a uni-directional process of Việt moving southward and assimilating cultural elements from other peoples.

Tôi không phải là một nhà ngôn ngữ và không có cách nào để có thể kiểm chứng quan điểm này (tuy nhiên, có thể đọc những nhận xét tích cực (bằng tiếng Việt) về cuốn sách ấy ở đây [mở ngoặc: không có link kèm theo ở đây; ai muốn đọc thì vào trang leminhkhai.wordpress.com mà đọc nhé]), nhưng quan điểm ấy làm tôi thích vì nó cho phép ta suy nghĩ về quan hệ Chăm-Việt một cách phức tạp hơn. Trong những hoàn cảnh như thế nào thì người ta có thể tạo ra được một phương ngữ mới nhỉ? Những lời giải thích về cuộc Nam tiến cho đến nay (theo đó, người Việt đã bắt chước nhiều thói quen của người Chăm) không thể giải thích được tại sao người Việt cuối cùng lại nói tiếng Việt theo kiểu của người Chăm như thế.

Để giải thích điều này ta cần phải hiểu sâu sắc hơn về lịch sử mối quan hệ Chăm-Việt chứ không chỉ như là một quá trình đơn hướng trong đó người Việt di chuyển xuống phương Nam và tiếp nhận các yếu tố văn hóa từ những dân tộc khác.

Hồ Trung Tú’s Có 500 năm như thế thus does a good job of pointing out the need to think about the Nam tiến and Cham-Việt relations in more complex ways, and the ideas it offers get the reader thinking about these issues.

And as I reflect upon these issues while reading this book, I keep thinking of White’s Middle Ground. If you changed a few words on the back cover of that book, it could probably describe the history of Cham-Việt contact quite well:

Cuốn sách Có 500 năm như thế của HTT vì vậy đã làm rất tốt việc chỉ ra nhu cầu suy nghĩ về cuộc Nam tiến và mối quan hệ Chăm-Việt một cách đa chiều hơn, và những ý tưởng mà cuốn sách này đưa ra có thể giúp độc giả suy nghĩ về những vấn đề ấy.

Và khi tôi suy nghĩ về điều này khi đọc cuốn sách ấy, tôi cứ nghĩ mãi đến tác phẩm Vùng chuyển tiếp của White. Nếu bạn thay đổi một vài từ trong phần trích dẫn từ bìa sau của cuốn sách của White, thì đoạn trích dẫn ấy có thể sẽ mô tả rất tốt lịch sử cuộc tiếp xúc Chăm-Việt:

“It tells how Việt and Cham met, regarding each other as alien, as virtually nonhuman, and how between 1306 and 1471 they constructed a common, mutually comprehensible world in the region around Quảng Nam.”

“Finally, the book tells of the breakdown of accommodation and common meanings and the re-creation of the Cham as alien and exotic.”


"Cuốn sách kể về việc người Việt và người Chăm đã gặp nhau ra sao, đã xem nhau như những kẻ xa lạ đến từ hành tinh khác, thậm chí dường như không phải là con người, và rồi trong khoảng thời gian từ năm 1306 đến 1471 đã tạo ra được một thế giới khả ngộ [tức thế giới mà người ta có thể hiểu được*] chung cho cả hai bên tại khu vực xung quanh Quảng Nam."

"Cuối cùng, cuốn sách kể về sự chấm dứt của quá trình thích nghi và chia sẻ các giá trị chung, và sự tái tạo lại hình ảnh của người Chăm như những kẻ kỳ quặc từ hành tinh khác đến."


This is not exactly what Hồ Trung Tú does in his book, but he takes the discussion a long way in this direction. And it’s an enlightening direction to go.

HTT không thực sự làm điều này trong cuốn sách của mình, nhưng tác giả đã dẫn dắt độc giả đi theo hướng này suốt một đoạn đường dài. Và đó quả là một hướng đi sáng suốt.
-------

* = chú thích của PA

===========

Trên Facebook, Prof Le Minh Khai (Tên Việt tự chọn của Liam Kelley) còn có vài comments xoay quanh nội dụng này như sau:
- Va toi cung noi ve ly luan ve "giong noi nguoi Quang Nam." Mac du toi khong thao ve ngon ngu hoc va khong co kha nang de noi ly luan nay la dung hay khong (nhung bay gio toi da doc bai cua GS Pham Thi Hoa roi, va biet la rat co the la dung), toi nghi rang bo phan nay rat thu vi, boi vi no buoc chung ta phai suy nghi nhieu hon ve lich su su tiep xuc giua nguoi Viet va Cham. Nhat dinh co nhung giai doan khac nhau, va o trong do cung co nhung cach tiep xuc khac nhau nua, va "giong noi nguoi Quang Nam" rat co le la chung co cua mot giai doan va mot cach tiep xuc rat dac biet! Cam on anh da co gang nghien cuu va viet quyen sach nay!!

- vang, toi hieu bo phan do (ngôn ngữ của người Quảng Nam) chua chung minh day du, nhung ma anh dua ra ly luan nay rat tot, boi vi it nhat anh dua ra du tai lieu de buoc nguoi ta phai xem lai va nghi lai lich su. Day la mot cong hien rat tot! Neu chi noi lai nhung gi ma ai cung biet roi (giong nhu qua nhieu quyen sach khac) thi khong co loi cho ai ca. Nhung quyen sach nay thi khac. -Toi cung chuc anh hanh phuc, va hy vong o trong tuong lai can day chung minh co the noi chuyen voi nhau o Da Nang (thanh pho dep lam)!!- 
Một mục đích của blog của mình là giới thiệu lý luận khoa học của học gia ở phương Tây để cho các bạn học lịch sử Việt Nam (hay là Đông Nam Á nói chung) biết những cách tiếp xúc với lịch sử khác nhau. Vậy thì khi viết về cuốn sách của anh Hồ Trung Tú tôi cũng sử dụng cơ hội này để giới thiệu cuốn sách của White.

Ý tôi muốn nói rằng là cuốn “Vùng chuyển tiếp” được đánh giá rất cao, và bây giờ ở Mỹ thì có thẻ nói là ai thì viết về lịch sử sự tiếp xúc giữa người bản địa (ở đâu gì đó) và cư dân mới thì nhất định sẽ nhắc đến cuốn sách này.

Mục đích viết “500 năm” của anh Hồ Trung Tú khác với mục đích của White một chút, nhưng tôi thấy nội dung của hai cuốn sách cũng có nhiều chỗ giống nhau. Vậy thì ý tôi muôn nói là nếu ai gì đó muốn viết về lịch sử sự tiếp xúc giữa người Chăm và Việt thì cách tiếp xúc của White rất tốt. Và khi tôi nói “HTT không thực sự làm điều này” – đây là nói mục đích chính của cuốn sách của anh Hồ Trung Tú có chút khác với cuốn của White), “nhưng tác giả đã dẫn dắt độc giả đi theo hướng này suốt một đoạn đường dài. Và đó quả là một hướng đi sáng suốt” có nghĩa là nội dung của cuốn của Hồ Trung Tú cũng có nhiều chỗ giống như cuốn của White, vậy thì nếu ai muốn việt lại lịch sử sự tiếp xúc giữa người Chăm và Việt thì tiếp tục theo xứ hướng này thì sẽ tốt lắm.

Và đối với quan niệm “middle ground” thì nó rất phúc tập và tôi cũng không nhớ rõ nhưng đại khái nói về một đoạn thời gian ở Bắc Mỹ khi những người da trắng chưa nhiều và phải “hòa giải” với những người bản địa. Nhưng hai bên hòa giải với nhau không phải là vì hiểu nhau hay là thích nhau, mà là do rất nhiều lý do và yêu cầu (và có khi họ hiểu lầm nhau mới hòa giải!). Nhưng sau khi có nhiều người da trắng ở Bắc Mỹ thì họ không cần hòa giải nữa. . . và cái “middle ground” hết.

Nói lại, mục đích chính của anh Hồ Trung Tú không phải là viết về vấn đề này, nhưng khi tôi đọc cuốn sách của anh ấy thì tôi có thể cảm thấy rất rõ rằng lịch sử sự tiếp xúc giữa người Chăm và Việt chắc rất giống lịch sử mà White viết đến. Nó rất phúc tập và tôi cảm thấy rất vui khi nghìn thấy anh Hồ Trung Tú nói về lịch sử này bằng một cách phúc tập hơn nhiều người trước.

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire