Thiện Tùng
Như cơn bão, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái bình dương (APEC) 2017 đã kết thúc hơn một tuần, nhưng âm hưởng của nó còn đọng lại, nổi bật là 2 thắc mắc: (1) Vì sao
tổng thống Mỷ đến APEC chỉ bàn kinh tế mà không đá động gì về nhân quyền; và (2) Vì sao
hai cường quốc kinh tế lại
bất đồng về phương thức hợp tác kinh tế - Mỹ chọn song phương, Trung Quốc kêu gọi
đa phương”.
Nói trước, người viết bài
nầy thấy/nghĩ sao nói vậy, không thiên vị. Chẳng qua, thấy thiên hạ bị “ngứa”,
người viết gải giúp, có “đã ngứa” hay không
còn tùy thuộc nhiều mặt.
1/ Vì sao tổng thống Mỹ đến APEC chỉ bàn kinh
tế mà không đá động gì về Nhân
quyền?
Qua theo dõi, tại diễn dàn APEC, không chỉ có tổng thống Mỹ mà các nguyên
thủ quốc gia khác đều không ai đề cặp đến nhân quyền. Cũng phải lẽ thôi, bởi
vì: Asia-Pacific Economic Cooperation viết tắt
APEC, có nghĩa là Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Chấu Á – Thái Bình Dương. Tại diễn đàn về kinh tế mà
đem vấn đề nhân quyền ra nói ở đây là không phải chỗ, lạm dụng, “đá lộn sân”?
Như chúng ta đã biết, chỉ có Liên hiệp quốc và các tổ chức chuyên
sâu của nó mới có quyền can thiệp vào công việc của từng quốc gia. Chớ còn, giữa
các quốc gia với nhau, phải tôn trọng nguyên tắc đã giao ước “Không can thiệp vào việc
nội bộ của nhau”. Nếu giữa các nước có bất đồng với nhau, được quyền đoạn
giao chớ không được vi phạm nguyên tắc bất di bất dịch ấy.
Ngay cả trong chuyến thăm chính thức
Việt Nam hồi tháng 5/2016, tổng thống Mỹ Barack Obama cũng chỉ đưa ra thông điệp
nhã ý về nhân quyền: “Chuyện của Việt Nam như thế nào đó là chuyện của các
anh, chuyện của nhân dân và lãnh đạo
các anh. Người Việt Nam quyết định tương
lai của người Việt. Tương lai nằm trong tay các bạn. Thế thôi”.
Đồng ý với thông điệp của tổng thống Obama, bạn trẻ Huỳnh Thành Phát từ Sài
Gòn nói lên cảm nhận của mình: “Thông điệp mà ông Obama đưa ra là Mỹ hoàn
toàn ủng hộ về nhân quyền, nhưng mà người Việt Nam muốn có nhân quyền phải tự đấu tranh lấy. Còn Mỹ chỉ đứng sau hỗ trợ thôi chứ không thể nào đứng
ra đấu tranh giúp người dân Việt Nam được.Tôi nghĩ đó là điều hợp lý. Trong
chuyến thăm lần này của ông Obama tôi cũng không mong đợi gì nhiều hơn. Vì tôi thấy người ở Việt Nam mà không tự giải
quyết vấn đề ở Việt Nam mà phải đợi một ông ở nước ngoài đến giải quyết thì thật là vô lý”.
Một bạn trẻ khác là Long Trần cũng cùng quan điểm: “Tôi nhận thấy ông
Obama muốn truyền đạt một thông điệp cho Việt Nam là nếu muốn dân chủ thì dân tộc,
các bạn trẻ, sinh viên phải kiên cường, đứng dậy đi lên chứ ai mà giúp cho mình đâu ! . Vấn đề mà minh muốn dân chủ hay cái gì đó
thì trước hết trình độ dân trí phải nâng cao lên, chứ không thể ngồi một
chỗ mà mong Mỹ, Úc hay Anh… qua giúp mình có dân chủ, theo tôi điều đó là không
có ! ”.
Người viết nhận thấy:
Đa số dân Việt Nam nói chung đã quá khổ vì nạn độc
tài, đang khát khao nhân quyền, dân chủ. Nhưng đa số họ quen lối sống dựa,
không biết tự lực vươn lên. Việc gì cũng đợi người ta nói/làm giúp. Nếu không
giúp thì họ phê phán, chủi bới lung tung thật không sao hiểu nổi !. Ước gì, ở Việt Nam ta, có đa số người thấu hiểu về nhân quyền
như Obama và 2 bạn trẻ vừa nói trên thì đất nước sẽ “thay da đổi thịt”?.
2/ Vì sao hợp tác kinh tế Mỹ chọn song
phương, Trung quốc chọn đa phương?
a/ Vì sao Mỹ chọn hợp tác kinh tế song phương ?
Việc gì cũng có lý do của nó. Tại diễn đàn APEC, tổng thống Mỹ Donald Trumq
vừa khuyến cáo vừa ấn định hình thức hợp tác kinh tế song phương của Mỹ. Còn gì rõ hơn, ông nói:
"… Cán cân thương mại nghiêng về phía Trung Quốc
hiện nay là không thể chấp nhận được. Tôi không chỉ trích Bắc Kinh hay bất kỳ
nước nào khác, nhất là những nước từng lợi dụng Mỹ về vấn đề thương mại.
Từ ngày hôm nay trở đi, chúng tôi sẽ cạnh tranh trên cơ sở bình đẳng và công bằng. Chúng tôi sẽ không để nước Mỹ bị
lợi dụng thêm một ngày nào nữa. Là tổng thống Mỹ, tôi xem nước Mỹ là trên hết.
Tôi sẽ ký kết hiệp định thương mại song phương với bất
kỳ quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương nào muốn
trở thành đối tác của Mỹ và sẽ tuân thủ các nguyên tắc về thương mại công bằng
và bình đẳng. Điều mà chúng tôi sẽ không bao
giờ làm là tham gia vào các hiệp định thương mại quy mô lớn nhằm "trói
tay" chúng tôi, hy sinh chủ quyền của chúng tôi và khiến việc thực thi có
ý nghĩa trở nên bất khả thi.
Tôi đặt tên viễn cảnh này là "Giấc mơ Ấn Độ - Thái Bình Dương."(1) Nếu nó được thực hiện, thì chúng ta cần đảm bảo rằng tất cả các bên tham gia cuộc
chơi đều tuân thủ các
nguyên tắc, không bên nào là ngoại lệ. Những nước nào nghiêm túc chấp hành các
quy định sẽ trở thành đối tác kinh tế gần gũi nhất của Mỹ. Những nước không thực
hiện thì chắc chắn Mỹ sẽ không "nhắm mắt
làm ngơ" trước những
hành vi vi phạm hoặc cưỡng ép về kinh tế. Những ngày như thế đã qua rồi.
Chúng tôi sẽ không dung thứ hành vi ăn cắp sở hữu trí
tuệ. Chúng tôi sẽ đối đầu với hành vi ép doanh nghiệp tư nhân phải trao công nghệ của mình cho nhà nước, hay ép buộc họ tham gia vào
các hình thức liên doanh để đổi lại cơ hội được
tiếp cận thị trường. Chúng tôi sẽ xử lý hoạt động trợ cấp công nghiệp quy mô lớn
thông qua các doanh nghiệp nhà nước - vốn lúc nào cũng muốn đẩy các doanh nghiệp tư
nhân ra khỏi hoạt động kinh doanh".
b/ Vì sao Trung Quốc chọn hợp
tác kinh tế đa phương?
Trung Quốc đã và đang là công xưởng của thế giới. Họ chuyên ăn cắp sở hữu trí tuệ, tận dụng lao động giá rẻ,
sản xuất ra hàng giả, hàng nhái, chất lượng
kém, độc hại tung ra khắp nơi, bán rẻ, phá
giá thị trường làm giàu bất chính – gian lận từ khâu sản xuất đến mua bán.
Gian tặc thường trà trộn vào
đám đông để thực hiện mưu đồ của mình.
Trung Quốc là công xưởng chuyên sản xuất hàng gỉa, hàng nhái …, nếu hợp tác kinh tế song
phương, theo đường chính ngạch thì khó
gian lận thương mại. Vì vậy, họ rất cần hợp tác kinh tế đa phương với quy mô
lớn (khu vực) để trà trộn hàng dõm, hàng giả… của mình vào, không loại trừ nhái
nhản, nhái made rồi nhờ các nước lân cận xuất đi các nước để cùng ăn chia.
Người ta cũng lấy làm
lạ, tại sao hợp tác kinh tế Trung Quốc
chọn đa phương như đã nói, còn tranh chấp biển giới, hải đảo
Trung Quốc chỉ chấp nhận thương lượng song phương ? – Điều nầy cũng dễ hiểu: Trung Quốc luôn có tham vọng
bá quyền, bạn ít thù nhiều, họ đang dựa vào lợi thế nước lớn, có sức mạnh về
quân sự và kinh tế, luôn thủ vai kẻ cả đối với các nước nhỏ trong khu vực. Sức
manh của họ cũng chỉ áp đảo với từng nước chớ không thể với khối nước. Họ rất sợ
sức mạnh hợp quần. Vì vậy, thương lượng song phương đối với họ
là thượng sách – chia để trị, để thôn tính.
Xu hướng toàn cầu hóa
đang bị thử thách, bởi hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc đang tôn thờ chủ nghĩa dân tộc. Dầu sao Trump
và Tập cũng đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, còn hơn những người nhơn danh lãnh đạo quốc gia mà đặt lợi ích đảng phái trên lợi ích
dân tộc.
18/11/2017
T.T
(1) “Giấc mơ Ấn Độ - Thái Bình Dương” mà Tổng
Trumq nêu ra có phải ông muốn nói các nước tiếp giáp Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương?. Nếu vậy, xung quanh Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương có nhiều biển nhỏ thuộc hệ của
chúng. Nhiều nước Á, Âu, Mỹ, Phi được xem là có tiếp giáp 2 đại
dương nầy – Riêng ở châu Á có 3 nước Lào, Népan, Mông Cổ không đính với 2 đại
dương nầy thôi ?.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire