Hiện trạng đất nước – Những vấn đề đặt ra cho Đại hội XII (Kỳ 2)
Lời tác giả:
Kính thưa bạn đọc,
Hiện trạng đất nước, và những vấn đề đặt ra cho Đại hội XII của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đấy là nội dung chủ yếu trong phần đối thoại giữa một bên là đại diện lãnh đạo của đất nước, và một bên là đại diện giới doanh nhân và trí thức. Cuộc đối thoại này là phần chót và cũng là phần kết của tiểu thuyết “Lũ”.
Vì tính chất thời sự nóng bỏng của những vấn đề hệ trọng đang diễn ra – cụ thể là: (1) Tình hình mọi mặt của đất nước đặt ra đòi hỏi gay gắt phải cải cách thể chế chính trị; (2) ĐCSVN nắm quyền tuyệt đối và toàn diện, nhưng đang tha hóa và bất cập nghiêm trọng; (3) Trung Quốc đang từng giờ lấn chiếm biển Đông bằng đẩy mạnh xây dựng những căn cứ quân sự nổi trên các đảo và bãi chiếm của ta ở Hoàng Sa và Trường Sa, để quyết thực hiện đường lưỡi bò bằng sức mạnh quân sự, đồng thời can thiệp ngày càng nguy hiểm bằng các phương tiện kinh tế và chính trị vào nội tình nước ta, với hệ quả gây ra cho nước ta là trong 40 năm độc lập thống nhất đầu tiên chưa bao giờ nước ta bị uy hiếp hiểm nghèo như hôm nay.
Vì 3 lý do như vậy, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn văn phần đối thoại này trong tiểu thuyết “Lũ”. Thiết tha mong mỏi cả nước, trước hết là các đảng viên ĐCSVN còn tâm huyết với đất nước, cùng suy nghĩ.
Hà Nội, 07 – 06 – 2015
Tiếng vỗ tay ầm ầm ran lên
từng hồi từng hồi, nét mặt vị đại diện lãnh đạo và lão đồng chí cực kỳ căng
thẳng, cả hai đều rướn lên chăm chăm, hết nhìn Yến lại nhìn về phía trước.
Mãi vị đại diện lãnh đạo mới nói
được:
-
Nói như bà Yến là
cực kỳ phản động..., xin lỗi, là cực
kỳ nguy hiểm… Mà tôi nói là phản động,
là phản lại chủ nghĩa Mác – Lênin, là chống lại tư tưởng Hồ Chí Minh… Coi bà là
phản động cũng không sai… Và như thế là có sự hiểu biết rất khác nhau về Đảng,
về chủ nghĩa xã hội, về xây dựng đất nước, về độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội. Tôi xin nhắc lại, để tỏ ý thức dân chủ, ý
thức tôn trọng lẫn nhau trong đối thoại, hôm nay tôi chưa muốn quy kết gì vội.
Lúc nào đó sẽ tính…
Tôi muốn chuyển sang vấn đề khác.
Bản tổng kết có một vấn đề rất thời sự và rất quan trọng khác, hôm nay tôi muốn
nghe trực tiếp và trao đổi ý kiến. Đó là vấn đề Trung Quốc và mối quan hệ Việt
– Trung. Bản tổng kết của các vị cho biết giáo sư Hoàng Quốc Túy sẽ trình bày
đề tài này. Xin được nghe ý kiến của giáo sư.
Hội trường lào xào một lúc nữa vì sự chuyển đoạn đột ngột, đồng chí lão thành cách mạng phải giơ
hai tay lên trời ra hiệu sự yên lặng mới trở lại.
Giáo sư Hoàng Quốc Túy:
-
… Tôi xin bắt đầu
từ lịch sử…
(Giáo sư điểm lại các giai
đoạn phát triển quan hệ Việt Nam – Trung Hoa từ khi hai nước có quan hệ ngoại
giao chính thức năm 1950 đến hôm nay).
Giáo sư kết luận:
… Có thể nói, bốn thập kỷ nay kể từ khi giành lại độc lập thống nhất đất
nước, quan hệ Việt – Trung là mối quan tâm đối ngoại hàng đầu của nước ta. Với
tất cả nỗ lực có thể có được, nước ta vẫn chưa sao thành công trong việc xây
dựng mối quan hệ này đúng với tinh thần núi
liền núi, sông liền sông như nó đã từng một thời... Thậm chí nước ta đã có
những nhân nhượng, những hy sinh quá mức cho phép, chắc chắn sau này những
người chịu trách nhiệm sẽ phải sám hối với dân tộc, với hậu thế… Tuy nhiên nước
ta vẫn thất bại.
Xin thưa hai vị, vì mong muốn khôi phục quan hệ hữu nghị láng giềng tốt với
Trung Quốc, nước ta đã chấp nhận mọi điều kiện để họp hội nghị Thành Đô năm
1990, quay về gắn bó liên minh với nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa vỏ. Đi vào
bước ngoặt đổi chiều này, Việt Nam ta bỏ lỡ
thời cơ trở thành một nước độc lập tự chủ đi với cả thế giới tiến bộ và
không cần phải gắn mình với bất kỳ ai. Tuy qua bước đi này Việt Nam giành được
sự hòa hoãn nhất định, nhưng cái giá phải trả rất đắt. Kết quả tổng thể đạt được cho đến nay là:
Quan hệ Việt Nam – Trung Quốc càng phát triển, Việt Nam càng lệ thuộc vào Trung
Quốc, nước ta đang đứng trước tình hình con đường phát triển của đất nước có
nguy cơ bị chặn đứng.
Bà Yến đã nêu lên sự lũng đoạn nguy hiểm của Trung Quốc đối với nền kinh tế nước ta, tôi xin miễn nhắc lại.
Trong phần trình bày của mình, xin cho phép tôi đặc biệt lưu ý hai vị về sự
can thiệp mọi mặt của quyền lực mềm Trung Quốc vào nội trị nước ta. Nổi bật
nhất là sự can thiệp này đã làm tê liệt đáng kể sức đề kháng của hệ thống chính
trị của đất nước, đồng thời nó tiêm nhiễm vào các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước ta nhiều quan điểm phản động, nhất là đã xui khiến được phía
ta du nhập trọn gói cái gọi là “chống diễn biến hòa bình” và coi “vấn
đề dân chủ và quyền con người” là vũ khí của các thế lực thù địch chống
lại chế độ chính trị nước ta.
Hệ quả sự can thiệp của quyền lực mềm cùng với tha hóa của Đảng đã dẫn tới
Đảng nhận diện sai kẻ thù bên ngoài và coi nhân dân là đối tượng! Thực tế này
khiến cho đất nước ta suy yếu nghiêm trọng, đồng thời phân hóa sâu sắc – có
những mặt gần như đối kháng – mối quan hệ giữa nhân dân và Đảng, kìm hãm sự
phát triển của đất nước. Toàn bộ tình hình này trong bối cảnh quốc tế mới hiện
nay, khiến cho tổ quốc Việt Nam yêu dấu của chúng ta đang lâm nguy!
Thưa hai vị, thực chất quan hệ Việt – Trung hiện nay là quan hệ giữa:
– Một bên là nước Việt Nam nhỏ yếu hơn, bị đối tác của mình uy hiếp và can
thiệp ngày càng sâu về nhiều mặt, có một số khía cạnh lệ thuộc như một nước chư
hầu kiểu mới, vùng biển đảo của quốc gia đang bị lấn chiếm, uy hiếp;
– Một bên là nước Trung Quốc to lớn, đông dân nhất thế giới, đang tranh
giành địa vị siêu cường đầy sắc thái đại Hán. Tình hình càng trở nên éo le và
khắc nghiệt ở chỗ do những điều kiện địa lý tự nhiên, Việt Nam ngẫu nhiên trở
thành chướng ngại vật đầu tiên Trung Quốc cần khuất phục trên con đường của nó
vươn ra đại dương để trở thành siêu cường.
Thưa hai vị, trong bối cảnh như vậy, những chuẩn mực
của 16
chữ, 4 tốt, giữ đại cục… do Trung Quốc ban tặng cho mối quan hệ song
phương Việt – Trung chỉ là lừa mỵ, trên thực tế đã và đang trở thành cái xích
vô hình, có chức năng cột chặt hơn nữa chư hầu kiểu mới Việt Nam vào thiên
triều Đại Trung Hoa.
Thưa lão đồng chí và vị đại diện
lãnh đạo, trong tình hình như vậy, Việt Nam không thể tiếp tục lấy hòa
hiếu, nhường nhịn, trăm sự lấy ngậm bồ hòn làm ngọt… để tự siết mình trong cái
xích được ban tặng ấy.
Việc hai nước có chế độ chính trị một đảng giống nhau,
cùng mang cái tên gọi là xã hội chủ nghĩa chỉ là sự giống
nhau bề ngoài, không thể xóa bỏ hay làm dịu được những mâu thuẫn quốc gia quyết
liệt như tôi vừa mới trình bày. Lịch sử quan hệ Việt – Trung, nhất là từ cuộc
chiến tranh biên giới tháng 2-1979 cho đến hôm nay, cho thấy không thể bác bỏ
sự thật khách quan này. Thậm chí trong hiện tại, với việc Trung Quốc quyết liệt
thôn tính vùng “lưỡi bò” trên Biển Đông, quan hệ Việt – Trung lại một lần nữa
đi vào thời kỳ bùng lên những nhân tố đối kháng mới rất nguy hiểm.
Theo tôi, sau khi dùng vũ
lực chiếm Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa, Trung Quốc đã giành thêm được
nhiều thắng lợi quan trọng trong việc thực hiện ý đồ “không đánh mà thắng” đúng
tinh thần Tôn Tẫn đối với Việt Nam. Đấy là, sự lũng đoạn của Trung Quốc hiển
nhiên đã làm thất bại nhiều nỗ lực chiến lược của ta trong sự nghiệp công
nghiệp hóa đất nước nói riêng và trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc nói
chung. Trên thực tế Trung Quốc đã tạo ra được sự kiềm chế nhất định đối với
nước ta về các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự ở mức độ rất đáng lo
ngại. Đã xuất hiện những hiện tượng thỏa hiệp, khiếp nhược của lãnh đạo nước ta
trước những bước đi của Trung Quốc trực tiếp uy hiếp ta.
Toàn bộ chiến
lược không đánh mà thắng hiện nay của Trung Quốc đối với ta cũng có thể tóm tắt
trong 16 chữ: xâm lăng hàng hóa, vơ vét tài nguyên, lũng đoạn kinh tế, thao túng
chính trị. Đó cũng là chủ nghĩa thực dân mới Đại Hán đang được Trung
Quốc vận dụng rất thành công tại nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở châu Phi.
Riêng ở Đông Nam Á và đối với nước ta, chủ nghĩa thực dân mới Đại Hán này còn
được hỗ trợ bởi các biện pháp vũ lực và chúng ta đã được nếm trải trên Biển
Đông.
Đại diện lãnh đạo:
[1] “Thỏa thuận nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” năm 1993, xử lý và giải quyết vấn đề trên biển tuân theo những nguyên tắc dưới đây:
1. Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. 2. Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên Biển. 3. Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC). Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác. 4. Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này. 5. Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn. 6. Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển”. (TTXVN/Vietnam+) http://nghiencuubiendong.vn/tin-ncbd/2121-tha-thun-vit-trung-v-nhng-nguyen-tc-c-bn-ch-o-gii-quyt-vn- |
-
Tôi e rằng giáo sư
lập luận như thế rất khiên cưỡng. Hiện nay ai cũng thấy quan hệ Trung – Nhật,
quan hệ Trung Quốc – Philippines liên quan đến Biển Đông đang rất căng thẳng.
Song trong quan hệ song phương Việt - Trung nhờ có 4 tốt và 16 chữ, nhờ cả
hai bên đều quan tâm gìn giữ đại cục, do đó quan hệ Việt – Trung liên quan đến
Biển Đông hiện nay khá hơn nhiều so với những cặp quan hệ song phương kia. Sự
thật có phải là như thế không? Thỏa thuận cấp cao Việt – Trung tháng 10-2011 về
những nguyên tắc giữ gìn hòa bình trên Biển Đông rõ ràng phát huy tác dụng1[1]. Giáo sư chẳng lẽ không nhận ra điều này?
Giáo sư Hoàng Quốc Túy:
-
Xin thưa, tôi hiểu
là phía ta rất quan tâm gìn giữ đại cục, cố hết sức tự kiềm chế để giữ “đại cục”, thậm chí đã phải chấp nhận
không ít nhân nhượng, sau này sẽ không thể tránh được sự phán xét của nhân dân,
của lịch sử.
Cách giữ “đại cục” như Đảng và
Nhà nước ta đang làm một mặt cho thấy lãnh đạo khiếp nhược trong đối phó với
Trung Quốc, mặt khác lãnh đạo lại sợ nhân dân nổi dậy lật đổ chế độ. Giữ “đại cục” bằng cách lãnh đạo Đảng và Nhà
nước tự
đặt mình giữa hai gọng kìm như thế, ngay từ đầu đã là nguyên nhân của
mọi thất bại, là khuyến khích Trung Quốc lấn tới. Nhân dân ta phản đối là tất
nhiên. Nhất thiết lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải xem lại chính mình và đảo
ngược cách tư duy này. Nhất thiết lãnh đạo phải dám đi với dân, để tự gỡ mình
ra khỏi cái gọng kìm quái ác tự lựa chọn cho mình này. Như vậy Đảng mới có
khả năng đối mặt với tình thế hiện nay.
Tôi không nghĩ là nhờ giữ “đại cục”,
nên quan hệ Việt – Trung liên quan đến Biển Đông đỡ căng thẳng hơn so với một
số trường hợp khác. Quý vị đại diện lãnh
đạo chắc cũng không lạ gì chiến thuật gỡ bó đũa và bẻ từng cái đũa của
Trung Quốc.
Xin thưa rành rọt, có lúc nào nước ta quên giữ “đại cục”, thế mà đâu có được yên thân!? Nếu cảm thấy có sự yên ả hơn
nào đó đối với nước ta trên Biển Đông như vị
đại diện lãnh đạo nhận định, tôi e rằng đấy là nhận định sai lầm.
Kể từ khi có “Những nguyên tắc thỏa thuận chung về giải quyết những vấn đề trên Biển
Đông” ký ngày 11-10-2011 giữa hai bên đến nay, Trung Quốc đâu có để cho
ta yên trên Biển Đông? Hoặc giả vì những lý do nào đó Trung Quốc có vẻ tạm thời
“nương tay” với nước ta – như quý vị đại diện lãnh đạo nhận định – đương
nhiên đấy chỉ là những tính toán thâm hiểm nhằm vào nội tình nước ta. Trong khi
đó tiếng nói diều hâu ở Trung Quốc hiện nay cho rằng đánh chiếm “lưỡi
bò” và cho Việt Nam “bài học” lúc này là thuận lợi nhất,
tiếng nói uyên thâm hơn cho rằng duy trì một Việt nam dặt dẹo như hiện
nay là rẻ nhất! Như vậy 16 chữ, bốn tốt và giữ đại cục Trung
Quốc ban tặng ta thực chất có nội dung gì?
Trên thực tế suốt thời gian từ tháng 10-2011 đến nay Trung Quốc vẫn tiếp
tục leo thang xâm phạm các vùng biển đảo nước ta. Nội dung, hình thức và quy mô
các hành động leo thang ngày càng nghiêm trọng hơn. Nhiều lần người phát ngôn
Bộ Ngoại giao nước ta đã phải chính thức lên tiếng phản đối.
2[2] Vùng biển tranh chấp với Nhật, liên quan đến nhóm đảo Senkaku của Nhật.
|
Tháng 6-2012 Quốc hội nước ta thông qua Luật biển, ngay lập tức chính giới
và báo chí Trung Quốc gay gắt lên án, ngang nhiên đến mức đòi nước ta phải hủy
bỏ Luật này! Phía Trung Quốc nói thẳng Việt Nam nên quên Hoàng Sa và Trường Sa
đi, chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông là không thể bàn cãi, không tòa
án quốc tế nào, không UNCLOS 82 nào có thể thay đổi điều này. Trong khi đó hiện
nay Trung Quốc lại đang chuẩn bị mọi việc để sắp tới sẽ đưa cái gọi là vấn đề Biển Hoa Đông2[2]
của Trung Quốc ra kiện cáo
tại Liên Hiệp Quốc!
Tháng 7-2012 Trung Quốc hoàn thành việc thành lập thành phố hành chính Tam
Sa trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của ta, đặt quân đồn trú thường trực tại đây,
giao trách nhiệm cho đơn vị hành chính mới này trực tiếp quản lý toàn bộ vùng “lưỡi
bò” trên Biển Đông, triển khai các công trình hạ tầng vật chất kỹ thuật
cho việc thực hiện những mục tiêu đã công bố. Cả thế giới xôn xao việc Trung
Quốc đã bỏ ra hàng tỷ đô-la để xây dựng các kết cấu hạ tầng và thành phố Tam Sa
ở Hoàng Sa để thực hiện ý đồ chiếm đoạt vĩnh viễn vùng này… Sau đó Trung Quốc
ngày càng ráo riết xây dựng hàng loạt các căn cứ hải quân khác trên các đảo lấn
chiếm của ta, đặc biệt là các căn cứ Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn… Cho đến nay
Trung Quốc đã xây dựng xong 7 căn cứ trên biển như thế, với tổng diện tích là
gần tám cây số vuông (8 km2), có căn cứ có bến đỗ hàng nghìn mét cho
tàu chiến, có nơi có đường băng khoảng ba nghìn mét (3000 m) cho phi cơ… Giới
quân sự Trung Quốc gọi thẳng đấy là Vạn Lý Trường Thành trên biển.
3[3] Code of Conduct – có tính ràng buộc cao và nhằm thay thế DOC (The Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea) năm 2004.
|
Tháng 8-2012 Trung Quốc “mua” Campuchia ngăn cản Hội nghị cấp cao ASEAN ra
tuyên bố chung về Biển Đông theo hướng thông qua bộ quy tắc ứng xử COC
3[3]
mà tất cả các quốc gia trong vùng – kể cả Trung Quốc
– phải tuân thủ.
Tháng 9 – 2012 Trung Quốc lại cho gọi thầu nước ngoài khai thác 26 lô dầu
khí, trong đó có 9 lô nằm sâu trong lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền
kinh tế của nước ta.
Bên cạnh việc phát hành hộ chiếu in hình “lưỡi bò”, từ 01-01-2013 Trung Quốc cho tàu cảnh sát kiểm soát mọi tàu
bè qua lại trên Biển Đông...
Nhiều lần trong năm 2013 Trung Quốc cho hàng chục nghìn tàu cá, có tàu hậu
cần 4000 tấn và các tàu của hải quân đi cùng, thực hiện sự có mặt thường trực
của Trung Quốc trên Biển Đông, xâm phạm cả vào vùng biển của ta, âm mưu thực
hiện cái gọi là sự kiểm soát trên thực tế và không thể tranh cãi của Trung Quốc
ở Biển Đông.
Đặc biệt nghiêm trọng là tháng 5-2014 Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 cắm
sâu vào vùng biển nước ta, vừa nhằm mưu đồ lấn chiếm biển, vừa tạo cơ hội đẩy
mạnh hơn nữa sự có mặt của hải quân Trung Quốc trên các đảo đã chiếm của ta ở
Hoàng Sa và Trường Sa…
Thậm chí từ đầu năm nay Trung Quốc đã ra lệnh cho các tàu chiến của mình
trên Biển Đông tuần tra thường xuyên với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu!
Nhân đây, cho phép tôi lưu ý hai vị, mấy tuần qua Trung Quốc liên tục cho
các tàu tuần tra áp sát vùng biển của Nhật thuộc đảo Senkaku, bất chấp sự phản
đối quyết liệt của Nhật. Để hậu thuẫn cho những hành động uy hiếp này, Trung
Quốc đồng thời cho hàng chục vạn dân khắp nơi toàn Trung Quốc tiến hành biểu
tình chống Nhật, có nơi xảy ra bạo lực chống Nhật. Một số quan sát viên nước
ngoài tại chỗ cho rằng nhà cầm quyền Trung Quốc trên thực tế là người đứng ra
tổ chức những cuộc biểu tình này. Tôi không thể không liên hệ sự việc này với
việc các nhà chức trách nước ta kiên định cấm và trấn áp thô bạo người dân yêu
nước ta tự giác đi biểu tình phản đối Trung Quốc lấn chiếm biển Đông.
Chắc chắn lão đồng chí và vị đại diện lãnh đạo đều biết chuyện cán bộ
khu phố được cử đến từng nhà giải thích với dân: những người đi biểu tình như
thế là do bị kích động, bị mua chuộc hay được thuê đi biểu tình! Có nơi cán bộ
còn nói thẳng với dân: đi biểu tình như thế là làm hại đến đại cục quan hệ Việt
– Trung, khuyên dân không được đi biểu tình, bảo dân phải biết phân biệt đúng
sai và phải biết hàm ơn Trung Quốc!!!…
Xin nói thực lòng, những việc làm này của các nhà chức trách nước ta khiến
tôi cảm thấy rất nhục cho bản thân mình và cho đất nước mình! Tôi chỉ có thể
kết luận: Nước ta càng ra sức giữ “đại cục” theo kiểu nhẫn nhục như
thế, Trung Quốc càng lấn tới. Hòa bình, hợp tác và hữu nghị phải giành lấy, chứ
không thể van xin như thế mà có được!
Thưa lão đồng chí và vị đại diện lãnh đạo, phần trình bày của bà
Nguyễn Thị Bạch Yến và những vấn đề tôi vừa mới trình bày về quan hệ Việt –
Trung cho thấy tình hình đối nội và đối ngoại của nước ta hiện nay đặt ra nhiệm
vụ nhất thiết phải tiến hành cải cách
triệt để hệ thống chính trị làm đòn bẩy chuyển đất nước ta sang một thời kỳ
phát triển mới.
Đại diện lãnh đạo:
-
Xin cảm ơn giáo
sư. Bà Yến và giáo sư đi tới kết luận phải xây dựng ở nước ta một thể chế chính
trị của một nhà nước pháp quyền dân chủ như là một chìa khóa giải quyết mọi vấn
đề và thách thức đang đặt ra cho đất nước. Tôi hiểu như vậy. Đề nghị hãy khoan
bàn chuyện này. Chúng ta đang nói về Trung Quốc, tôi muốn đặt ngay câu hỏi: Lúc
này các vị muốn thay đổi chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa sang thể chế
chính trị dân chủ tư sản - nghĩa
là đi theo con đường chủ nghĩa tư bản. Xin hỏi: Làm như thế khác nào thay đổi
trận tuyến để chuyển sang đi hẳn với Mỹ để chống Trung Quốc không? Chẳng lẽ các
vị không hiểu điều tế nhị này? Tôi mong được nghe ý kiến của bà Yến và giáo sư.
Yến nhường giáo sư nói trước. Giáo sư Hoàng Quốc Túy:
-
Xin thưa, băn
khoăn của vị đại diện lãnh đạo phần
nào có lý. Hiển nhiên Trung Quốc sẽ rất lo xảy ra việc nước ta thay đổi chiến
tuyến, vì dân chủ là gót chân Achilles của Trung Quốc. Nếu muốn, Trung Quốc rất
có thể vin vào chuyện nước ta cải cách chính trị, để bịa ra cái cớ “Việt Nam đã thay đổi chiến tuyến nhằm chống
Trung Quốc”, để một lần nữa có lý do “dạy
cho nước ta một bài học.” Mặc dù họ thừa biết Việt Nam không bao giờ dại gì
đi với một bên chống một bên.
Thưa hai quý vị, tôi nghĩ Trung Quốc thừa biết lợi ích lớn nhất của Việt
Nam là mong được sống yên ổn, hòa bình và hợp tác cùng có lợi bên cạnh Trung
Quốc. Họ cũng không tự ty đến nỗi sợ Việt Nam đi với Mỹ chống Trung Quốc đâu ạ.
Hiểu vấn đề như thế, nên chúng tôi kết luận, không thể chỉ vì lo Trung Quốc
nghĩ thế này thế nọ mà không dám tiến hành cải cách dân chủ ở nước ta, vì lợi
ích phát triển của nước ta.
Lịch sử quan hệ 2 nước đã nhiều lần cho thấy Trung Quốc đánh ta hay không
đánh ta chỉ phụ thuộc một phần nào đó về phía ta mà thôi, mà chủ yếu là phụ
thuộc vào những tính toán của Trung Quốc trên bàn cờ chiến lược toàn cầu, với
phương châm mục tiêu biện minh cho biện pháp. Thậm chí khi cần đánh ta, thì họ
chủ động dàn dựng bối cảnh và tạo ra lý do đánh ta.
Báo cáo chính trị đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa qua nói rõ:
Trung Quốc chủ trương nước giàu quân mạnh, phải sẵn sàng chiến
thắng chiến tranh cục bộ.
Xin hỏi: Một cuộc chiến tranh cục bộ phải đánh thắng như thế chắc chắn chỉ
có thể nằm trong khu vực nước ta đang sống, chứ không thể ở một châu lục nào
khác được, có phải thế không ạ?... Vậy sự uy hiếp công khai này nhằm vào ai
đây? Sự uy hiếp này có chờ nước ta cải cách đâu? Cho nên vấn đề đặt ra không
phải là sợ Trung Quốc đánh mà nước ta đành bó tay ngồi yên và chẳng dám làm
những việc nước mình phải làm.
Xin thưa hai quý vị, nước ta chỉ có vấn đề, cũng như tháng 2 năm 1979, một
khi Trung Quốc rắp tâm đánh ta, nước ta sẽ phải trả lời như thế nào?
Thạc sỹ dược sỹ, doanh nhân
Nguyễn Thị Bạch Yến:
-
Tôi rất tán thành
ý kiến của giáo sư Hoàng Quốc Túy. Xin đưa ra đây một số ví dụ để các quý vị
tham khảo.
Trước cái bắt tay Mỹ - Trung Năm 1972 ở Thượng Hải, cả Trung Quốc và Việt
Nam đều đứng chung chiến tuyến chống chủ nghĩa đế quốc. Nhưng sau cái bắt tay
lịch sử Trung – Mỹ đầy tai tiếng này, nước ta có thay đổi chế độ chính trị gì
đâu, thế nhưng Trung Quốc đã thay đổi chiến tuyến và phản thùng cuộc kháng
chiến chống Mỹ của Việt Nam.
Lợi dụng việc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam theo Hiệp định Paris 1973, năm 1974
Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ phần Hoàng Sa còn lại của ta. Phần trước đó họ đã
chiếm năm 1956 khi Hiệp định Geneva 1954 vừa được ký kết.
Năm 1977 Trung Quốc khiển Pol Pot đánh Việt Nam quy mô lớn, tạo ra cái bẫy
buộc ta phải lâm chiến.
Năm 1979 Trung Quốc vin vào chuyện họ tạo dựng lên này, đẻ ra cái cớ cần dạy cho Việt Nam một bài học. Đấy là
cách căng Việt Nam ra hai đầu mà đánh sau khi nước ta vừa ra khỏi cuộc kháng
chiến chống Mỹ. Còn thủ đoạn nào thâm độc hơn không?
Năm 1988 Trung Quốc đánh chiếm thêm 7 đảo và bãi đá của ta ở Trường Sa...
Những sự kiện lịch sử này cho ta đủ lý lẽ kết luận: Khi cần, Trung Quốc đều
dàn dựng mọi chuyện để chủ động đánh ta, không cần chờ đến việc ta thay đổi hay
không thay đổi thể chế chính trị.
Hiển nhiên Trung Quốc đánh ta hay không đánh ta trước hết và chủ yếu phụ
thuộc vào tính toán của Trung Quốc trên bàn cờ thế giới. Song cũng hiển nhiên
như thế, phía ta có hay không có khả năng làm thất bại các đòn của Trung Quốc
một khi họ ra đòn? Đây mới thực sự là vấn đề của nước ta ạ.
Chúng tôi đã cân nhắc mọi khía cạnh, và thấy: Để vượt qua được mọi thách
thức trong,
ngoài hiện nay, không có cách gì lẩn tránh được công cuộc cải cách triệt
để chế độ chính trị của đất nước. Nhiệm vụ cải cách chế độ chính trị như vậy là
điều kiện tiên quyết để có thể phát huy sức mạnh dân tộc và tạo ra sự hậu thuẫn
của cả thế giới tiến bộ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Tôi xin nhấn mạnh, không có cải cách thể chế
chính trị để có hòa giải dân tộc, sẽ không thể có một Việt Nam độc lập, tự do
dân chủ, phát triển, dấn thân được cùng với cả thế giới tiến bộ, đứng bình đẳng
được cạnh nách Trung Quốc. Nghiêm khắc hơn nữa phải nói: Không cải cách thể chế
chính trị để có hòa giải dân tộc, nước ta sẽ không có đủ ý chí và sức mạnh
thoát được thân phận một chư hầu kiểu mới của Trung Quốc. Mà như thế, ách nô
dịch Đại Hán sẽ càng được củng cố. Xin đừng quên cảnh báo của cố Bộ trưởng
Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch trước đây: Với Hội nghị Thành Đô 1990, nguy cơ Bắc
thuộc lần thứ hai bắt đầu!
Vị đại diện
lãnh đạo chen ngang:
-
Quá nhấn mạnh đến
hòa giải phi giai cấp như thế, bà Yến đứng trên lập trường nào? Bà Yến không
thấy hàng ngày các thế lực thù địch đang ra sức chống phá nhà nước xã hội chủ
nghĩa của chúng ta?
Thạc sỹ doanh nhân Nguyễn Thị
Bạch Yến:
-
Xin thưa, tôi đứng
trên lập trường dân tộc, đứng trên quan điểm lợi ích dân tộc và lợi ích quốc
gia là tối thượng. Xin nói thẳng thắn, tôi không coi cái mà các vị gọi là “nhà nước xã hội chủ nghĩa của chúng ta”
và lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia là một! Xin nói rõ hơn nữa, cái gọi là “nhà nước của dân, do dân, vì dân” được
dựng lên ở nước ta hiện nay chỉ là của giả, có cái tên gọi là “xã hội chủ nghĩa”. Quý vị có thể tổ chức
thảo luận rộng rãi, dân chủ và công khai để nghe ý kiến cả nước về suy nghĩ này
của tôi.
Tại điểm này, xin cho phép tôi nói một số suy nghĩ về hòa giải dân tộc.
Thưa các quý vị, con đường gian truân đất nước ta đã trải qua từ Cách mạng
Tháng Tám đến nay đầy hy sinh tổn thất, có những mất mát không thể lấy lại được
nữa. Con đường này để lại những hố sâu chia rẽ và những chướng ngại vật trên
mọi phương diện đời sống tinh thần và vật chất của đất nước mà bốn chục năm nay
hầu như vẫn chưa vượt qua được. Sự thực đau lòng và vô cùng khắc nghiệt đối với
dân tộc ta là trên con đường này đã xảy ra cuộc nội chiến Bắc – Nam khốc liệt
trong lòng cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
(Hội trường rộn lên xôn xao)
Vâng, một cuộc nội chiến khốc liệt trong lòng cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm. Đến nay chúng ta vẫn cố tính trốn tránh sự thật này – Yến chậm rãi nhắc
lại để nhấn mạnh.
… Cuộc nội chiến đẫm máu và nước mắt này quyết liệt đến mức có anh thì không có tôi.
Khắc nghiệt đến mức chỉ có thể giải quyết được bằng một bên phải loại bỏ,
phải tiêu diệt một bên.
Sự khắc nghiệt này đầy ắp những ý tưởng hay lý tưởng không thể đội trời
chung với nhau, lâm chiến quyết liệt với nhau suốt bảy thập kỷ vừa qua, đặc
biệt là trong ba thập kỷ chiến tranh khốc liệt trên cả nước.
Sự khắc nghiệt này đầy ắp những xung đột đến tận cùng giữa ngu dốt và trí
tuệ, giữa thiện và ác, giữa sống và chết, chia cắt dân tộc ta sâu thẳm trong
tâm khảm cho đến hôm nay… Và ai biết được vết thương này trong lòng dân tộc ta
còn rỉ máu đến bao giờ trong tương lai?!...
Sự khắc nghiệt này chất đầy những bi kịch và không hiếm khi là thảm kịch
của biết bao số phận đã bị cột chặt vào những khung cảnh không thay đổi được
nữa của cuộc đời… Cùng là con một nước, nhưng vì đứng bên kia chiến tuyến nên
trở thành kẻ thù không đội trời chung của nhau. Cả nước, có không ít các gia
đình bị xé đôi, có không ít các bà mẹ có các con mình ngã xuống cả hai bên
chiến tuyến…
4[4] Tìm xem: Nguyễn Trung, tiểu thuyết Dòng đời, sách đã dẫn.
|
Đau lòng hơn nữa, ngay cả sau khi chiến tranh đã kết thúc, dư chấn của nó thời hậu chiến – đặc biệt là những chính sách sai lầm trong thời kỳ này – đã gây thêm nhiều tổn thất mới cho đất nước, đồng thời tiếp tục làm tan nát hàng vạn gia đình, đã xô đẩy hàng triệu người dân rời bỏ đất nước với thân phận thuyền nhân… Cho đến hôm nay, nhân dân cả nước ta vẫn chưa làm sao đếm được, chưa làm sao biết được bao nhiêu nghìn, bao nhiêu vạn trong số những người ra đi này đã bỏ mạng trên biển vì đói khát, vì bệnh tật, vì thuyền đắm..., bao nhiêu phụ nữ và em gái đã bị hải tặc hãm hiếp và giết chết?... Thưa các quý vị, trong số những phụ nữ bị hải tặc hãm hiếp và giết chết này có người em họ là con gái của chú tôi! 4[4] – … đến đây, Yến dừng lại, hai bàn tay nắm chặt đặt trên mặt bàn, cố không nhắc đến chuyện chồng và con mình đang bị công an giam giữ trong trận bố ráp đánh trường Đại học PH…
(Hội trường xì xào như quặn lên rồi lặng ngắt…)
… Thưa các quý vị, xin cho phép tôi nêu rõ ngọn ngành dẫn đến nội chiến là
thế này:
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, lời nguyền địa lý ác nghiệt
đã bất khả kháng đẩy nước ta vào cuộc giằng xé lịch sử giữa phe chủ nghĩa cộng
sản và phe chủ nghĩa đế quốc, mà Việt Nam là chiến trường trực tiếp. Vì lẽ này,
sự nghiệp kháng chiến chống xâm lược của nước ta bất khả kháng bị cài cắm vào
nhiều cuộc chiến tranh qua tay người khác, còn gọi là các cuộc chiến tranh ủy
thác (các proxy wars)…
Cụ thể là từ 23 tháng 9 năm 1945, khi nước ta phải bước vào cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm, nhất là từ khi phải bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ,
dân tộc ta cùng một lúc phải gánh trên vai mình năm, sáu cuộc chiến tranh khác
nữa trong lòng một cuộc chiến tranh. Xin liệt kê như sau:
Một là cuộc chiến tranh nóng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa đế quốc
trên đất nước ta, với quyết tâm của Mỹ ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, đến mức
sẵn sàng đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá để thực hiện mục tiêu chiến lược
này. Lợi ích chiến lược toàn cầu của Mỹ lúc ấy đòi hỏi như vậy, mặc dù nước Mỹ
ngay từ thời tổng thống Eisenhower đến nay chưa một lần có ý đồ chiếm Việt Nam
làm thuộc địa.
Hai là cuộc chiến tranh nóng trên đất nước ta chuyển tải cuộc chiến tranh
lạnh giữa Liên Xô và Mỹ.
Ba là cuộc chiến tranh tọa sơn quan
hổ đấu: Trung Quốc quyết tâm đánh Mỹ
đến người Việt Nam cuối cùng, để giữ cho Mỹ không được đến gần biên giới Trung
Quốc.
Bốn là cuộc chiến tranh của Trung Quốc chống Liên Xô trên đất nước Việt
Nam, với mục tiêu chiến lược gió Đông
thổi bạt gió Tây, nhắm ý đồ thoán đoạt từ tay Liên Xô vai trò thống lĩnh
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Năm là cuộc chiến tranh của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa
thực dân và chủ nghĩa đế quốc.
Sáu là – và đây là điều đau lòng nhất, trong lòng cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm, dân tộc Việt Nam ta rơi vào cuộc nội chiến có lẽ đến nay là duy nhất
trong lịch sử và vô cùng đẫm máu
5[5]
. Sự thật đã xảy ra là: Bối
cảnh quốc tế khách quan đã bất khả kháng đẩy mỗi nửa nước ta gắn bó với lý
tưởng và ý thức hệ của một phe trong chiến tranh lạnh. Mỗi nửa đất nước tiến
hành chiến tranh đối kháng quyết liệt chống nửa đất nước còn lại. Một bên cho
rằng lựa chọn con đường của chủ nghĩa xã hội mới là yêu nước, vì vậy gọi nửa
bên kia là tay sai của chủ nghĩa đế quốc. Một bên cho rằng con đường cứu nước
phải là chủ nghĩa tư bản, vì vậy coi bên kia là lính đánh thuê của chủ nghĩa
cộng sản. Mỗi bên đều dứt khoát coi bên kia là bán nước…
5[5] Tham khảo thêm: Nguyễn Trung, tiểu thuyết Dòng đời, xuất bản năm 2006, quyển một, tập 2, chương “Nước đứng”, tr. 498 – 499, nhân vật đại tá Phạm Trung Nghĩa đã phân tích trong lòng cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược còn chứa đựng 5 – 6 cuộc chiến tranh khác mang tính chất chiến tranh ủy thác, và đặc biệt nghiêm trọng là có cuộc nội chiến Bắc – Nam. Yến tán thành nhận định của ông Nghĩa, đem chia sẻ với nhiều người và được chấp nhận, song ai cũng dặn Yến: Nói với nhau thì được, nói công khai sẽ bị quy kết là phản động đấy, rất nguy hiểm…
|
Thưa các quý vị, có nhìn thấu cuộc nội chiến hiện hữu đã xảy ra này – dù
nguồn gốc phát sinh ra nó từ đâu, chúng ta hôm nay mới có thể nhìn thấu nhát
cắt chia đôi trái tim dân tộc, vào giữa lúc đất nước chìm đắm trong khói lửa
kháng chiến chống ngoại xâm.
Có nhìn thấu cuộc nội chiến này, chúng ta mới ngộ được trong cuộc huynh đệ
tương tàn này lợi ích tối cao của quốc gia, của dân tộc đã bị lợi ích hay cách
nhìn của ý thức hệ tác động, làm lu mờ, che khuất... Thực tế đau lòng này khiến
nước ta bất giác – dù là nửa bên này hay nửa bên kia – ở một góc độ và phạm vi
nhất định.., mỗi bên đều là một dạng cánh tay nối dài của một bên trong ba bên
nước lớn ngoại quốc Mỹ – Xô – Trung. Ba ông lớn này giành giật nhau vì lợi ích
chồng chéo riêng, thông qua các hình thái chiến tranh trên tổ quốc chúng ta, và
bằng xương máu của nhân dân ta.
Có nhìn thấu cuộc nội chiến này, cả nước ta – dù là nửa đất nước bên này
hay là nửa đất nước bên kia, – nghĩa là, dù là Hà Nội hay là Sài Gòn – về
phương diện này và trên thực tế đều chỉ là hai con tốt để chơi, để thí trên bàn
cờ lớn giữa các cường quốc. Nước ta, dù là nửa bên này hay nửa bên kia, dù là
gắn với cường quốc A, B, C nào, đều bị đem ra mặc cả, bị bán đứng, bị giằng xé,
bị biến thành vật đổi chác, hoặc bị bỏ rơi… không dưới một phen trên bàn cờ lớn
này! Xin hãy điểm lại từng sự kiện lịch sử đã diễn ra từ năm 1945 chí ít cho
đến Thành Đô (1990) để hiểu rõ đoạn trường đau khổ này của dân tộc.
Ngày 30 Tháng Tư đã lùi xa bốn thập kỷ, song hôm nay chúng ta vẫn chưa làm
sao biết được, và có lẽ sẽ không bao giờ có thể đo biết được: Bao nhiêu phần trăm hy sinh xương máu và tổn
thất của dân tộc ta là giành cho sự nghiệp lấy lại độc
lập thống nhất của tổ quốc, bao nhiêu phần trăm là phục vụ cho lợi ích của các
bên ngoại bang, bao nhiêu phần trăm phải mất vào việc tay trái chém tay phải?!
Thưa các quý vị, hôm nay, sau bốn mươi năm nhìn lại, có thể nói đất nước
được độc lập thống nhất là thành tựu vô giá, phải đời đời gìn giữ. Càng phải
trả giá đắt, càng phải gìn giữ.
Đồng thời cũng phải nói: Những hy sinh và tổn thất nước ta phải chịu đựng
trong bốn cuộc chiến tranh liên tiếp từ sau Cách mạng Tháng Tám (08-1945) như
thế cho sự nghiệp độc lập thống nhất của tổ quốc, dù là chính nghĩa, anh hùng,
hay dũng cảm đến thế nào đi nữa, song cọ xát với cái thế giới khắc nghiệt mà
chúng ta đang sống, dân tộc ta hôm nay không thể không nhìn lại để tự làm bản
kết toán cho chính mình:
-
Phải chịu
nhiều hy sinh tổn thất như thế là dân tộc ta ngu hay khôn?
-
Chỗ nào là
nước ta ngu? Chỗ nào là khôn? Ai ngu? Ai khôn?
-
Chỗ nào là
nước ta rơi vào tình cảnh bất khả kháng của số phận? Chỗ nào lẽ ra là một quốc
gia chúng ta phải tìm một lựa chọn khác? Có hay không một sự lựa chọn khác? Có
lúc nào bỏ lỡ một lựa chọn khác?
-
Là một quốc
gia, là một dân tộc, ta đã ý thức được về chính mình đến mức độ nào? đã giác
ngộ lợi ích thiêng liêng của tổ quốc chúng ta đến đâu?
-
Sống
trong cái thế giới ngày càng quyết liệt này, dân tộc ta có được phép trốn tránh
từng chặng, từng chặng phải nghiêm khắc tự nhìn lại mình không?
-
Dân tộc ta đã
đánh giá những chặng đường bẩy mươi năm qua, bốn mươi năm qua như thế nào? Con
đường đau khổ đất nước đã đi này, gian truân gây ra do tại phía cộng đồng dân
tộc ta nằm ở những đâu và mức độ đến đâu? Tại các bên ngoài đến đâu? Mọi cái
giá đã phải trả, cái gì là lỗi tại ta? Cái gì là tại ngoại cảnh, tại kẻ địch?
-
Vân vân….
Thưa các quý vị, có bao giờ mỗi chúng ta ngồi đây tự hỏi mình những câu hỏi
như vậy?
Xin hãy coi đấy là những câu hỏi mở, rất trọng đại, để từ đây xin mọi người
trong cả nước cùng suy ngẫm, cùng nghiền ngẫm, với tất cả trí tuệ và nhiệt
huyết của mình… Cho hiện tại. Cho tương lai.
Trong khuôn khổ đối thoại hôm nay, tôi xin phép chỉ xới xáo lên vài gợi ý
riêng, để quý vị tham khảo…
Thưa vâng, lịch sử không làm lại được, nhưng thiết nghĩ mỗi người Việt
chúng ta, nếu còn đầy đủ ý thức về bản thân mình và dân tộc mình, mỗi chúng ta
sẽ không thể và không được phép nhắm mắt làm ngơ trước những câu hỏi cắt da cắt
thịt vừa trình bày trên.
Vâng, lịch sử có những bối cảnh không thay đổi được, ví dụ, con đường Cách
mạng Tháng Tám của nước ta khách quan rơi thỏm bất khả kháng vào cái trận địa
ác nghiệt của cục diện quốc tế chiến tranh lạnh. Song lịch sử cũng không vì thế
cấm đoán chúng ta nhìn lại dĩ vãng, để rút ra những bài học cần thiết cho hôm nay,
cho tương lai.
Vâng, nếu chúng ta đối xử với lịch sử như một người thầy nghiêm khắc, phải
chăng hôm nay chúng ta có thể nêu lên được nhận xét đầu tiên dễ thấy ngay để
rút kinh nghiệm, đó là:
Vì trong lòng cuộc kháng chiến
của nước ta chống ngoại xâm có tới ba, bốn cuộc chiến tranh qua tay người khác,
các cuộc chiến tranh ủy thác (các proxy wars) được gửi gắm hay cài đặt vào, để
giằng xé đất nước ta, nhất là lại có cuộc nội chiến, cho nên sự nghiệp chống
xâm lăng và giành lại độc lập thống nhất cho tổ quốc chúng ta thêm gian truân
bội phần, với những cái giá phải trả đắt thêm bội phần. Chắc chắn có thể kết luận dứt
khoát như vậy, có phải không ạ?
Xin thưa, lợi ích tối cao và nóng bỏng nhất của quốc gia và của dân tộc ta
từ sau Cách mạng Tháng Tám cho đến hôm nay và mãi mãi về sau là: đất
nước hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết rành rọt như thế.
Nhưng xin thưa với các vị, lợi ích quốc gia tối cao này trên chặng đường
bảy mươi năm qua, dù ở phía bên nào – Bắc hay Nam, Hà Nội hay Sài Gòn – đều
chịu tác động mọi chiều đối nội và đối ngoại của ý thức hệ, đều bị ý thức hệ
nhuộm mầu và chi phối, đều phải đứng sau và đứng dưới ý thức hệ... Ngay tận hôm
nay, đối với Đảng Cộng sản Việt Nam: Độc lập dân tộc phải gắn với chủ nghĩa xã
hội! – đấy là một ví dụ.
Đã thế, trong kháng chiến chống
ngoại xâm, một phần rất quan trọng của năng lượng kháng chiến lại phải giành vào nội chiến, hoặc bị nội chiến triệt tiêu. Chưa
nói đến một phần rất quan trọng khác của năng lượng kháng chiến bị sự giằng xé
của các cuộc chiến tranh ủy thác hút mất. Mỗi bát gạo viện trợ chúng ta nhận
được, mỗi khẩu súng đem đến giúp nước ta dù là cho nửa đất nước bên nào, đều
phải trả bằng máu của dân tộc ta. Chẳng có gì cho không cả!
Thưa các quý vị, bi kịch chiến tranh đầy rẫy những nghịch cảnh gắn quyện
hữu cơ vào nhau không sao tách bạch ra được như thế của đất nước chúng ta trong
4 cuộc chiến tranh vừa qua cay đắng lắm.
Xin phép được hỏi: Hôm nay mỗi người Việt chúng ta đã ý thức được đầy đủ bi
kịch đất nước đã xảy ra này? Chúng ta đang là một dân tộc như thế nào, đã phải
trả biết bao nhiêu xương máu và tổn thất suốt bảy mươi năm qua mà đến nỗi hôm
nay vẫn không ý thức được đầy đủ về bi kịch của quốc gia mình – mà mỗi người
còn sống hôm nay đều là tác nhân, nạn nhân và chứng nhân!? Chẳng lẽ mỗi người
Việt chúng ta thấp hèn đến vậy? – Tôi rất đau lòng và xin lỗi phải đặt ra câu
hỏi thắt gan thắt ruột như vậy!
Hôm nay mỗi chúng ta có dám can đảm coi bi kịch đất nước đã xảy ra bảy mươi
năm qua một phần có nguyên nhân là các lực lượng chính trị và trí tuệ của đất
nước chúng ta – dù là bên nào, Hà Nội hay Sài Gòn, – đều có sự hiểu biết hão huyền và quá khờ dại
về thiên hạ, về cái thế giới chúng ta đang sống. Chúng ta có dám kết luận như
thế không ạ? Đấy là bài học đẫm máu thứ nhất.
Mỗi chúng ta hôm nay có dám thừa nhận bi kịch này của đất nước một phần có
nguyên nhân là sự giác ngộ chưa đầy đủ của các lực lượng chính trị và trí tuệ
trong cả nước – dù là bên nào – về lợi ích tối cao của quốc gia không?... Sự
thật có phải là như vậy không?... Đây là bài học đẫm máu thứ hai.
Mọi thảm họa và lạc hậu đất nước ta đã và đang phải gánh chịu, nếu cứ đổ
riệt mọi tội lỗi cho đế quốc sài lang, cho cái gọi là kẻ thù giai cấp do ta
dựng nên, cho hoàn cảnh khách quan… hiển nhiên là không ổn.
Nêu lên những câu hỏi bên trên, tôi mong các quý vị nhìn thấu đáo những
nguyên nhân yếu kém của chính ta, với ý thức: Kẻ thù số một mang lại mọi tai ương cho đất nước chúng ta suốt bảy mươi
năm qua và 40 năm qua trước hết là những hèn kém của chính ta! Là chính ta!
Cần phải đặt vấn đề như vậy để tìm bằng được lối ra cho đất nước hôm nay.
Một dân tộc sau mỗi chặng đường không biết phải tự tính sổ để hiểu thấu đáo cái
dại – khôn của mình, dân tộc ấy đúng
là chỉ đáng làm chất liệu lót đường đi cho những kẻ ác!
Thưa các quý vị, cuộc kháng chiến giành độc lập thống nhất cho tổ quốc của
chúng ta anh dũng vô song. Truyền thống yêu nước thiêng liêng này phải tiếp tục
đời đời gìn giữ. Sự việc hàng triệu, hàng triệu người tại nhiều quốc gia trên
thế giới, kể cả trong lòng nước Mỹ, ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam chống
Mỹ xâm lược một mặt nói lên tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến này, mặt khác
sự ủng hộ như vậy của hàng triệu người trên thế giới là sự phản đối đanh thép
tính chất tàn bạo cuộc chiến tranh này của Mỹ tại Việt Nam. Xin đừng bao giờ
quên điều này.
Song tất cả những điều vừa kể ra như vậy dứt khoát vẫn không cho phép các
lực lượng chính trị và trí tuệ của toàn thể dân tộc ta hôm nay nhắm mắt bỏ qua hai
bài học đẫm máu phải nhớ đời đời kiếp kiếp nói trên. Lại càng không
được phép nuôi dưỡng tinh thần yêu nước chỉ bằng cách khoét sâu hận thù trong
quá khứ, dù là trong nội bộ Việt Nam với nhau, hay là đối với thế giới bên
ngoài. Không thể đã bảy mươi năm rồi, bốn mươi năm rồi, mà hôm nay vẫn cứ lôi
nhau ra mà nguyền rủa té tát! Thậm chí còn để tô son vẽ phấn làm vinh nữa!...
Một dân tộc ngàn năm văn hiến không thể sống và ứng xử như thế. Một dân tộc
ngàn năm văn hiến nhất thiết phải có cách hành xử của văn hiến và nhân bản.
Nhân đây cũng phải nói thêm: Tha hóa hiện nay của Đảng, của chế độ đang
ngày đêm cố mài quá khứ lịch sử bảy mươi năm, bốn mươi năm ra để sống, không
phải chỉ đơn thuần vì sự tha hóa tự thân đang diễn ra và lòng tham bám giữ
quyền lực, mà nguy hiểm hơn nhiều:
Đấy là sự bế tắc trong tư duy
và con đường sống của Đảng và của chế độ, mà hệ quả là những thất bại nghiêm
trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong 40 năm đầu tiên của độc
lập thống nhất.
Hiện nay, Đảng đang tiếp tục làm như thế bằng mọi giá, tất cả nhằm bảo vệ
bằng được vị trí độc quyền thống trị của mình, bất chấp đất nước đang phải đối
mặt với những thách thức gì!
Vâng, bao nhiêu hy sinh xương máu và tổn thất tổ quốc chúng ta đã phải chịu
đựng trong bốn cuộc chiến tranh vừa qua, những cái giá phải trả tiếp theo trong
bốn mươi năm đất nước độc lập thống nhất đầu tiên phỏng còn ý nghĩa gì, nếu như
hai
bài học đẫm máu nêu trên không được rút ra?
(Cả hội trường rộn rạo hẳn lên cứ như
đụng phải lửa, đứng ngồi không yên. Vị cách mạng lão thành như là ngồi uống các
lời của Yến, chứ không phải nghe. Vị đại diện lãnh đạo kính tụt xuống giữa mặt,
hai mắt trố lên vì căng thẳng. Giáo sư Hoàng Quốc Túy ghi chép rất chăm chỉ…
Yến phải chờ một lúc cho sự im lặng trở lại.)
… Vâng… Xin thưa các quý vị, giáo sư Hoàng Quốc Túy trong trình bày của
mình đã lưu ý chúng ta về siêu cường Đại Hán đang lên đang thách thức cả thế
giới.
Nằm ở vị trí địa đầu của khu vực, nước ta hôm nay lại đang đứng trước nguy
cơ một lần nữa trở thành trận địa giằng xé lịch sử của thế kỷ 21 này. Nghĩa là,
trong khi chúng ta chưa kịp định thần ngẫm nghĩ về bi kịch lịch sử đất nước rơi
vào cuộc giằng xé hai phe bốn mâu thuẫn thời chiến tranh lạnh, chưa kịp rút ra
cho mình hai bài học lịch sử đẫm máu trong thế kỷ trước, nước ta hôm nay
lại đang rơi vào vùng tâm điểm của tranh chấp Mỹ - Trung trong khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương có ý nghĩa chi phối quyết định bàn cờ thế giới.
Trong tình thế mới này, sự lựa chọn chính thức trên giấy trắng mực đen,
trên lời nói và bằng hành động của những người có quyền lực trong Đảng vẫn là: độc
lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội – nghĩa là bảo toàn chế độ phải là
lợi ích tối cao, chứ không phải tổ quốc!
Đáng lo ngại hơn nữa, trong Đảng vẫn tồn tại một xu thế quyết liệt, muốn
níu kéo liên minh ý thức hệ để bảo toàn chế độ, thậm chí đến mức có lúc đã nói
thẳng ra … mỗi bên coi sự phát triển của nước này là cơ hội
quan trọng cho sự phát triển của nước kia trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở Trung Quốc…
Níu kéo liên minh ý thức hệ như vậy, phải chăng có thể được xem là đành
nhắm mắt bỏ qua những gì đã xảy ra với nước ta xuyên xuốt toàn bộ quan hệ Việt
- Trung liên quan đến những xâm hại lợi ích tối cao và chủ quyền quốc gia
thiêng liêng của ta? Làm như thế phải chăng mặc nhiên coi những việc đã xảy ra
là chuyện đã rồi (faits accomplis)? Nếu đúng như vậy thì chết thật! Cái gì nước
ta bị cướp đành coi như mất đứt luôn và từ nay chịu ngậm bồ hòn làm ngọt? Có
phải lập trường như thế là vớt vát đến cùng liên minh ý thức hệ, để mong được phía
Trung Quốc bớt bắt nạt? Làm như thế để mong Trung Quốc bố thí cho hòa bình? Làm
như thế phải chăng hy vọng sẽ được yên thân bảo toàn quyền lực thống trị của
Đảng đối với đất nước và giữ được đại cục!?
Là đảng viên, tôi phải nói lên lo lắng này của tôi với toàn Đảng và cả
nước.
Là đảng viên, tôi phải đặt ra câu hỏi: Lịch sử quan hệ Việt - Trung 65 năm
qua chẳng lẽ không đủ sức chỉ ra sự mù quáng của liên minh ý thức hệ này hay
sao? Chẳng lẽ trí nhớ chúng ta đã bị tẩy trắng mọi cái giá đất nước ta đã phải
trả cho liên minh này?
Thưa các quý vị, hai bài học đẫm máu của thế kỷ trước
chẳng lẽ đến giờ phút này vẫn chưa đủ sức thuyết phục toàn thể dân tộc ta hôm
nay, nhất là các đảng viên:
Mọi thứ chủ nghĩa áp đặt cho
đất nước ta và liên minh ý thức hệ như vậy cho đến hôm nay chỉ đem lại thảm
họa? Chúng ta không thấy các thứ chủ nghĩa và liên minh ý thức hệ như thế đang
tiếp tục giam hãm nhân dân ta trong sự nô dịch mới của quyền lực Đảng, đang làm
suy vong quốc gia, và trên thực tế là đang chặn đứng con đường phát triển của
đất nước chúng ta?
Đây chính là sự thật đã và đang diễn ra trên đất nước ta trong 40 năm độc
lập thống nhất đầu tiên, có phải như vậy không ạ?
Xin cho phép tôi nhấn mạnh thế này: Nhất thiết nước ta phải vươn lên có thế
và lực với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền, để xây dựng bằng được
mối quan hệ hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc, chứ không phải là tìm kiếm liên
minh ý thức hệ chỉ để bảo toàn chế độ!
Nghe đến đây, vị đại diện lãnh đạo đấm bàn thình thình.
Rồi ông đột nhiên đứng bật dậy, tay chỉ thẳng vào Yến, một thôi một hồi:
-
Phản động! Bắt!
Công an đâu? Bắt ngay! Bắt ngay! … Nói như thế là cực kỳ phản động! Không cho
phép lợi dụng đối thoại để tuyên truyền phản động lật đổ chế độ!... Phản động
như thế đừng có hòng…
Hội trường nổ tung tiếng phản
đối vị đại diện lãnh đạo, nhiều người đứng hẳn dậy hét lớn. Riêng khu vực cánh
nhà báo và các viên chức nhà nước ngồi, mặt đất vẫn phẳng lặng giữa cái chợ vỡ.
(Còn tiếp)
N.T.
N.T.
Quảng Cáo
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire