15/04/2014

THAY ĐỔI SÁCH GIÁO KHOA, ĐỀ ÁN CỐ ĐỐT TIỀN THUẾ CỦA DÂN

Năm 2011 bộ GDĐT đưa ra "đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa" với kinh phí lên đến 70.000 tỉ đồng, làm dư luận xôn xao và lên án đó là một dự án cố đốt cho hết tiền thuế của dân. Thế rồi bẳng đi một thời gian, không biết đề án ấy được phê duyệt đến đâu, được phản biện như thế nào...rồi chìm vào quên lãng.
Sách giáo khoa VNCH
Rồi đùng một cái, mới hôm qua, bộ GDĐT lại trình ra thường vụ quốc hội "đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa" mới với kinh phí giảm xuống còn một nửa, 34.000 tỉ đồng mà không hề nghe nhắc đến đề án cũ cũng như nghe giải thích tại sao từ 70 ngàn tỉ đồng giảm xuống chỉ còn 34 ngàn tỉ đồng. Không biết đề án nầy bị bác, sang năm bộ GDĐT có trình ra dự án mới với kinh phí chỉ còn 17 ngàn tỉ đồng hay không?

Làm đề án quốc gia tiêu tốn hàng tỉ đô la, ảnh hưởng đến vận mệnh giáo dục của toàn dân mà cứ như hàng tôm hàng cá chợ trời, cứ nói thách lên thật cao rồi cò kè bớt dần xuống đến khi nào được thì thôi, mà mức nào cũng được. Sự nghiệp cải cách giáo dục ở giá nào cũng làm được hết !!!
Thế mà không thấy ông quan quốc hội nào chất vấn: Tại sao kinh phí đề án trước dựng lên đến 70 ngàn tỉ đồng? Tại sao từ kinh phí 70 ngàn tỉ đồng giảm xuống còn kinh phí 34 ngàn tỉ đồng? Dựạ trên cơ sở nào mà đưa ra các mức kinh phí ấy? Ai chịu trách nhiệm về đề án 70 ngàn tỉ đồng sai trái đó (vì bỏ đi để làm đề án mới)? Đã có ai bị kỷ luật vì đưa ra đề án sai trái để ngốn tiền như vậy? ...
Trước 75, vào năm 1970, bộ giáo dục VNCH, đổi mới toàn diện chương trình giáo dục và sách giáo khoa chỉ trong vòng 3 tháng hè và chắc chắn là rất ít tốn kém. Các chuyên gia giáo dục ngồi lại soạn ra chương trình mới từ lớp 1 đến lớp 12 trong vòng vài tháng (chắc chắn là không quá 1 năm) rồi đưa lên bộ duyệt, sau đó thì ban hành. Còn sách giáo khoa thì hoàn toàn do tư nhân soạn và phát hành, chẳng tốn kém gì đến ngân sách nhà nước một đồng, ngược lại nhà nước còn thu được tiền thuế.
Thưa các ông bộ GDĐT thời nay, các ông chỉ tốn chút ít tiền trả cho các chuyên gia soạn ra chương trình (mà thật ra cũng chẳng tốn gì, vì các chuyên gia nầy đều là biên chế lãnh lương nhà nước để làm việc nầy, không soạn chương trình thì cũng lãnh lương vậy thôi), sách giáo khoa độc quyền in ra đâu có phát không cho học sinh, sách bán độc quyền nên lãi rất cao, lấy tiền đó trả nhuận bút cho người soạn thì thử hỏi các ông chi tiêu đến hàng tỉ đô la ngân sách vào đâu cho chuyện đổi mới chương trình và sách giáo khoa? Có phải các ông cố tình đốt tiền của dân hay không???
Huỳnh Ngọc Chênh

Tham khảo thêm dư luận trên các trang mạng xã hội.
Lớp học trước 75

Các bạn nào học lớp đệ nhị năm học 69- 70 và lớp 12 năm học 70-71 sẽ thấy rất rõ là bộ giáo dục VNCH cải cách giáo dục chỉ "qua một đêm". Không biết họ chuẩn bị bao lâu trước đó nhưng tôi nghĩ không quá ba tháng. Sau khi tôi đậu tú tài 1, thì hè đó (năm 1970) nghe báo chí đưa tin sẽ cải cách giáo dục, cập nhật hóa sách giáo khoa. Tuy vậy chưa có thông báo gì nên tôi vẫn mua sách giáo khoa lớp đệ nhất để chuẩn bị cho năm học mới, thì gần đến ngày nhập học, nghe đùng một cái cải cách giáo dục, thay đổi sách giáo khoa. Chương trình mới được bộ đưa ra, hoàn toàn khác hẳn chương trình cũ. Đầu năm học vào vẫn chưa có sách giáo khoa, các thầy phải tự soạn bài giảng theo chương trình mới. Học 1 tuần thì lần lượt các loại sách giáo khoa mới xuất hiện, toàn do các nhà giáo tên tuổi soạn, bộ nào cũng hay, hs muốn mua bộ nào học cũng được, các thầy không bắt buộc. Hầu hết các thầy dạy chúng tôi thời đó đều khen chương trình mới rất hay. Chúng tôi học cũng thấy rất hay. Hồi đó lần đầu tiên tân toán học với khái niệm tập hợp được đưa vào chương trình lớp 12... Cải cách giáo dục như vậy chắc không tốn kém bao nhiêu. Bộ chỉ đưa ra chương trình, còn sách cho tư nhân tự soạn và cập nhật hóa hàng năm.
Hai năm trước nghe đề án cải cách giáo dục và thay sách giáo khoa 70.000 tỉ đồng, bây giờ lại nghe đề án thay đổi sách giáo khoa 34.000 tỉ đồng mà thấy choáng. Tiền của dân chúng nó xem như rác, mạnh thằng nào thằng đó đề xuất dự án.


Sự khốn nạn, sự vô lương tri, sự bẩn thỉu… làm gì có thể được “định giá” cụ thể? Tuy nhiên, chúng có thể định giá được đấy. Chẳng hạn: 34.000 tỉ đồng, tương đương 1,5 tỉ USD!
http://tuoitre.vn/Giao-duc/602796/soc-voi-de-an-doi-moi-chuong-trinh-sach-giao-khoa.html#ad-image-0
Nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa của Bộ Giáo dục – Đào tạo, hai cảm giác nổi lên:

- Các ông ủy viên thường vụ Quốc hội như các vị bô lão, ngồi quanh bàn trà bàn chuyện quốc gia mà như nói chuyện hàng xóm.

- Cả xã hội đang bị hội chứng mau quên, dường như đã đánh mất ký ức, dù ký ức ngắn hạn.

Sở dĩ nói vậy vì mới đây thôi, vào năm 2011, cả xã hội lúc đó nháo nhào bàn tán xôn xao cái "Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa” cũng của Bộ GDĐT, lúc đó có kinh phí lên đến 70.000 tỷ đồng. Lúc đó biết bao nhiêu lập luận, bao nhiêu phản bác, bao nhiêu đề xuất thay thế đã được đưa ra. Thế mà hôm qua không thấy ông ủy viên nào nhắc lại, chất vấn Bộ xem thử lần này đưa ra đề án như thế với số tiền giảm còn một nửa như thế thì khác gì đề án cũ, trong Chính phủ đã thông qua chưa… Các báo tường thuật cũng không báo nào chịu nhắc lại cái background quan trọng này cả.

Cái thứ hai, bàn chuyện quốc gia đại sự, lẽ ra các ông ủy viên phải có những lập luận sắc bén hay ít nhất cũng khoa học một chút, đằng này nói toàn chuyện cảm tính. Ví dụ, phải hỏi dự trù kinh phí gần 35.000 tỷ đồng này là lấy từ kinh phí dự toán hàng năm của Bộ hay kinh phí đột xuất. Kinh phí đã dự toán hàng năm thì phân bổ như thế nào; đột xuất thì Chính phủ có đồng ý chưa, Bộ Tài chính đã có ý kiến chưa.

Làm chuyện gì cũng phải dựa trên mục đích. Nếu mục đích là đổi sách giáo khoa thì rất dễ, chi phí hầu như không đáng kể - đó là cho phép các cá nhân và tổ chức biên soạn sách giáo khoa để sử dụng trong nhà trường (nếu sợ không kiểm soát được thì ít nhất cũng thí điểm sách giáo khoa các môn tự nhiên). Lúc đó Bộ chỉ còn lo các chính sách khuyến khích như đề xuất giảm thuế, tài trợ sách tốt, quy chế sử dụng sách để không bị nhóm lợi ích tác động…

Nếu mục đích là đào tạo lại giáo viên thì cũng nên để họ tự làm, Bộ chỉ cần nêu các rào cản, ai vượt qua thì được công nhận. Và tiền đó để cải thiện chế độ lương bổng.

Cứ bàn như hiện nay thì nội dung không khác gì năm 2011 và năm năm nữa cũng không khác gì năm 2014.
5Thích ·  · 
  • Sy Sau Pham Một đất nước lạ kỳ. Giáo viên kiểu gì mà mỗi lần thay sách giáo khoa thì phải tập huấn từ trên xuống dưới. Có phải chăng thầy giáo bây giờ là những rôbot. Thay đổi thì phải lập trình lại. Thử hỏi có ai nghĩ là chỉ cần nêu lên mức chuẩn kiến thức cần đạt được của từng cấp lớp, rồi mở việc soạn sách giáo khoa cho xã hội. Bộ sách nào hay thì Bộ ủng hộ, bộ nào không được thì Bộ góp ý. Hay lại muốn độc quyền sách giáo khoa vì sợ sai định hướng. Xin hỏi quý vị ở Bộ, thật ra quý vị có hướng chưa mà định.
  • Ha Nguyen lạ kỳ ở chỗ là người soạn sách ko đi dạy bao giờ, cho nên mới dạy kiểu chữ e xong tới chữ b, chữ a tới bài 12 mới học. Các bác nào muốn biết, xin xem SGK lớp 1 hiện hành.
  • Luan Le rùi sẽ tạo một bước ngoặc thay đổi thứ 4, quay lại một vòng tròn. Nếu lả bước ngoặc thứ 5 thì ráng....vẽ thêm 3 bước ngoặc nữa cho đủ 8!!!! Hài thế!!!!!
  • Tuan Vu Các vị chỉ hỏi kinh phí thôi còn nội dung không hỏi tới các vị ấy tiền thì biết quá rành nhưng sách thì chưa thấy bao giờ. Các vị toàn học đào tạo từ xa mà...,,

7 commentaires:

  1. Ngành GD thì đang tiến lên theo hướng phát triển kinh tế,không chĩ ở bộ,từ các trường mầm non cho đến đại học,BGH các trường luôn có những tối kiến,với phương châm là phục vụ cho việc dạy-học,nhưng mục tiêu luôn là hiệu quả kinh tế và bao giờ kinh tế cũng hiệu quả,mỗi trường có từ 15 cho tới 25 khoản thu trên đầu học sinh,các phòng-sở GD cũng năng động không kém,vẽ ra các dự án chỉ nghe thội đã muốn ngất:nhà vệ sinh nửa tỉ,phòng nghe ngoại ngữ cả tỉ,sân chơi cho trẻ với giá trên sao hoả...
    Nhưng ngược lại,chất lượng GD ngày càng đi xuống,từ hạ tầng cho đến thượng tầng,chỉ nói về cải cách GD từ những năm 80 đến nay,hầu như ở đại hội nào cũng hô hào,năm naò ngân sách cũng vất cho cải cách 1 mớ tiền,nhưng chỉ thấy cải lùi
    Chỉ có thể có 1 cuộc cải cách triệt để và thật khẩn trương,vì nếu duy trì cách lãnh đạo GD như hiện nay,học sinh VN đang tiến về thời đồ đá

    RépondreSupprimer
  2. Phí tiền thuế của dân, trong khi triết lý giáo dục vẫn dậm chân tại chổ, phí thời gian và tiền bạc

    RépondreSupprimer
  3. Như tôi đả nhiều lần comment ,chính thể nầy hầu như không còn người lảnh đạo ,chính quyền đang nằm trong tay nhửng kẻ cơ hội và trục lợi chính trị KHÔNG CÒN AI CÓ THỂ BẢO AI vì mạnh ai nấy ăn bằng mọi đề xuất ,nhìn thực trạng của giáo dục xuống cấp thê thảm như ngày hôm nay là kết quả tất yếu của 1 nền giáo dục chụp giật và tán tận lương tâm .lenin nói quá đúng KHÔNG AI GIẾT ĐƯỢC NHỬNG NGƯỜI CỘNG SẢN chỉ có họ nhửng đảng viên của đảng sẻ tự giết lẩn nhau do tranh giành quyền lợi và tham nhủng vì cái gọi là của tập thể xhcn không tiêu thì quá uổng phí .nều nhửng nhà lảnh đạo còn chút luông tâm thì phải giải tán ngay cái cơ chế độc quyền hiện nay

    RépondreSupprimer
  4. Thẳng thắn & chí lí lắm bác Chênh ơi

    RépondreSupprimer
  5. Mua sách dạy trước cho BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI trước đã, để cho BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI thành người tử tế đã rồi hãy bàn tới việc đề án này nọ, chết tiền xương máu của dân

    RépondreSupprimer
  6. Haha các đồng chí ấy đang bàn chuyện tếu lâm chém gió với nhau. Khg là đồng chí thì hãy im mà nghe đê

    RépondreSupprimer
  7. Với cái Triết lý giáo dục ngu dân của ông trường chinh thì cải cách là cách moi tiền. Sai nát bét cái Triết lý giáo dục ngu ngốc từ những năm 50 thì cải cái gì ?
    Bọn giáo viên chúng tôi thường nói ĐẬP HẾT CÁC BỘ RỒI XÂY LẠI THÌ MAY RA , DỜI HẾT VÔ SÀI GÒN

    RépondreSupprimer