Trang
▼
11/11/2012
NGUYÊN NGỌC: DẠY GÌ VỀ PHAN CHU TRINH CHO HỌC SINH NGÀY NAY?
Nhìn nhận lại môn lịch sử - Dạy gì về Phan Châu Trinh ?
11/11/2012 3:35
NGUYÊN NGỌC
Cần đánh giá lại tầm vóc của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.
Có phải là người “lạc lối trời Âu”?
SGK Lịch sử lớp 11, phần viết về Phan Châu Trinh dài hơn một trang, có kèm ảnh ông. Tiêu đề của mục là “Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách”, nằm trong bài 23 có tên “Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)”.
Trong một bài viết gần đây, Giáo sư Phạm Duy Hiển kể chuyện ông tò mò tìm xem người ta đang dạy cho lớp trẻ ngày nay về Phan Châu Trinh như thế nào. Ông tìm SGK môn sử lớp 11, và đọc được nguyên văn như sau: “Ông (Phan Châu Trinh) là người sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách như nâng cao dân trí, dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, xem đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập” (chữ nghiêng của Pham Duy Hiển). Kể tội nhà chí sĩ nổi tiếng đầu thế kỷ 20 chừng đó sợ chưa đủ, cuối bài, người viết sách còn quyết nhét thêm vào đầu học trò: “Hãy nêu những sự kiện chứng minh Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản…”.
Mấy mươi năm trước, một nhà thơ nổi tiếng đã mỉa mai: “Phan Châu Trinh lạc lối trời Âu”. May thay, từ đó đến nay (thật ra cả trước đó nữa) có những người khiêm tốn, biết tôn trọng lịch sử, chịu khó nghiên cứu nghiêm túc hơn về nhân vật lớn này của nước ta. Huỳnh Thúc Kháng từng viết: “Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đầu tiên của Việt Nam”. Chắc chắn cụ Huỳnh không hồ đồ. Cụ viết thế vì cụ hiểu nhà cách mạng không chỉ là người mưu đồ một cuộc khởi nghĩa, lật đổ một chính quyền..., mà là người muốn thay đổi số phận một dân tộc, căn cứ trên những suy ngẫm sâu xa... Như để cắt nghĩa rõ hơn nhận định của Huỳnh Thúc Kháng, học giả Hoàng Xuân Hãn nói: “Sau khi phong trào Cần Vương bị đàn áp tan rã hoàn toàn, Phan Châu Trinh đã đi sâu nghiên cứu những nhược điểm cơ bản về văn hóa xã hội Việt Nam, cụ thấy rõ nguyên nhân sâu xa đã đưa đến mất nước là sự thua kém của xã hội ta so với phương Tây. Phan Châu Trinh đã đưa ra đường lối mới để tìm lối thoát cho con đường cứu nước...".
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhà cách mạng không chỉ là người mưu đồ một cuộc khởi nghĩa, lật đổ một chính quyền..., mà là người muốn thay đổi số phận một dân tộc, căn cứ trên những suy ngẫm sâu xa...
Nhà văn Nguyên Ngọc
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Nhà cách mạng, văn hóa, giáo dục lớn
Nghĩa là ít nhất có 2 điều: khác với tất cả những người đi trước và những người đồng thời, Phan Châu Trinh là người đầu tiên đi tìm nguyên nhân mất nước không phải ở đâu khác mà là chính trong sự thua kém về văn hóa của ta. Thứ hai, ông cũng là người đầu tiên, sớm một cách khác thường, cách đây hơn một thế kỷ, nhận ra điều mà ngày nay ta gọi là toàn cầu hóa. Cuộc toàn cầu hóa thứ nhất, hiểu rằng thế giới đã rộng ra mênh mông, thời đại đã khác về cơ bản. Vì vậy, ông cho rằng cần đặt vấn đề độc lập không phải là bước cuối cùng, mà như một bước trong tầm đi xa hơn là phát triển dân tộc, phát triển dân tộc cho kịp với toàn cầu, với thời đại. Thì độc lập mới có ý nghĩa, và lâu bền.
Những éo le của lịch sử đã dẫn chúng ta đi theo con đường khác, cho đến độc lập và thống nhất hôm nay. Nhưng đúng như nhà sử học Pháp Daniel Héméry nói: “Những nan đề Phan Châu Trinh từng thấy và trằn trọc tìm cách giải quyết cho đất nước trăm năm trước thì nay vẫn còn nguyên đấy, Các thế hệ người Việt Nam vẫn còn phải tiếp tục đảm nhận”.
Vậy đó, Phan Châu Trinh không chỉ là “nhà cách mạng đầu tiên”, ông còn là nhà văn hóa lớn, cũng là nhà giáo dục lớn.
Nói chuyện lịch sử bao giờ cũng cần rất thận trọng. Nói lịch sử với lớp trẻ càng cần thận trọng hơn. Về Phan Châu Trinh, nhân vật sáng chói đầu thế kỷ XX của chúng ta, ít ra cũng cần cố gắng nói với những người trẻ hôm nay rằng ông từng thống thiết nhận ra những câu hỏi sâu sắc nhất của phát triển dân tộc, mà lịch sử éo le đã buộc phải bỏ dở dang. Vậy thì chính lớp trẻ hôm nay phải tiếp tục.
Đừng biến một bài học lịch sử quan trọng và hay như thế thành một phê phán bừa bãi và đầy thiên kiến.
Nhà văn Nguyên Ngọc
Nguồn Thanh Niên
Thà "Lạc lối trời Âu" còn hơn "Lạc lối trời Tàu" !
RépondreSupprimerTrong các tiết dạy trong nhà trường cũng như trong các buổi học tập chính trị, giáo viên và cán bộ tuyên giáo luôn luôn tìm cách hạ bệ Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu.
RépondreSupprimerLý lẽ của họ như sau:
Phan Châu Trinh chủ trương Pháp-Việt đề huề, đấy là chính sách cải lương, thoả hiệp với thực dân Pháp, thực chất là đầu hàng chấp nhận sự đô hộ của Pháp.
Phan Bội Châu nhờ Nhật viện trợ để đánh Pháp, như thế là "đuổi hùm cửa trước, rước beo cửa sau", như thế là sai lầm nguy hại.
Lý lẽ đó được nhai đi nhai lại hơn nửa thế kỉ rồi, bây giờ mà gột rửa thì mất nhiều công sức và thời gian lắm
Cách tuyên truyền dùng tâm lý (nói ra trước) để chận trước,không cho ai nghĩ khác mình của CS.như bác Nặc Danh nói đúng trong câu :
Supprimer"Phan Bội Châu nhờ Nhật viện trợ để đánh Pháp..." khiến
người đọc dễ dàng bỏ qua mà không chú ý đến sự giống
nhau giữa 2 đường lối nhưng khác ở chổ là cụ PBC.tìm
cách cứu nước còn cụ HCM.cướp chính quyền để...
"...ngó non sông, nên nhớ bậc tiên tri.
RépondreSupprimerDấu địa linh con Lạc cháu Hồng, người sao trước có sau không? Khinh sấm sét! hỡi đau lòng hậu bối!"
Sử Việt thời nay đảng viết rằng:
RépondreSupprimerNước Việt ngàn năm trên quả đất,
Chuyên làm nô lệ với dân mê
Bổng có bác Hồ hiện ra từ hư không,
Đem lê và mác cấp cho dân
Thế là nước Việt hóa thành rồng
Khi ông sống, không cho ai sánh,
Thế là nước Việt chỉ có ông
(Anh hùng nước Việt chỉ rằng ông,
và cái đảng ông lập ra vô địt!)
Khi ông chết, đảng không cho ông chết
Thế là nước Việt, ngàn năm trên quả đất.
Lại làm nô lệ với dân mê!
Cái gì của bác cũng nhất hết bạn ạ
SupprimerTôi thật sự chán ghét cái gọi là đảng CS nầy kể từ khi trả thẻ đảng nám 1992.để có cái thẻ nam79 khi sang chiến trường K tôi đả được kết nạp trên chiến trường nầy /tôi đả nhân thức ra từ khi nghe chi bô ,rồi đảng ,ủy ,rồi quân ủy chỉ đạo v,v,và vvv toàn là xảo trá bao che ,vì cái chế độ nó bảo người ta phải làm thế ,thì chẳng trách gì mấy ông giáo sư ,tiến sỷ mua bằng lại không nghéo thêm cái" ný nuộn"của nhửng con ếch ngồi đáy giếng mà sang tận trời tây thuyết phục dân châu mỷ latin cái chủ nghỉa thất nhân tâm ấy /cái chủ nghỉa mà nhà văn Rumania nguoi đả từng sống dưới chế độ CS để rồi đúc kết qua quyển sach 'Giờ thứ 25 " của V.Gheogheur /như kẻ chăn cừu và bầy cừu/chẳng có cái đảng nào hết hay nói nôm na cho dể hiểu như ông trung tá hiển là cái con ..C./các ông dựng lên con cọp để đè đầu cưởi cổ người dân bằng lưởi lê ,bằng ak,nhà tù /các ông dựng lên để tham ô ,móc ngoặc,kết bè ,kết đảng để ăn cướp và chia chác không có gì cho tự do hay độc lập của quốc gia dân tộc gì cả .chỉ là mị dân/Gadaffi /Sale/Mubarach .sắp đến các ông đấy nếu không thay đổi .chẳng có gì trái ý dân mà tồn tại được hảy tỉnh dậy đi,không có gì tồn tại mải ,các anh có thể giế100.1000.10000/nhưng không thể giết chết 1 dân tộc
RépondreSupprimerLỊNH SỬ VIỆT NAM PHẢI SAO CHO CƠ LỢI CHO ĐẢNG CỘNG SẢN
RépondreSupprimerNhiều người lầm tưởng cụ Phan Châu Trinh theo con đường cải lương là do sợ Pháp. Sự thực do cụ nhìn thấy sự tiến bộ của nền văn minh Pháp nên quyết tâm theo con đường TỰ DO – BÌNH ĐẲNG – BÁC ÁI của cách mạng Pháp. Còn về khí phách, có lẽ cụ còn cương cường hơn cả cụ Phan Bội Châu. Những tư liệu lịch sử, những hồi ức của những người đồng thời cho ta biết điều đó.
RépondreSupprimerVăn chương Phan Châu Trinh nhìn chung không mượt mà như Phan Bội Châu nhưng lúc nào cũng tràn đầy khí phách. Tôi thích nhất bài Xuất Đô môn (Ra khỏi Kinh thành), cụ Phan làm lúc bị đưa khỏi lao Thừa Phủ (Huế) để đi đày Côn Lôn:
Luy Luy thiết tỏa xuất Đô môn
Khẳng khái bi ca thiệt thượng tồn
Quốc thổ trầm luân dân tộc tụy
Nam nhi hà sự phạ Côn Lôn
(Gông xiềng ra khỏi cửa đô
Lưỡi còn ta vẫn reo hò ta đi
Đứng nhìn nước mất dân suy
Làm trai nào có sợ gì Côn Lôn)
Ngày 17-7-2011 tôi đi biểu tình chống Trung Cộng xâm lược bị chính quyền Hà Nội bắt vào đồn công an Mỹ Đình, nhờ ngâm bài Xuất Đô môn mà tôi thấy thanh thản. Xem:
http://www.pagewash.com///nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fkhnaqvraunaabz.oybtfcbg.pbz/2011/07/aung-xl-ovrh-gvau-fbat-gebat-bat-puv.ugzy
Ngày 5-8-2012, con trai tôi đi biểu tình chống Trung Cộng xâm lược bị chính quyền Hà Nội bắt vào Trại Phục hồi Nhân phẩm Lộc Hà, cũng nhờ bài Xuất Đô môn mà tăng thêm hào khí, do đó nó làm việc với công an rất chững chạc. Mọi sự doạ nạt không lung lạc được nó; trái lại nó còn chỉnh cho công an về tác phong làm việc với dân và công an phải tiếp thu. Xem:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/08/toi-i-bieu-tinh-5-8-2012-ao-le-tien-sy.html
http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/08/ao-le-tien-sy-toi-i-bieu-tinh-582012.html
http://thanhvdgt1.blogspot.com/2012/08/toi-i-bieu-tinh-5-8-2012-p3-het.html
Tinh thần cụ Phan Châu Trinh còn mới nguyên với chúng ta hôm nay. Bao giờ chúng ta mới theo kịp Cụ?
Môn sử lẽ ra là môn quan trọng trong nhà trường cũng như trong đời sống.
RépondreSupprimerBởi vì ý nghĩa cao nhất của việc viết sử, đọc sử là : NHÌN VÀO QUÁ KHỨ ĐỂ THẤY CON ĐƯỜNG ĐÚNG ĐI TỚI TƯƠNG LAI.
Nhưng môn sử trong xã hội này gần như vô tích sự. Vì sao vậy?
Bởi vì các nhà viết sử ăn lương chế độ (thực ra là ăn tiền của dân) viết sử là để CHỬI và TỤNG.
CHỬI: Chửi tất cả những ai, những gì không phải là Cộng sản, không thuộc về phe ta mà thuộc về "phe chúng nó".
TỤNG: Ca ngợi, tâng bốc lên tận mây xanh tất cả những ai, những gì là Cộng sản, là "phe ta".
Lịch sử VN giai đoạn từ 1930 đến nay do cái đám "sử da" đó viết thì đích thị là một bản báo cáo thành tích hoành tráng để khẳng định dứt khoát: đ ta tuyệt đối sáng suốt, tuyệt đối đúng đắn, tuyệt đối vô địch và do vậy sẽ muôn năm một cách tuyệt đối!
Đảng cộng sản không chỉ độc quyền lãnh đạo mà cả độc quyền yêu nước. Chỉ cộng sản mới yêu nuớc. Và đánh đồng cộng sản với Tổ quốc. Từ năm 1945 đến nay chỉ có viết sử đảng chứ không có quốc sử. Tư 1945 tới nay, chỉ có thắng, không có sai, tát cả đeu do đảng lãnh đaọ, vậy thì chỉ có sủ đảng.
RépondreSupprimerĐau chỉ một Phan Châu Trinh bị xuyên tạc. Cùng thời còn có Phan Bội Châu, sau đó là Nguyễn Thái Học...không một ai đuợc coi là nguời yêu nuớc ráo trọi.
Ấy thế cho nên,tôi đã có lần góp ý thế này sau
Supprimerkhi đọc bài "Thời đại không có anh hùng" của
một kẻ phò chính quyền (hay nói trắng ra là bồi
bút) rằng thời đại này không ai được phép làm anh hùng,ngoại trừ người của đảng CsVN.
Anh hùng là ung hành. Hehehe.
RépondreSupprimer