Thiện Tùng
Độc tài luôn đối lập với Dân chủ, đối thủ với phản
biện. Dưới thể chế chính trị độc tài, Lập pháp, hành pháp, Tư pháp không phải
phân lập mà phân công. Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp chỉ như những chi trên dưới
(tay chân) của một cơ thể, chịu sự sai khiến từ một cái đầu. Hưởng lộc bổng do
“triều đình” ban phát, ba cơ quan nầy có nhiệm vụ hoạch định kế sách cai trị
đám dân đen, triệt tiêu cho kỳ hết những đối thủ bất đồng chính kiến với chế độ
mà họ đang phụng sự.
Hãy nhìn kỹ: ai mới là BỊ CÁO? Ảnh: VOV |
Biết rằng, bất đồng chính kiến chỉ là muốn góp ý với chế độ cai trị hiện
hành cải sửa những điếu sai trái, làm tốt hơn vai trò của mình trong việc xây
dựng và bảo vệ đất nước. Nhưng đã là độc tài, mang nặng tính chủ quan, luôn xem
mọi suy nghĩ và hành động của mình là chân lý, chuẩn mực. Những gì trái ý mình
là chống đối, tạo phản, thù địch, phải triệt diệt nó từ trong trứng nước.
Độc tài luôn sống ngoài vòng Pháp Luật. Đối với họ, Pháp Luật chỉ là vật
trang trí, cốt để lừa đời. Họ xử án theo chỉ thị chớ không theo luật pháp, nhứt
là đối với những người bất đồng chính kiến.
Phiên Tòa dưới thể chế Độc tài chỉ cốt để hợp thức hóa ý định của thượng
cấp, quyết án họ đã bỏ sẵn trong túi.
Vậy thì, thân bằng quyến thuộc những người bị xử án đến đó để làm gì, dầu phiên
tòa công khai, nhưng họ đâu cho vào trong, chầu chực bển ngoài còn bị công an
xách nhiễu thêm khổ cái thân. Nhờ thầy cãi làm gì, tòa có chịu nghe và tôn
trọng luật sư bao giờ đâu. Đến càng đông, tranh cãi càng nhiều chỉ có tác dụng
đề cao, vinh danh phiên tòa chớ có tác lợ gì cho người bị án đâu?. Chi bằng,
dầu đau lòng, thượng sách vẫn là tẩy chay phiên tòa bằng cách: Thân bằng quyết
thuộc không đến dự phiên tòa / không tranh cãi tại chỗ, mặc cho họ nói gì thì
nói, áp đặt tội lỗi gì cũng mặc kệ / Nếu bị kết án tù bao nhiêu năm tháng không
nói nặng nhẹ / Khi vào tù, người thân không thăm nuôi / Chỉ cần nhờ luật sư hay
nhà báo tử tế trần thuật vụ án rồi công khai trước công luận / Cùng nhau quyên
góp cứu khó cho gia đình nạn nhân theo kiểu “lá lành đùm lá rách”, thậm chí “lá
rách ít đùm lá rách nhiều”.
Người dám dấn thân vì nghĩa lớn phải đủ can đảm
chấp nhận mọi khó khăn, kể cả việc tù đày, phải hiên ngang trước tòa như Hội
“Anh Em Dân chủ” hay khẳng khái, thẳng ngay như nữ kiệt Phạm Đoan Trang, Trịnh
Bá Phương, Trịnh Bá Tư… muốn bắt thì bắt, muốn giam bao lâu thì giam,vì nghĩa
cả xả thân, xem cái chết nhẹ tợ lông hồng.
Như đoàn hát chẳng hạn, diễn dở quá không có người đến
xem cũng buộc phải hạ màn, đóng cửa rạp. Tòa án, cơ quan đại diện cho thể chế
chính trị thực thi pháp luật mà “diễn cương, diễn hài” thì đến đó làm gì cho họ
lên nước, tiếp tục diễn trò cũ rít, lừa đời. Phải tẩy chay như đã nói, ít nhứt
họ cũng phải có sự thay đổi chừng mức nào đó để giữ thể diện cho mình, cho thể
chế chính trị hiện hành?.
Người ta bắt người cốt ý là để hù dọa (răn đe). Bùa trừ hù dọa là không
sợ. Bắt người vô tội là tội của người bắt. Việc gì cũng có giới hạn, dùng bạo
lực là hạ sách, ngoài thất nhân tâm, gây thê thù chuốc thêm oán - chẳng hạn như
trường hợp bắt nhốt chị Cấn thị Thêu, khiến 2 con trai của chị (Phương và Tư)
bực tức, không ngần ngại, lao vào “trận
chiến”.
Thử hỏi tăng cường bắt chỗ đâu nhốt, chẳng lẽ đài ra Côn đảo như các chế
độ trước đây đã làm?. Cơm đâu nuôi, chẳng lẽ bỏ họ chết đói?.
Có quyền thi nhau bắt, không quyền thi nhau ngồi tù. Nói thế không phải
mặc cho số phận, mà là sự thách thức trong cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa
chính nghĩa và phi nghĩa trước sự chứng kiến của Đảng CSVN, một tổ chức tự đặt
cho mình quyền lãnh đạo Nhà nước và Xã hội một cách trực tiếp, toàn diện, tuyệt
đối. Thì theo lẽ đời, Đảng CSVN cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp, toản
diện, tuyệt đối trước nhân dân?.
Để bảo vệ có hiệu quả quyền lợi cho mình, là người dân thấp cổ bé miệng,
chỉ có mỗi cách là dùng sức manh số đông làm áp lực với cường quyền như dân
Đồng Tâm (Hà Nội) chẳng hạn. Đồng lòng tẩy chay lối làm việc vô minh của tòa án
cũng nằm trong dạng dùng sức mạnh số đông.
10/04/2018
T.T
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire