Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: Văn phòng Quốc hội |
Theo
đại biểu Trương Trọng Nghĩa, nhiều tài liệu nghiên cứu, theo các chuyên gia và
cơ quan nhà nước đã chỉ rõ chúng ta mất nhiều tài nguyên, thuế, lao động giá rẻ
và đất cát cho các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng kết quả mang lại không tương
xứng.
Thảo luận tại Quốc hội về Luật Cạnh tranh (sửa đổi), đại biểu Trương
Trọng Nghĩa (TP.HCM) cho biết, hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam hiện nay đang
phải đấu tranh gian khổ trên thị trường trong nước trước sức ép của các nhà đầu
tư, tập đoàn bán buôn bán lẻ và các nhà cung ứng nước ngoài.
“Chúng ta hội nhập, mở cửa thu hút nhà đầu nước
ngoài để làm gì? Vị này cho rằng đây là mục đích không chỉ của các nước
chậm và đang phát triển khi tham gia các hiệp định thương mại tự do mà còn của
các nền kinh tế phát triển ở mọi châu lục. Dù được che dấu bằng các từ ngữ rất
hoa mỹ nhưng đều nhằm mục đích bảo hộ, ưu đãi, phổ cập ODA, chống phá giá, rào
cản kỹ thuật… Những nhà đàm phán Việt Nam nắm quá rõ điều này. Và bên dưới
những luật chơi công khai nằm trong các hiệp định, thực chất đó là cá lớn nuốt
cá bé, khôn sống mống chết, không có bữa trưa miễn phí…
“Chúng ta không kỳ thị các doanh nghiệp nước
ngoài mà sẵn sàng đối xử tốt với từng quốc gia tuân thủ rào cản kỹ thuật. Nhưng
điều quan trọng là hàng trăm tỉ USD xuất khẩu mỗi năm, hàng trăm tỉ USD đầu tư
trực tiếp và hàng trăm tỉ USD đầu tư gián tiếp trong 20 năm qua đã mang lại gì
cho nội lực của Việt Nam”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Nhiều tài liệu nghiên cứu, theo các chuyên gia
và cơ quan nhà nước đã chỉ rõ chúng ta mất nhiều tài nguyên, thuế, lao động giá
rẻ và đất cát cho các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng kết quả mang lại không
tương xứng. Các ví dụ ngành như thực phẩm chế biến, cơ khí, khoáng sản, may
mặc, bán buôn, bán lẻ… đã cho thấy điều này.
Đại biểu này cho biết, nhiều quốc gia xuất phát
cực kỳ thấp, thu nhập 100-200 USD/người, nhưng nay họ đã tăng lên 5.000
- 10.000 USD/người. Đặc biệt họ có những ngành công nghiệp tỉ lệ nội địa
hóa rất cao tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, có những thương hiệu vững
chắc trong chuỗi siêu thị của Mỹ, châu Âu và Nhật Bản. Gần đây nhất là gạo của
Campuchia khiến chúng ta phải nghiêm túc suy nghĩ.
“Nhiều năm trước chúng ta thấy hiện tượng doanh
nghiệp nước ngoài không đóng thuế thu nhập hàng chục năm vì họ luôn khai lỗ,
trong khi doanh số thì tăng đều, kinh doanh thì mở rộng. Sau đó thì họ lại
chuyển nhượng doanh nghiệp với giá cao và lợi nhuận thì không nhỏ”, đại biểu
này nêu ra một thực tế trong thời gian qua.
Ông Nghĩa cũng nhấn mạnh: “Chúng ta phát động tỉ
lệ nội địa hóa ngành ô tô, điện tử nhưng sau hàng chục năm thì không nhích lên
như cam kết. Chúng ta mất nhiều thị phần trong nước lĩnh vực thức ăn gia súc,
thuốc thú y, bán lẻ, dược phẩm, văn hóa”.
Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam thì bị hạch
sách nhũng nhiễu, nhiều trường hợp không có phong bì thì không qua các cửa ải
hành chính. “Trong khi đó, chúng ta bất lực trước các vụ thắng thầu chỉ vì kê
giá rẻ và cam kết công nghệ cao, nhưng năm sau thì đội vốn gấp đôi, giãn tiến
độ, gian dối về chất lượng và công nghệ. Những dự án như vậy có vốn đầu tư lên
tới hàng nghìn tỉ đồng”.
Theo vị này, khởi đầu là kinh tế, sau đó đến văn
hóa, y tế, giáo dục… chủ quyền của chúng ta bị xâm hại từng bước và mức độ ngày
càng nghiêm trọng ngay trên chính quê hương mình. Vì vậy chỉ Luật Cạnh
tranh không thể giải quyết được mà cần các luật pháp khác và đồng bộ các chính
sách, song Luật cạnh tranh cần tăng cường nội lực của Việt Nam.
“Tôi muốn chuyển những lời báo động của cử tri
và nhất là doanh nghiệp quốc nội đến Quốc hội và Chính phủ. Bởi hiện trạng cho
thấy những nỗ lực vừa qua là chưa đủ mạnh và trách nhiệm chưa đủ cao và cần có
những giải pháp đột phá, cấp bách trước khi không thể cứu vãn được nữa”, ông
Nghĩa nhấn mạnh.
http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/xa-hoi-c-94/ong-truong-trong-nghia-ta-dang-mat-nhieu-tai-nguyen-cho-dn-nuoc-ngoai-75998.html
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire