Luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức, bà Petra Isabel Schlagenhauf đã lên máy bay rời Bangkok về Đức |
Luật sư Petra Schlagenhauf của ông Trịnh
Xuân Thanh bị Việt Nam không cho nhập cảnh tại sân bay Nội Bài hôm 4/1, theo
báo chí Đức.
Ngay lập tức, chính phủ Đức lên tiếng
về vụ việc và nói họ đã triệu tập Đại sứ Việt Nam đến Bộ Ngoại giao
"trong ngày thứ Sáu để nói chuyện".
Văn phòng của luật sư Petra Schlagenhauf
nói với truyền thông Đức rằng bà bị buộc quay về khi đã tới sân bay.
Báo Đức, tờ Die Spiegel nói thêm rằng
lúc còn ở Hà Nội, bà luật sư thông báo qua điện thoại cho sứ quán Đức về việc
bị cấm nhập cảnh.
Bà nói rằng Đại sứ Đức đã nêu vụ việc
với Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhưng bà vẫn không được phép vào.
Một người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao
Đức đã xác nhận với BBC Tiếng Việt hôm thứ Sáu 5/01/2018 về vụ việc xảy ra
với bà Petra Schlagenhauf:
"Chúng tôi đã ngay lập tức liên
lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam nhưng phía Việt Nam vẫn giữ quyết định đó.
Chúng tôi không rõ nguyên do vì sao. Đại sứ Việt Nam đã bị mời đến trụ sở Bộ
Ngoại giao Liên bang để nói chuyện về việc này."
Yêu cầu của Đức
Tòa Đại sứ Việt Nam ở Berlin được báo chí nước này chú ý đến sau vụ Trịnh Xuân Thanh |
Trong khi đó, trang tin Đức DW.com cho
biết Bộ Ngoại giao Đức đã mời Đại sứ Việt Nam đến gặp để yêu cầu được cử một
quan sát viên tới phiên tòa ngày 8/1.
Một người phát ngôn ngoại giao Đức nói
Đức muốn được quan sát phiên xử ông Trịnh Xuân Thanh.
Nhưng trang DW.com tường thuật Việt Nam
đã loan báo không cho phép phóng viên nước ngoài dự phiên tòa.
Chúng
tôi không rõ nguyên do vì sao về vụ chặn bà luật sư. Đại sứ Việt Nam đã bị
mời đến trụ sở Bộ Ngoại giao Liên bang để nói chuyện về việc nàyBộ Ngoại
giao CHLB Đức
Trang tin Đức Taz.de đưa tin bà Petra
Schlagenhauf phải bay trở lại Bangkok từ Hà Nội vào tối thứ Năm.
Ông Trịnh Xuân Thanh, cùng nhiều người
khác, sẽ ra tòa về vụ án xảy ra tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt
Nam (PVC).
Ông Thanh, nguyên CT HĐQT, TGĐ PVC bị
truy tố về cả 2 tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây
hậu quả nghiêm trọng và tội Tham ô tài sản.
CHLB Đức tiếp tục yêu cầu Việt Nam trao trả ông Trịnh Xuân Thanh về Đức |
Trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy
nhiệt điện Thái Bình 2, ông Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc quyết định sử dụng hơn
1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào Dự án Nhà
máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền trên 119 tỷ
đồng.
Đức nói ông Thanh "bị bắt cóc"
khi đã xin tỵ nạn tại Berlin và chuyển về Hà Nội để đem ra xét xử, trong khi
nhà chức trách Việt Nam cho là ông Trịnh Xuân Thanh "tự về".
Vụ việc đã gây ra khủng hoảng ngoại
giao chưa từng có giữa Berlin và Hà Nội, khiến Đức tạm ngưng quan hệ
"đối tác chiến lược" với Việt Nam.
Cùng ra tòa ngày 8/1 có ông Đinh La
Thăng, từng là ủy viên Bộ Chính trị, bị đưa ra xử về tội Cố ý làm trái quy định
của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Một
số bị cáo trong phiên tòa 8/1
Đinh La Thăng (nguyên CT HĐTV Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam - PVN)
Trịnh Xuân Thanh (nguyên CT HĐQT, TGĐ
PVC)
Phùng Đình Thực (nguyên TGĐ PVN)
Nguyễn Quốc Khánh (nguyên Phó TGĐ PVN)
Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó TGĐ PVN)
Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng
kiêm Trưởng Ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán PVN).
Hiện dư luận Việt Nam và quốc tế chú
ý điều đến vụ xử này và các vụ tiếp theo.
Viết trên BBC Tiếng Việt hôm 05/01,
Tiến sĩ Phạm Quý Thọ đánh giá rằng "Nhìn chung, Đảng Cộng sản đang củng
cố tổ chức, mở rộng và tăng cường chống tham nhũng 'không có vùng cấm'."
"Nhiều vụ đại án đang và sẽ được
xét xử. Đảng ban hành nhiều quyết định 'siết' lại kỷ luật nội bộ, quy trình bổ
nhiệm, sử dụng cán bộ."
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire