Trang

23/07/2011

CÚ ĐẠP VÀO MẶT DÂN VÀ VẤN ĐỀ THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT


Nhà nước chúng ta là nhà nước pháp quyền, dù là pháp quyền xã hội chủ nghĩa  theo kiểu độc đảng của Việt Nam thì  trong đó Nhà nước (thông qua Quốc hội) xây dựng nên pháp luật để quản lý xã hội và tự đặt mình dưới pháp luật. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Công dân tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật. Quyền công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Cơ quan nhà nước cũng là một pháp nhân bình đẳng trước pháp luật như mọi pháp nhân khác.



Quyền công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, trong đó có quyền được biểu lộ tình cảm nơi công cộng (quyền biểu tình), miển quyền đó không xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của các tổ chức và cá nhân hợp pháp khác. Pháp nhân là cơ quan nhà nước hoặc đại diện cơ quan nhà nước được quyền biểu lộ ý kiến, tình cảm nơi công cộng hoặc trên các phương tiện công cộng thì cá nhân cũng được quyền đó.
Hành vi cắt cáp tàu thăm dò dầu khí và trấn lột ngư dân Việt Nam trên biển Đông của nhà cầm quyền Bắc Kinh mà nhà nước Việt Nam đã khẳng định là xâm phạm chủ quyền Việt Nam là hành vi sai trái. Những người đi ra đường biểu lộ tình cảm căm ghét trước các hành vi sai trái đó của nhà cầm quyền Bắc Kinh là hoàn toàn hợp pháp, thuộc vào quyền công dân mà pháp luật phải ghi nhận và bảo vệ.
Xét về khía cạnh luật pháp, những cá nhân hoặc cơ quan ra lệnh bắt bớ và đàn áp những người biểu tình vừa qua là vi phạm pháp luật. Nếu nhà nước thượng tôn pháp luật thì cần phải truy cứu trách nhiệm những pháp nhân hoặc cá nhân gây ra những hành vi sai trái đó.
Sự việc xảy ra ngày 17.7.2011 xét về khía cạnh đạo đức, nhân bản , nhân quyền và pháp luật là hoàn toàn sai trái như dư luận đã mạnh mẽ lên tiếng. Hành vi đạp vào mặt một công dân đã bị khống chế của một sỹ quan công an giữa nơi công cộng là một sự sai phạm pháp luật nghiêm trọng không thể nào chối cải.
Chắc chắn rằng viên sỹ quan nầy được nhận lệnh đi dẹp biểu tình nhưng không được nhận lệnh hành hung thô bạo như thế với một công dân đã hoàn toàn bị khống chế (một cách sai luật bởi 4 nhân viên công lực khác). Hành vi vi phạm pháp luật nầy cần phải được truy cứu trách nhiệm bởi các cơ quan cấp trên của viên sỹ quan đó hoặc bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật khác. Cá nhân hoặc pháp nhân nào dung túng kẻ sai phạm đó cũng phải bị truy cứu trách nhiệm nếu như nhà nước chúng ta là nhà nước pháp quyền biết thượng tôn pháp luật.
Để người dân tôn trọng pháp luật thì trước hết nhà nước phải tuyệt đối tôn trọng pháp luật.
Nếu “cú đạp” đó không bị xử lý có nghĩa là nhà nước pháp quyền của chúng ta tự chà đạp lên pháp luật.
                                                        Công dân HUỲNH NGỌC CHÊNH


2 commentaires:

  1. Nghĩ cũng tội cho mấy chú an ninh.
    không làm thì sếp cho sếp xó. làm thì cũng có nhìu lúc bức bội lỡ chân đạp vào mẹt thì bị sếp xử.
    cũng chỉ tại đấnh biểu tình rảnh việc.
    mà không hiểu sao mấy chú mấy bác ( cựu sinh viên ngày xưa trước 1975 tiểu tình hăng lắm ) vậy mà biểu tình ở HCM lần 1 sau đó mất tích luôn.
    hôm biểu tình ở HCM sao không thấy anh Chênh nhả

    RépondreSupprimer