Hồng Thủy
(GDVN) - Trên Biển Đông, tàu cảnh sát biển Trung Quốc
thường hộ tống tàu cá xâm nhập và đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh
tế của các nước láng giềng.
The Diplomat ngày 16/9 đưa tin, Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Hoa Kỳ đã thành lập một nhóm chuyên gia công tác
Biển Đông, nhằm tập hợp các chuyên gia nổi tiếng các lĩnh vực luật hàng hải,
quan hệ quốc tế và môi trường biển.
Tàu cá Trung Quốc thường đi theo "đàn" khi xâm nhập và đánh bắt trái phép trong vùng biển nước khác, gây khó khăn cho lực lượng chức năng sở tại ngăn chặn và xử lý. Ảnh minh họa: Reddit. |
Các chuyên gia đề xuất các ý tưởng, thiết kế con đường
nhằm tạo ra một mô hình mạnh mẽ quản lý các tranh chấp cả về pháp lý lẫn chính
trị, để hướng tới một bộ quy tắc ứng xử cuối cùng.
Trong báo cáo đầu tiên của nhóm đăng tại trên Sáng
kiến Minh bạch hàng hải châu Á [1] được The Diplomat dẫn lại, nhóm chuyên gia
đánh giá:
Biển Đông là một trong năm vùng biển khai thác hiệu
quả nhất trên thế giới, chiếm 12% sản lượng cá toàn cầu năm 2015.
Tuy nhiên hệ sinh thái biển quan trọng này đang bị đe
dọa nghiêm trọng bởi nạn đánh bắt quá mức do các chính sách thúc đẩy của chính
phủ, các hoạt động đánh bắt có hại, và đặc biệt là việc bồi đắp xây dựng đảo
nhân tạo (bất hợp pháp mà Trung Quốc tiến hành) những năm gần đây.
Điều 123 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982
quy định rằng, các quốc gia ven biển của vùng biển nửa kín như Biển Đông phải
có trách nhiệm hợp tác trong các lĩnh vực bao gồm bảo vệ môi trường biển và
quản lý nguồn lợi thủy sản.
Điều 192 của Công ước cũng quy định nghĩa vụ chung của
các quốc gia trong việc "giữ gìn bảo vệ môi trường biển".
Một hệ thống quản lý có hiệu quả việc khai thác thủy
sản và bảo vệ môi trường Biển Đông không thể dựa vào các yêu sách chủ quyền và
hàng hải chồng chéo.
Thay vào đó, nó phải được xây dựng xung quanh toàn bộ
hệ sinh thái biển, đặc biệt là các hệ thống rặng san hô, nơi nhiều sinh vật
biển sống phụ thuộc vào chúng.
Với ý chí chính trị, các quốc gia tiếp giáp Biển Đông
có thể hợp tác bảo vệ các hệ sinh thái này và quản lý nguồn lợi thủy sản một
cách hợp lý mà không làm phương hại đến yêu sách chủ quyền, hàng hải mỗi bên.
6 kiến nghị của
nhóm chuyên gia công tác Biển Đông với các bên yêu sách
Một là, thành lập khu vực
quản lý thủy sản và quản lý môi trường Biển Đông bằng việc vận dụng các tiền lệ
thành công như Công viên Hải dương Great Barrie Reef [2] và Công ước OSPAR.
Khu vực quản lý này sẽ không bắt buộc phải có lệnh cấm
đánh bắt hoàn toàn, mà sẽ kết hợp khu vực nuôi trồng thủy sản riêng với một số
khu vực cấm đánh bắt để cung cấp nguồn bổ sung cho số thủy sản cạn kiệt.
Các bên tham gia phải đồng ý rằng, việc thiết lập và
thực thi khu vực quản lý không làm ảnh hưởng đến yêu sách lãnh thổ và hàng hải
hiện tại của họ, và không được hiểu là chấp nhận yêu sách của các bên khác.
Việc xác định những loại cá cấm đánh bắt hay cho phép
đánh bắt trong từng khu vực nên dựa trên các tiêu chí khoa học, chẳng hạn như
trạng thái sức khỏe của các rặng san hô và tầm quan trọng đối với các loài cá
di cư.
Cần thiết lập một cơ quan đa phương gồm các chuyên gia
độc lập và các quan chức từ cơ quan quản lý thủy sản, hàng hải và khoa học liên
quan của các nước trong khu vực để thiết lập việc quản lý, thực hiện các điều
chỉnh thường xuyên.
Tất cả các bên yêu sách ở Biển Đông phải tham gia vào
việc tạo ra và quản lý khu vực khai thác thủy sản, bất kể yêu sách lãnh thổ và
hàng hải là gì, bởi tất cả đều phải dựa vào hệ sinh thái của vùng biển nửa kín
này.
Cần thiết lập một
cơ quan cố vấn về việc quản lý các loài cá biển, bao gồm cả các nước có yêu
sách trên Biển Đông với các quốc gia quanh vịnh Thái Lan.
Các quốc gia quanh vịnh Thái Lan không cần tham gia
việc hoạch định khu vực đánh bắt cá bao gồm các rặng san hô ở Biển Đông, nhưng
cần được tư vấn về các khu vực nhằm quản lý nguồn cá di cư di chuyển giữa 2
vùng nước.
Hai là phân chia trách
nhiệm thi hành giữa những nước chiếm đóng và những quốc gia yêu sách khác.
Các quốc gia này phải chịu trách nhiệm giám sát và
ngăn chặn tàu cá vi phạm giới hạn đánh bắt cá đã được các bên cùng thỏa thuận,
trong phạm vi 12 hải lý các cấu trúc mà họ chiếm đóng có tính chất tranh chấp,
cũng như khu vực quản lý trong phạm vi 200 tính từ bờ biển đối với quốc gia ven
Biển Đông.
Ở các khu vực có yêu sách chồng lấn, 12 hải lý xung
quanh đó phải được ưu tiên, một đường trung tuyến nên được sử dụng để tách
riêng 2 khu vực trách nhiệm.
Các khu vực tài phán này sẽ không cấu thành phán quyết
về chủ quyền với các cấu trúc bị chiếm đóng hoặc hiệu lực pháp lý của chúng
(đảo, đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm).
Chúng cũng không phương hại đến phân định ranh giới
biển.
Việc tuần tra và ngăn chặn tàu cá vi phạm được cả hai
bên cùng thỏa thuận trong tất cả các phần khác của khu vực quản lý, cho dù nó
được yêu sác bởi bất kỳ bên nào.
Việc truy tố các tàu vi phạm việc hạn chế đánh bắt
trong khu vực quản lý chung, phải thuộc về quốc gia tàu treo cờ.
Việc truy tố những người vi phạm từ các nước không có
yêu sách ở Biển Đông thường là trách nhiệm của bên bắt giữ.
Ba là, các bên yêu sách
ở Biển Đông phải đồng ý không sử dụng các khoản trợ cấp để khuyến khích đánh
bắt cá ở Biển Đông đã bị khai thác quá mức.
Bốn là, phối hợp các nỗ
lực để bảo tồn các loài sinh vật bị đe dọa, các rặng san hô đang suy thoái ở
Biển Đông.
Năm là, tránh các hoạt
động phá hoại môi trường biển hoặc làm thay đổi đáy biển.
Sáu là hợp tác nghiên cứu
khoa học biển, việc làm cần thiết để đánh giá tình trạng môi trường biển, thực
hiện có hiệu quả các nỗ lực bảo tồn. [1]
Nguy cơ chiến tranh
từ tranh chấp nguồn lợi nghề cá, đặc biệt là chính sách tận thu tận diệt của
Trung Quốc
The Washington Post ngày 13/9 đăng bài phân tích của
nhà nghiên cứu James G. Stavridis - Hiệu trưởng Trường Luật và Ngoại giao
Fletcher, Đại học Tufts, cùng với Johan Bergenas, Giám đốc cấp cao về chính
sách công tại Vulcan Inc về nguy cơ chiến tranh từ tranh chấp tài nguyên nghề
cá.
Hai nhà nghiên cứu cho biết, tuần này Quốc hội Mỹ đã
yêu cầu hải quân giúp ngăn chặn nạn đánh bắt cá bất hợp pháp thông qua một đạo
luật ủy quyền quốc phòng.
"Hạm đội" tàu cá Trung Quốc có thể làm mưa làm gió ở Biển Đông và nhiều vùng biển của các quốc gia khác do chính sách hỗ trợ từ chính phủ, cả về vật chất lẫn quân sự. Ảnh minh họa: internet. |
Sự sụt giảm gần một nửa trữ lượng cá toàn cầu trong
những thập kỷ gần đây là một mối đe dọa ngày càng tăng với sinh kế của gần 1 tỉ
người trên thế giới dựa vào nguồn cung cấp đạm từ cá.
Không có quốc gia nào quan tâm đến các đại dương ngày
càng "rỗng ruột" như Trung Quốc, người dân nước này ăn cá nhiều gấp 2
lần mức trung bình toàn cầu.
Bắc Kinh cũng là nước xuất khẩu cá lớn nhất thế giới,
với 14 triệu ngư dân hoạt động trong ngành đánh bắt tạo ra hàng tỉ USD mỗi năm.
Chính phủ Trung Quốc đã cung cấp hàng trăm triệu đô la
Mỹ cho ngư dân của họ đi đánh bắt ở các vùng xa xôi.
Trên Biển Đông, tàu cảnh sát biển Trung Quốc thường hộ
tống tàu cá xâm nhập và đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của các
nước láng giềng.
Nói cách khác, chính phủ Trung Quốc đang tiếp tay và
hỗ trợ bằng quân sự cho các hoạt động tranh cướp tài nguyên cá toàn cầu, hai
tác giả nhận định.
Việc triển khai cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm để
có được các nguồn tài nguyên dễ dẫn đến chiến tranh trong tương lai.
Hiện tại không ít quốc gia phải đau đầu đối phó với
nạn đánh bắt trộm từ tàu cá Trung Quốc. Năm ngoái Argentina đánh chìm 1 tàu cá
Trung Quốc đánh bắt bất hợp pháp.
Nam Phi tiếp tục xung đột với Bắc Kinh về hoạt động
đánh bắt, gần đây Ecuado triệu Đại sứ Trung Quốc đến lên án về tàu cá nước này
xâm nhập vùng biển Ecuador sau khi thu giữ 300 tấn cá đánh bắt trái phép.
Hoa Kỳ có thể là mục tiêu kế tiếp của các tàu cá Trung
Quốc. [3]
Tài liệu tham khảo:
Hồng
Thủy
Nguồn: Theo GDVN
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire