Thiện Tùng
Có tin đồn, cựu bộ trường Quốc
phòng Phùng Quang Thanh từ trần vào ngày thành lập Quân đội 22/12. Trước đây
lãnh tụ Hồ Chí Minh có công dựng nước, Ông từ trần nhằm ngày Quốc khánh 2/9, giớ đây lại nói Bộ trưởng Quốc
phòng Phùng Quang Thanh từ trần nhằm ngày
thành lập Quân đội 22/12, sao lại có sự trùng hợp quá khó tin như thế?!.
Hôm nay 16/08/2017, đồn ông
Phùng từ trần 22/12 chắc là năm 2016. Khi quả quyết như vậy, sẵn trên đường,
tôi ghé nhà một cựu sĩ quan chuyên đọc báo “biếu” ( báo Nhân dân và Quân đội)
xem coi 2 tờ báo “chủ lực” trong làng báo nói gì về chuyện lạ nầy. Khi hỏi những
số báo tháng cuối năm 2016, cựu sĩ quan nầy nói: “tôi chỉ xem lướt qua rồi bỏ
chớ đâu có lưu ! “. Về nhà, tôi lên
mạng, vào trang điện tử báo Quân đội Nhân dân tìm mãi mới gặp được bài “Bịa
tin về tướng Phùng Quang Thanh là “độc địa” của nhóm phóng viên báo nầy, đăng
hôm 09/01/2017. Bài báo có đoạn viết: “… Những kẻ ném đá giấu tay, đã loan truyền tin bịa đặt rằng đại tướng Phùng Quang
Thanh, nguyên bộ trưởng Bộ Quốc phòng VN từ trấn hôm
22/12 (2016?) vừa qua. Đây là hành vi độc địa,
táng tận lương tâm nhằm chia rẽ Đảng, Nhà nước, Quân đội Nhân dân”. Nhóm phóng viên tờ báo nầy còn đề nghi: “Phải sớm điều tra làm rõ, xử lý hình sự
hành vi sai phạm nhiều lần tung tin đồn liên quan đến đại tướng Phung Quang
Thanh.v.v…”.
Việc thông tin theo kiểu đối
phó, mang tính chất hình sự, thiếu tính thuyết phục nầy tôi đã nghe quá nhàm
tai, nó không chỉ có riêng ở báo Quân đội mà có cả ở hệ truyền thông “chính thống”.
Không có chuyện “nước lã mà khuấy nên hồ” mà “có lửa mới có khói”. Cái bị cho
là “tin giả, tin bịa đặt” là loại thông tin dựa vào sự việc có thật rồi chế biến
thêm .Từ sự kiện, hiện tượng có thật, người ta chế biến nó sao cho hợp lý hơn, thuyết phục hơn, thuộc dạng tin luận hay bình luận, có lồng ý tưởng chủ quan trong đó – ý tưởng chủ quan, dù đúng hay sai, vẫn là quyền riêng tư của của mỗi người, phải
được tôn trọng.
Tại sao “tin giả, tin bịa đặt”
xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam ? –
Nguyên nhân chính là do giới truyền thông “chính thống” không dám/chịu “nhìn
thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật”, cứ theo kiểu “xấu che, tốt khoe”,
cái gì có lợi cho chế độ thì nói - nói không biết mệt, tân dụng hết công suất
phương tiện miệng và
hệ thống âm thanh gây chói/nhói tai cho đời. Ngược lại, những sự thật bất lợi
cho chế độ thì không nói hoặc nói môt phần sự thật (một
phần sự thật không phải sự thật), mang tính chất bị động đối phó với “tin giả,
tin bịa đặt” đang “trăm hoa đua nở”.
Cả một hệ thống truyền thông
khổng lồ, bằng tiền của Dân, được trả lương đầy đủ, sắm cho cả những phương tiện
hiện đại, với đội ngũ phóng viên đông như quân Nguyên, có quyền tiếp cận săn
tin, thế mà, qúi vị không làm nổi một việc không mấy khó là “thông tin kịp
thời, đúng sự thật”. Quí vị không làm tốt chức trách, khiến cho Dân phải “cơm nhà áo vợ” lang thang “đi mây về gió”
săn tin trôi nổi, chắc lộc, để rồi, thông báo cho nhau đề phòng tai bai họa gởi ?. Chưa vừa, quí vị còn dựa vào quyền lực chủi bới lung tung, thậm chí còn
đề nghị xử lý hình sự đối với những ai nói trái vời mình, dù đó là sự thật. Các
vị làm thế quả là vi Hiến và bất công .
Tiện đây, tôi chép nguyên văn
điêu 25 Hiến pháp 2013 của nước ta để cùng tham khảo: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do
báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình . Việc
thực hiện các quyền nầy do luật pháp quy định”. Hiến pháp là luật cơ bản, tối thượng, các luật và
văn bản khác đều dưới nó, không được trái nó. Những gì Hiến pháp đã ghi, mọi người phải tôn trọng, chấp hành,
ngược lại là vi Hiến?.
Không biết có phải vậy không,
truyền thuyết cho rằng loài người xuất thân từ loài Vượn hay Khỉ gì đó.
Chắc là vậy, nên con người có thuộc tính giống chúng là tò mò,
thích xem cái che hơn xem cái khoe. Bởi vậy, phái Nữ thường mặc nửa kín nửa hở nhằm kích động
mạnh vào tính tò mò vốn có của phái Nam là một ví dụ
vui.
Hệ thống truyền thông “chính
thống” mà luôn úp mở, lừa đảo trong thông tin, không nói rõ sự thật, từ đó,
kích động vào tính tò mò vốn có của con người, khiến họ có quá nhiều
“nguyên liệu” đề chế biến, trở thành loạn thông tin. Chẳng hạn:
•
Cụ Hồ từ trần ngày 2/9 mà thông báo ngày 3/9. Sự thật
ngờ ngờ ra đó mà dám cải tử hoàn sinh cho Cụ Hồ thêm 1 ngày, khiến hơn chục năm trời thiên hạ duy trì thắc mắc, đàm tiếu. Mãi đến khi lãnh đạo công khai sự
thật, khẳng định Cụ Hồ mất ngày 2/9 thì mới “gió lặng,sóng êm” ?.
•
Không công bố nội dung “Mật nghị Thành Đô” khiến dư luận
đã và đang nghi ngờ, bàn tán đủ thứ. Nhứt là, sau mật nghị Thành Đô về, trong nội
bộ Đảng lời ra tiếng vào gì đó, Tổng Bí thư Nguyễn văn Linh nói: “Tôi cũng
biết, ký hiệp ước Thành Đô là mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn để mất Đảng”. Từ câu nói ấy, không ít người cho rằng Hiệp ước Thành Đô là hiệp ước Việt
Nam bán nước cho Trung Quốc. Họ lập luận: Dân sống trên đất nước, bán nước
là bán luôn cả Dân. Dân VN bao gồm cả Đảng CSVN trong đó. Cớ sao mất nước mà lại
còn Đảng ? Vậy Đảng không thuộc cộng đồng
dân tộc Việt Nam mà là người Tây hay người Tàu gì đó
sao?! – Đây là chuyện quốc gia đại sự, Đảng
CSVN có trách nhiệm phải trả lời trước công chúng chuyện nầy.
•
Căn bịnh và cái chết lạ thường của Nguyễn Bá Thanh, cho đến
nay, người ta vẫn còn nghi ngờ, suy đoán lung tung. Ban Bảo
vệ sức khỏe cán bộ TW có trách nhiệm nói rõ căn bịnh và cái chết khác thường của ông Thanh để dập tắt dư
luận vẩn còn đang âm ỹ .
•
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, lúc thì nói đi trị
bịnh, lúc nói bị bắn chết, lúc nói bị quản chế, và gần đây nói từ trần nhằm
ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/2016 – cái nào đúng hay sai tất ? đó là điều dư luận
xã hội đang muốn biết.
•
Việt Nam nói Trinh Xuân Thanh về đầu thú, Đức thì trương ra quá nhiều bằng chứng và nói
rằng Trinh Xuân Thanh bị tình báo Việt Nam bắt
cóc tại Berlin (Đức). Vậy đâu là sự thật ?.
•
Ông Đinh Thế Huynh bị bịnh hay bị đầu độc, nếu bịnh trị
ở nước nào, hiện giờ đang ở đâu ?...
•
Ông Trần Đại Quang sao vắng mặt cả tháng nay, đang làm
gì, hiện ở đâu?. Dư luận đang suy đoán: ông Quang chắc bị quản chế như như ông
Phùng. Khi ông Quang xuất hiện tiếp Đại sứ quan Cuba hôm 18/08/2017, có người
suy luận: Yêu cầu ngoại giao là thứ yếu, đối phó với dư luận về sự vắng mặt lạ
thường của ông Quang mới là chính yếu.
•
Vụ Trinh Vĩnh Bình kiện Việt Nam ra tòa án Trọng tài
Quốc tế về chiếm đoạt tài sản. Tòa án xử tại Paris, đã kết thức lúc 5 giờ ngày
28/08/2017. Dư luận trong và
ngoài nước đang ầm lên: Việt Nam thua kiện, phải bồi thường cho Trịnh Vĩnh Bình 1,25 tỷ USD. Vụ kiện nầy thực hư thế nào, ai thắng ai thua sao
chưa thấy truyền thông Việt Nam Việt Nam lên tiếng để trấn an dư luận?.
.v.v…
Không đâu giống như ở Việt Nam, chỉ có cái ngữ thông tin mà cũng phân biệt “lề Đảng”(chính
thống), “lề Dân” (không chính thống). Dầu không muốn cũng phải chấp nhận thực
trạng đau lòng nầy. Bởi vì “lề Đảng” vẫn cứ khư khư thông tin một chiều theo kiểu
“xấu che, tốt khoe”, còn “lề Dân” thì nói cả 2 mặt, chỉ đúng về mặt định tính,
còn lại là “bình loạn”. Tất nhiên thôi, “Lề Dân” không được cung cấp mà tự đi
săn tin theo kiểu lần theo khói để phát hiện lửa . Khi phát hiện lửa thì cứ
toán lên “lửa !.. , lửa !!!…”, như chim Báo bão, báo cho mọi người biết đề phòng thân, còn lửa xuất phát từ đâu, do ai đốt hạ hồi
phân giải.
Khắc phục chuyện loạn thông
tin nầy không khó, miễn là, hệ truyền thông thủ vai trung dung, không mang yếu
tố chính trị, sớm khắc phục cố tật vòng
vo, ngụy biện…, phải có chi nói nấy, nói kịp thời, đúng sự thật thì sẽ hạn chế
đến mức thấp nhựt “tin giả, tin bịa đặt”. Đối phó với tin bịa đặt “ phải kịp thời
xử lý theo kiểu “ngứa đâu gải đó”. Đơn cử, Phùng Quang Thanh còn sống mà dư luận nói ông ấy đã chết thì, tại sao, báo Quân đội Nhân dân không vã mồm
họ bằng cách đưa ông Phùng xuất hiện trước công chúng. Sự xuất hiện của ông Phùng trước công
chúng sẽ dập tắt “tin bịa đặt” ấy ngay – vòng vo
chi cho hao công tốn của.
Cách duy nhứt, tốt nhứt, hiệu
quả nhứt để đối phó với nhểu loạn thông tin, truyền thông chính thống phải
thông tin kịp thời, đúng/đủ sự thật để đáp ứng nhu cầu cho người dân;
bám lấy phương châm: “dùng cái thật đánh bật cái giả” để loại bỏ những
“tin giả, bịa đặt”.
29/08/2017
T.T
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire