Trang

10/01/2014

Ý ĐỒ XẤU CỦA NGUYỄN NHƯ PHONG

Nguyễn Anh Tuấn – Trịnh Hữu Long – Phạm Đoan Trang 

Ngay sau khi nhân chứng Dương Chí Dũng khai Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Quý Ngọ là người gọi điện báo “hung tin” cho Dương Chí Dũng và khuyên nên lánh đi, báo PetroTimes của Đại tá-Tổng Biên tập Nguyễn Như Phong đã ngay lập tức có một loạt bài bày tỏ sự thông cảm, nuối tiếc và thương xót đối với Thượng tướng công an Phạm Quý Ngọ: “Vẫn còn là Dương Tự Trọng!”, “18 năm sau, còn ai nhớ đến Dương Tự Trọng”, và sự bênh vực ra mặt thể hiện ở bài thứ ba “Suy ngẫm về lời khai của Dương Chí Dũng cho Tướng Phạm Quý Ngọ”.



Đầy mùi ngụy biện

Bài tràn ngập những lỗi ngụy biện vốn thường thấy trong các bài báo “tuyên truyền”, “định hướng dư luận” của ngành công an. Chẳng hạn, đó là chiêu đánh vào tình cảm (appeal to emotion): “Người ta vẫn nói người sống nặng tình thường hay chịu khổ. Và quả thật, ở tuổi 52, đến nửa bên kia cuộc đời, Dương Tự Trọng mới thấm thía được... Ít ai biết, ngoài tài đánh án, Dương Tự Trọng còn đam mê nghệ thuật và thích làm thơ...”.

Độc giả chẳng biết thế nào, nhưng cứ nghe giọng văn sến mượt mà của các nhà báo khoác áo công an – hay là công an khoác áo nhà báo – là dễ mủi lòng lắm, vì nói chung người đọc Việt Nam vốn nặng tình, ít duy lý, lại thiếu thông tin đa chiều từ lâu nay. Họ không biết đến, hoặc sẽ nhanh chóng quên đi, rằng Dương Tự Trọng có mặt và đã trực tiếp cầm loa chỉ huy “trận đánh đẹp” đầm Tiên Lãng ngày 5/1/2012. Họ sẽ nhanh chóng quên đi việc Dương Tự Trọng đã bỏ ra hàng núi tiền để giúp anh mình thoát tội, mà tiền đó, nếu chỉ dựa vào mức lương thưởng của một viên công an, mười kiếp nữa Dương Tự Trọng cũng không kiếm ra được. Họ sẽ nhanh chóng quên đi việc Dương Tự Trọng dung nạp cả tội phạm làm đệ tử. Họ sẽ chỉ còn thấy một đại tá công an anh hùng, oai phong, nghĩa hiệp, trong công việc thì anh xả thân tận tụy, trong tình cảm thì anh cao cả, trong đời thì anh bay bổng lãng mạn và nhiều ưu tư như một nghệ sĩ v.v.

Đó là chiêu viện dẫn quyền lực (appeal to authority): “Việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng”. Chủ tịch nước không phải là người có thẩm quyền (authority) chính đáng để nói rằng công dân X. là kẻ tham nhũng còn công dân Y. thì không. Áp dụng đúng cái lập luận tạm gọi là “ngụy biện Như Phong” này thì có thể tuyên bố: “Việc ông Dương Chí Dũng vẫn được phong Cục trưởng là minh chứng rõ nhất cho việc ông là một cán bộ có năng lực”.

Song, bỏ qua tất cả những ngụy biện trắng trợn của Petrotimes và đặc biệt là của Đại tá-Tổng Biên tập Nguyễn Như Phong, cái cần nói ở đây là một ý đồ nguy hiểm của Nguyễn Như Phong trong việc dùng phương tiện truyền thông “nhà trồng được” để quật lại phe đối thủ. Ít nhất thì, căn cứ bài viết “Suy ngẫm về lời khai của Dương Chí Dũng cho Tướng Phạm Quý Ngọ”, cũng có thể nói rằng ông Như Phong có ý đồ xấu đối với các đồng nghiệp báo chí của ông.

Đe dọa báo chí?

Nguyễn Như Phong viết: “Đã có những tờ báo giật tít với giọng điệu hả hê, khoái chí khi thấy có một lãnh đạo cao cấp của lực lượng công an "dính chàm". Người ta đang chờ đợi Tòa sẽ xử lý ra sao trước những thông tin này”. Sau câu đá đồng nghiệp (như vẫn thường làm thế), ông ta vạch đường chỉ lối luôn: “Như vậy, bước tiếp theo là Tòa sẽ chuyển hết hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát. Cơ quan này sẽ nghiên cứu hồ sơ, củng cố chứng cứ và sẽ có quyết định: Hoặc là kháng nghị quyết định khởi tố điều tra vụ án của Tòa, hoặc giao cho một cơ quan điều tra tiến hành điều tra… Nói tóm lại là “còn tốn thời gian lắm”.

Sao Như Phong lại đưa khả năng Viện Kiểm sát kháng nghị quyết định khởi tố điều tra vụ án của Tòa (tức là bác bỏ quan điểm của Tòa) lên trước, coi như một khả năng cao? Trong khi trên thực tế, chuyện cơ quan công tố bác kháng nghị của tòa, cũng đồng nghĩa với phủ nhận toàn bộ quá trình điều tra, là gần như không xảy ra. Đặt một chuyện gần như không xảy ra vào vị trí “khả năng cao”, ông định dọa các nhà báo đã đưa tin “chống lại đại ca Ngọ” hay sao, ông Nguyễn Như Phong?

Hàm ý đe dọa còn lộ liễu hơn ở vế sau: “hoặc giao cho một cơ quan điều tra tiến hành điều tra... Nói tóm lại là “còn tốn thời gian lắm”. Ý ông Nguyễn Như Phong hẳn là vụ việc này trước sau cũng thuộc thẩm quyền của Bộ Công an (cơ quan đang cần bị/được điều tra thì lại trở thành cơ quan điều tra) và thời gian sẽ còn kéo dài...

Cũng trong bài viết này, Đại tá Nguyễn Như Phong phân tích (nghe có vẻ rất hợp lý):

“Ngay khi bị bắt ở Campuchia, Dương Chí Dũng đã khai ra việc biếu ông Ngọ 500.000 đô la. Khi đưa Dương Chí Dũng về tới TP Hồ Chí Minh, Dũng vẫn khai như vậy. Nhưng rồi ít ngày sau, Dương Chí Dũng đã viết bản khai lại và xin lỗi ông Ngọ vì đã vu oan cho ông. Nguyên nhân tại sao lại vu oan cho ông Ngọ thì được Dương Chí Dũng nói trong bản khai ấy rằng do hoảng loạn tâm thần và căm tức ông Ngọ về việc chỉ huy quân lùng bắt Dương Chí Dũng ở khắp nơi. (Chẳng hiểu vì sao trước Tòa, khi Dương Chí Dũng khai ra việc này mà Tòa lại không đưa lời khai và lời xin lỗi của Dũng trước đó ra?)”.

Vậy, ông Nguyễn Như Phong sao lại lờ đi chi tiết là, Dương Chí Dũng đã khai tại tòa rằng trong quá trình điều tra bị ép cung, lo sợ bị giết hại nên Dương Chí Dũng mới phải làm theo lời điều tra viên – viết thư xin lỗi ông Ngọ.

Ý đồ nhằm vào Chủ tịch nước

Mới đọc qua, phép ngụy biện “Và việc ông Ngọ vẫn được Chủ tịch nước phong cấp hàm Thượng tướng là minh chứng rõ nhất cho việc ông không ăn hối lộ của Dương Chí Dũng” có thể chi cho ta thấy dụng ý xu nịnh của Nguyễn Như Phong. Nhưng thật ra ngụy biện Như Phong này có một dụng ý thâm hiểm hơn thế chứ không chỉ đơn giản là xu nịnh: Đại tá đang khéo léo đổ trách nhiệm sang cho Chủ tịch nước, người được cho là thuộc “phe tấn công” trong vụ án này.

Có một chi tiết (mà độc giả đã biết qua báo chí nhưng chưa kiểm chứng được), là Chủ tịch nước trước đây đã từ chối gặp Dương Chí Dũng. Nghĩa là dù thế nào, trước mắt công chúng, ông cũng ít nhiều thể hiện mình là người kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Cái cách “lôi Chủ tịch nước vào cuộc” của Nguyễn Như Phong chỉ là sự chia rẽ, phân hóa nội bộ “phe tấn công”, tách Chủ tịch nước ra khỏi những người ủng hộ ông, hay nói đúng hơn, khỏi những người đang muốn chống tham nhũng.



Ra sức bao biện cho đồng nghiệp công an...

Nguyễn Như Phong phán xét độc giả - người ngoài: “Nhưng họ không hiểu rằng, ông Phạm Quý Ngọ khi ấy là Trưởng ban Chuyên án Vinalines, là người đề xuất các biện pháp nghiệp vụ đặc biệt để giám sát Dương Chí Dũng, đảm bảo nhất cử nhất động của Dũng đều được biết. Không đời nào ông lại dại dột dùng điện thoại của mình hoặc mượn điện thoại ai đó gọi cho Dương Chí Dũng. Và chính ông là người ký lệnh bắt Dương Chí Dũng, rồi cũng chính ông chỉ huy việc lùng bắt”. 

Việc ông Phạm Quý Ngọ là Trưởng ban Chuyên án không phải là chứng cớ ngoại phạm để chứng tỏ ông Ngọ không báo tin cho Dương Chí Dũng. Tương tự, coi việc ông Ngọ ký lệnh bắt và chỉ huy lùng bắt Dương Chí Dũng là bằng chứng bảo đảm ông này “không đời nào” cấu kết bảo vệ Dương Chí Dũng, là một lập luận thật ngây thơ... không thể có ở công an!

Còn “ngây thơ cụ” hơn nữa là lập luận “xách một túi tiền nặng 5kg không phải là chuyện đùa”. Một người đàn ông khỏe mạnh hồng hào như Dương Chí Dũng nhấc một chiếc valy (cặp công tác) nặng 5k, có gì buồn cười và trinh thám không?

Cuối bài viết bênh vực đại ca ra mặt, ông Nguyễn Như Phong nhận định: “Từ xưa đến nay, chuyện bị cáo ra Tòa khai vấy theo kiểu "trâu lấm vẩy bùn" cho người khác là không hiếm. Còn trong nghề công an, chuyện trinh sát bị đối tượng cho “leo cây”, cũng là chuyện chẳng hiếm. Chỉ có điều rằng nếu chỉ căn cứ theo những lời khai ấy mà suy diễn, rồi đặt ra những dấu hỏi rằng thế này, rằng thế khác thì xem ra chưa phải là công tâm!”. Rồi ông kết luận: “Rất mong các cơ quan tố tụng khẩn trương vào cuộc, điều tra cho ra sự thực”.

Là người trong ngành, ông Nguyễn Như Phong tất nhiên biết rõ những chuyện bị cáo ra tòa khai lung tung, đổ vấy tội cho người này người khác. Đó là chuyện có thật. Nhưng ông muốn “các cơ quan tố tụng khẩn trương vào cuộc điều tra”, là các cơ quan nào? Nói cách khác, ai sẽ là người điều tra khi chính cơ quan điều tra phạm pháp? Ông không định cùng các đồng nghiệp công an của ông – dưới trướng Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ – đứng ra “thầu” vụ này đấy chứ? Cái này người ta gọi là “xung đột lợi ích” ông ạ, không được đâu.

Nếu có những lời khai cho rằng cả Bộ trưởng Trần Đại Quang lẫn Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ – nghĩa là hai quan chức đầu ngành của Bộ Công an, riêng Trần Đại Quang còn là ủy viên Bộ Chính trị – đều có liên quan đến chạy án, tham nhũng, làm lộ bí mật công tác, v.v., thì cơ quan nào có thể đứng ra khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử Bộ trưởng Công an? Câu trả lời, trong điều kiện lý tưởng, là Quốc hội sớm lập Ủy ban Điều tra Lâm thời độc lập. Kết quả điều tra và những người tiến hành sẽ ra điều trần trước Quốc hội trong một phiên công khai cho bàn dân thiên hạ cùng xem xét.

… và chơi xấu đồng nghiệp báo chí

Bài viết của Nguyễn Như Phong, ngoài lời lẽ bênh vực ra mặt cho Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ, bất chấp tính khách quan – độc lập của báo chí, còn gửi thông điệp đe dọa đến các nhà báo, các tờ báo đã cả gan đưa tin và “hả hê, khoái chí” khi thấy đại ca Ngọ dính chàm.

Cho đến nay, các nhà báo trong mảng nội chính chắc chưa ai quên được vụ PMU 18 và việc “phe bị đánh” đã phản đòn ngoạn mục và tàn bạo như thế nào. Vụ án Dương Chí Dũng-Dương Tự Trọng là một vụ án động chạm đến toàn ngành công an, vì vậy, chuyện phe này quật lại là hoàn toàn có thể. Hiện tại, có dấu hiệu cho thấy phe công an đang phản công, khi mà cả CAND, Petrotimes, trandaiquang.net, nguyentandung.net... đều đang đầu tư công sức, ngày đêm khẩn trương viết bài bảo vệ ngành, bảo vệ nhân quyền của các đồng chí đã và chưa bị lộ. Còn tệ hơn thế nữa là khả năng thỏa hiệp giữa các phe phái...

Chỉ còn biết mong các nhà báo (Một Thế Giới, Thanh Niên, Tuổi Trẻ...) hãy cẩn thận, và độc giả hãy tỉnh táo...
Theo Blog Đoan Trang

10 commentaires:

  1. Trần Mạnh Hùng,HN10 janvier 2014 à 05:44

    Những bài của Nguyễn Như Phong hầu hết đều mang giọng điệu của thế lực thù địch, thể hiện rất rõ động cơ chống lại chủ trương đường lối của đảng là chống tham nhũng và làm trong sạch đội ngũ của đảng. đảng không phải tìm đâu xa,thế lực thù địch là đây. họ ngồi ngay sau lưng,hưởng ân huệ của đảng để chống phá đảng.

    RépondreSupprimer
  2. «Suy ngẫm về lời khai của Dương Chí Dũng cho Tướng Phạm Quý Ngọ» (Nguyễn Như Phong)

    - Xin lỗi. Ông Tổng biên tập họ Nguyễn này là đàn ông mà lý luận Như đàn bà bị Phong long!

    RépondreSupprimer
  3. "Độc giả chẳng biết thế nào, nhưng cứ nghe giọng văn sến mượt mà của các nhà báo khoác áo công an – hay là công an khoác áo nhà báo – là dễ mủi lòng lắm, vì nói chung người đọc Việt Nam vốn nặng tình, ít duy lý, lại thiếu thông tin đa chiều từ lâu nay. Họ không biết đến, hoặc sẽ nhanh chóng quên đi, rằng Dương Tự Trọng có mặt và đã trực tiếp cầm loa chỉ huy “trận đánh đẹp” đầm Tiên Lãng ngày 5/1/2012."
    ----------
    Cái này người dân VN thấp cổ bé họng từ thời phong kiến trước đây đến nay gọi là "ác giả ác báo" đó.
    Có người tin vào luật đời, nợ trời.
    Có người không tin
    Tin hay không tuỳ
    Riêng tôi còn một nhân vật nữa trong vụ án "trận đánh đẹp" mà trời chưa thấy sờ đến. Đó là nguyên đại tá Đỗ Hữu Ca.

    RépondreSupprimer
  4. Bài viết thật sắc sảo và logic như đi guốc vào gan ruột Nguyễn như Phong, mong được đọc nhiều những bài như thế này và xin cảm ơn chủ trang .

    RépondreSupprimer
  5. Với bề dày kinh nghiệm ,ông P không thể ngây thơ bênh vực kiểu viết như vậy được. Ý đồ rõ ràng là cố tình đá đểu ông Ng

    RépondreSupprimer
  6. Phải gọi lảo gió nầy là bồi bút thì đúng hơn /NHƯNG ông phong gió ơi ông củng phải nhìn lại 2 bàn tay và cái lổ miệng của mình xem có 1 ngay sẻ không còn câm bút mà bấm được vì ông đang đi vào điều vừa nằm trong luật bí mật quốc gia vừa ban hành ,ông dủng khai trong phiên tòa dương tự trọng đưa người trốn ra nước ngoài mới đây là có ông anh mật báo ,thế mà ông đả biết 7 ngày trước khi ông anh còn nằm viện là sao ,ai cho ông biết có lời khai nầy /
    thứ 2 ông dẩn chúng ông anh của DCD vô tội vì vừa được phong tướng nếu có tội thì làm gì được phong ,ông còn ráng kéo thêm ctn vào cho có trọng lượng với cái ý gì ,/NẾU nói theo kiểu suy luận của học trò lớp 5 như ông thì trước khi đề bạt thăng chức cho DCD lên làm chủ tịch HDQT Vinaline ông Thăng có biết ông dủng mang tội không mà vẩn cứ thăng chức để chỉ 5 tháng sau đó ông dủng bị truy nả .ông sống dưới chế độ mấy chục năm mà kinh nghiệm tích lủy không bao nhiêu chắc có lẻ được nuôi no đủ nên tư duy không nhạy nửa hay ông là tá công an ,nhà báo mà lên đến tá chắc củng hạ không ít người ,thôi đến lúc về hưu rồi đừng cố ngồi cho thêm chật chổ ,kẻo lú lẩn đăng thêm vài bài ra vẻ hiểu biết thì có khi còn không có chổ để ngồi mà phải vào nội chính ông Thanh ngồi đấy ông gió ơi

    RépondreSupprimer
  7. Bà con trong nước đang rúng động với lời khai của DCD tại tòa ,nhưng lạ củng thời gian nầy bọn chệt đang tung hoành làm mưa gió cướp bóc đánh đập ngư dân tại trường sa và trong lúc tình hình Kampuchia đang nước sôi lửa bỏng thì cấp cao VN chuẩn bị sang thăm trong lúc nầy ,như vậy có phải châm dầu vào lửa hay không .Ông Thanh ơi tui tin ông dử lắm phải đánh dứt điểm vài vụ ,nếu không củng phải xong vụ nầy ,còn không xong thì chắc dân củng không còn tin ông và ban nội chính nửa đâu vì cứ mừng hụt hoài ,chả lẻ nhân dân VN cứ chịu mải cái cảnh COCC và bọn tài phiệt ăn trên ngồi tróc cướp bóc đất đai tham nhủng hoài hay sau ,.hơn 37 năm rồi hết đời cha đến đời con và 1 số đả đến đời cháu ,cứ như thế nầy thì bao nhiêu oan hồn cứ lây lất không yên dưới suối vàng

    RépondreSupprimer
  8. Anh Bá mà đánh thuê cho Tàu thì thua luôn!

    RépondreSupprimer
  9. Ngài đại tá công an Nguyễn Như Phong quả là rất tinh thông nghiệp vụ công an khi" cày ngang ,bừa dọc", tung hoành "đánh bụi tre nhè bụi trúc" nhằm bảo vệ bằng được sự trong sáng (!) của đàn anh "thân yêu"Phạm Quí Ngọ bất chấp Đảng,pháp luật và công luận đang vào cuộc với những chứng lí có cơ sở sự thật. Nhân vụ này bỗng nhớ lại mới đây ngài đại tá Phong còn quyết dở lại hồ sơ vụ án Năm Cam nhằm "rửa mặt" cho một số "huynh đệ "trong ngành CA qua việc "phanh phui bịa đặt "sự nóng vội,yếu kém nghiệp vụ của Trung tướng-người hùng chống tham nhũng và tội ác một thời là trung tướng Trần Việt Thành dù ông cũng đã về vườn khá lâu...

    RépondreSupprimer
  10. Hễ thấy bài viết của Nguyễn Như Phong đọc thử vài dòng đã thấy buồn nôn. Đáng thương cho kẻ mạt hạng mang hàm đại tá, Tổng biên tập. Cầu mong cho chuyện cổ tích thành hiện thực để những " Hoàng tử cóc " như Nguyễn Như Phong, Phó GS TS Trần Đăng Thanh...chui ra từ bộ da cóc bẩn thỉu để được sống kiếp người

    RépondreSupprimer