06/10/2017

Aung San Suu Kyi là người thế nào ?


 Nguyễn Mai

Từ khi nổ ra cuộc khủng hoảng Rohingya ở Myanmar , tên Aung San Suu Kyi được báo chí thế giới nhắc đến nhiều , với câu hỏi “ Vì sao bà Aung San Suu Kyi không lên tiếng bênh vực cộng đồng Rohingya ?” . Theo tin của RFI 2-10-2017 , đặc phái viên Bruno Philip của báo Pháp Le Monde đã giúp bạn đọc tìm hiểu “ phần tối “ của Aung San Suu Kyi , một thời đã được thế giới xem là thần tượng .


         Lãnh đạo tinh thần , lãnh đạo chính trị? 

Khi bà Aung San Suu Kyi chấp nhận giải Nobel Hòa Bình là mặc nhiên bà đã chấp nhận vai trò vai trò lãnh đạo tinh thần vì Hoà bình của nhân loại. 
Việc loại người Rohingya ra khỏi đất nước của bà đã gây xúc động cho cộng đồng thế giới vì đi ngược lại tinh thần Hoà Bình.
Bà Aung San Suu Kyi là một người lãnh đạo chính quyền Myanmar hiện nay mặc dù quân đội đang đóng vai trò “nòng súng” trong chính quyền. Nhưng quá khứ đấu tranh đã chứng tỏ bà là người đã từng không run rẩy trước nòng súng. 
Sự tránh né trách nhiệm của bà đã không giúp gì được cho cộng đồng Rohingya cũng như không làm trong sáng hình ảnh của bà mà ngược lại đã làm nhiều người thất vọng. 
Cho dù thông cảm, biện minh cho bà cách nào đi nữa cũng chỉ làm nổi bật thói quen “cứu cánh biện minh cho phương tiện” đã từng gây nhiều thảm họa mà bài học trước mắt là cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt vừa qua cùng tình trạng độc tài tụt hậu của đất nước Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Trung Chính






Với tiêu đề “ Giải Nobel Hòa bình : Trước sau như môt “ , Bruno Philip viết : Vào lúc công luận quốc tế bất bình Aung San Suu Kyi , tại Rangoon – Myanmar , nhiều người cho rằng Phương Tây hiểu lầm . Ko Jimmy , cựu phát ngôn viên phong trào sinh viên “ Thế hệ 88 “ , cựu tù chính trị trong chế độ quân phiệt khẳng định “ Aung San Suu Kyi không hề thay lòng đổi dạ . Bà làm hết sức mình để bảo vệ nhân quyền và dân chủ “.

Aung San Suu Kyi đã dùng lời đanh thép để giải thích vì sao bà không lên tiếng bênh vực cộng đồng Rohingya :” Tôi không phải là Margaret Thatcher , tôi cũng không phải là Mẹ Theresa . Tôi cũng không phải là thần tượng . Tôi là nhà chính trị “.

Tại sao nửa triệu người Rohingya phải bỏ Myanmar ra đi ? Nhà báo Sit Thu Aung Mynt , trước đây là chiến binh của đảng cộng sản Myanmar , nay giải thể , phân tích :” Phương Tây không hiểu là ở Myanmar có hai chính phủ : chính phủ Aung San Suu Kyi và chính phủ của quân đội . Bà ấy không thể công khai lên án quân đội mà phải chỉ trích một cách tế nhị . Trong thông điệp ngày 19-9-2017 , khi tuyên bố “ những ai phạm tội chà đạp nhân quyền thì dù ở chức vụ nào , theo tôn giáo nào “ cũng sẽ bị trừng phạt thích đáng , Aung San Suu Kyi đã đi tới mức giới hạn có thể , vì quân đội nắm hết các bộ then chốt - Nội vụ – Quốc phòng và Biên giới và nắm quyền phủ quyết ở hai viện của Quốc hội “ . Còn theo tin của Maung Than , tổng thư ký Hội đồng Hồi giáo thì cho dù bà Aung San Suu Kyi có phê phán hành động cực đoan của giới Phật tử kỳ thị tôn giáo , đồng minh của quân đội thì phe quân đội cũng bất chấp .

Tuy nhiên Le Monde cho rằng nguyên nhân sâu xa làm giới trí thức ở Rangoon bất mãn là bà Aung San Suu Kyi “ đã chọn chính trị thay vì đạo lý “ . Cũng theo Le Monde , mảng tối của Aung San Suu Kyi , một phần là do liên hệ huyết thống với người cha là anh hùng dân tộc Aung San bị đối thủ chính trị ám sát vài tháng trước khi Myanmar được nước Anh trao trả độc lập . Làm thế nào bà có thể bài bác quân đội do chính cha bà thành lập . Do vậy bà chỉ có thể dành những “ sấm sét “ cho những tướng lĩnh thiếu trách nhiệm . Còn theo lời kể của Leon De Riedmatten , một nhà hoạt động Thụy Sĩ trong Hội Hồng thập tự quốc tế thì Aung San Suu Kyi vừa cứng cỏi vừa vui tính . Năm 2002 , bà đã từ chối đề nghị thỏa hiệp với quân đội đổi lấy tự do mà không có đối thoại chính trị . Thuyết phục mãi , sau cùng bà nhận lời Leon De Riedmatten với một điều kiện là : nếu tôi đồng ý thì bạn làm cho tôi một món phomat nướng .

Trên thực tế , Aung San Suu Kyi không phải là con người tình cảm vụn vặt . Bà cảm thấy có một sứ mệnh linh thiêng phải theo đuổi . Năm 2013 , tại Tokyo , bà đã giải thích :” Tôi cảm thấy ái ngại khi được khen là đã chịu nhiều hy sinh . Tôi không cảm thấy hy sinh gì cả . Tôi chọn con đường phải đi và đi đến cùng với sự tỉnh thức “.

Vẫn theo Le Monde , Aung San Suu Kyi chỉ có một cuộc tranh đấu : Tranh đấu cho một nước Myanmar dân chủ . Danh tiếng nước ngoài chỉ là thứ yếu . Bà thấu rõ cũng như biết giữ khoảng cách với thăng trầm của cuộc đời “.

Theo RFI ngày 29-9-2017 thì dưới lòng đất bang Rakhine ( nơi xảy ra cuộc khủng hoảng Rohingya ) rất giàu khoáng sản , nhiên liệu , đặc biệt là khí đốt . Nhiều chuyên gia cho rằng xung đột hiện nay có liên quan đến các lợi ích kinh tế chứ không đơn thuần liên quan đến tôn giáo .Về vụ khủng hoảng Rohingya , chính phủ Myanmar đang có sự ủng hộ quý giá của Trung Quốc . Ngoại trưởng Trung Quốc đã phát biểu : “ Trung Quốc ủng hộ các nỗ lực của Myanmar để giữ gìn sự ổn định và phát triển của đất nước “ . Người ta cho rằng sự ủng hộ này là vì lợi ích của Trung Quốc . Vùng Rakhine nằm trên trục “ con đường tơ lụa mới “ của Trung Quốc .

Theo tin của RFI 18-9-2017 , Myanmar đã cho các tổ chức nhân đạo vào vùng Rakhine . Ngày 28-9-2017 Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã mở phiên họp đầu tiên về tình hình Myanmar . Khoảng 90 tổ chức phi chính phủ NGO đã yêu cầu Liên hiệp quốc xem xét khả năng cấm vận vũ khí đối với Myanmar .

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire