Trang

19/12/2015

Bộ Giáo dục Việt nam, muốn giải tán Bộ môn Lịch sử. Đâu là nguyên nhân.


Nguyễn Tiến Dân                                

 1-Lịch sử, là một bộ môn khoa học. Nó nghiên cứu, về quá khứ. Đặc biệt, là những sự kiện, liên quan đến con người. Thời gian, là 1 dòng chảy kéo dài và, bất tận. Lịch sử, cũng vậy. Nó phản ánh, sự thực khách quan. Nó không phụ thuộc, vào ý chí của 1 người, hay của 1 nhóm người nào đó. Và, chưa bao giờ, người ta viết Lịch sử, theo kiểu cóc nhảy. Đó, là sự khác nhau cơ bản, giữa Lịch sử và Truyền thuyết.



2-Chuyện xưa, kể rằng:

Tề Trang công, là kẻ hôn Quân – vô Đạo. Cung tần – mĩ nữ, ông ta thiếu gì. Nhưng, hễ nhìn thấy gái đẹp, là ông mờ mắt. Ông gác sang một bên, cái danh giá của mình, để cắm đầu vào. Ông tư thông, với cả nàng Đường Khương, vợ tướng quốc Thôi Trữ, thuộc hạ thân tín nhất của mình. Can ngăn mãi, không được. Thôi Trữ, bèn lập mưu, để giết đi.

Từ xưa đến nay: Khi cành bị sâu, người ta chặt cành, để cứu gốc – Khi gốc bị sâu, người ta nhổ cây, để cứu vườn – Khi cả vườn bị sâu, người ta hủy vườn, để cứu mùa màng.

Nguyên thủ của Quốc gia, dâm loạn và hủ bại, nhất thiết phải bị phế trừ. Để, giữ thể diện, cho Quốc gia và giữ kỉ cương, cho bá tánh. Có thể phế trừ, bằng thanh gươm – Có thể phế trừ, bằng lá phiếu của cử tri.

Ở vào thời của mình, Thôi Trữ, không thể lựa chọn, theo cách thứ 2. Còn, nếu sống ở thế kỉ thứ  21, Thôi Trữ, sẽ trở thành Anh hùng. Ngặt nỗi, trong chế độ Phong kiến, “thần giết Vua”, là chuyện tày Trời. Vì thế, Thôi Trữ, vẫn có ý thẹn. Ông sai thái sử Bá, ghi vào sách Sử rằng: “Tề Trang công, chết vì bệnh sốt rét”.  Thái sử Bá, không nghe. Ông, chép vào thẻ rằng: 夏五月乙亥,崔杼弑其君光. Hạ ngũ nguyệt Ất hợi, Thôi Trữ thí kì Quân Quang. (Mùa Hạ, tháng 5, ngày Ất hợi, Thôi Trữ giết Vua Quang của mình). Thôi Trữ, nổi giận lôi đình. Ông giết ngay, thái sử Bá.

Bá có 3 người em: Trọng , Thúc , Quí. Tất thảy, đều làm nghề chép Sử. Khi được gọi vào cung, Trọng chép vào sách, chẳng khác anh mình. Thôi Trữ, giết Trọng. Gọi đến Thúc, ông cũng không chịu, bẻ cong ngòi bút của mình. Thúc, cũng phải ra đi. Đến lượt Quí, ông vẫn viết như vậy. Trữ dụ rằng: “Ba anh của ngươi, vì khác ý ta, đều đã chết. Ngươi, há chẳng tiếc tính mạng sao? Sao bằng, hãy viết khác đi, để được ta tha chết”. Quí khẳng khái: “Đặt sự thực, vào trong sách Sử. Đó, là chức phận của người chép Sử. Đánh mất chức phận của mình, thà chết đi còn hơn”. Thôi Trữ thở dài: “Ta chỉ sợ, Xã tắc nghiêng đổ. Bất đắc dĩ, mới phải làm việc này. Dẫu anh em nhà ngươi, có viết thẳng như thế, người trong Thiên hạ, chắc cũng lượng thứ cho ta”. Nói đoạn, trả lại thẻ sách cho Quí. Và, không giết ông nữa.

Tích xưa, là thế. Chuyện nay, hay hơn nhiều.

Một quan chép Sử của CS, là ông Trần Huy Liệu. Chẳng biết, ông đã đưa được bao nhiêu sự thực, vào Sử xanh. Chỉ biết, ông đã trắng trợn, bịa đặt ra, người anh hùng Lê Văn Tám. Và, ghi nó vào sách Sử của Cộng sản. Sách ấy, đã được đem dạy, cho bọn trẻ con của nước Việt. Tác hại của cái việc: “xúi trẻ con ăn cứt gà”, có lẽ, khỏi phải bàn. May mà, Lương tâm của ông, chưa đến nỗi, bị chó tha – gà mổ. Bởi vậy, đến cuối đời, ông ân hận và dặn đồ đệ: Tìm lúc thích hợp, cải chính dùm ông. Ông ơi, hãy ăn cho no – hãy nằm cho yên. Đồ đệ của ông, đã công khai việc đó rồi. Nhưng, sửa nó, đâu phải công việc của một sớm – một chiều. Hết thế kỉ này, nào chắc đã xong.

Một sử gia Cộng sản khác, là ông Dương Trung Quốc. Ông này, lại ước ao, giữ được cái đầu của mình thật lâu. Để, chép Sử đảng, cho Trung – cho Thực.

Phan Huy Lê, cũng là một Giáo sư sử học, lẫy lừng. Ông giỏi đến mức, chẳng biết viết, ngay cả cái tên của ông cố nội nhà mình. Đợi đến khi, ngài Ban Ki-moon chỉ cho, rồi mới hay.

Những cây đa – cây đề, trong làng Sử Cộng sản, còn như thế. Loại tép riu, chuyên ăn theo – nói leo, kể làm chi, cho thêm sầu – thêm tủi.

3-Ôn cố - tri tân. Soi mình vào Lịch sử, Thánh nhân, có thể học được ở đó, những bài học hay. Họ, dựng công – lập nghiệp – lưu danh thơm muôn thuở, mà chẳng tốn mấy công sức. Lũ tiểu nhân đắc chí, thường không biết Trời – Đất là gì. Học – Hành, không đến nơi, đến chốn. Nhưng, lại luôn ảo tưởng, mình là “đỉnh cao trí tuệ  của Nhân loại. Chúng quay lưng, với Lịch sử. Chúng đóng cửa, dạy nhau những thứ đê tiện – ngu dốt – giáo điều và dối trá. Kết cục, chúng phải trả giá đắt, cho những sai lầm, mà các thế hệ đi trước, đã mắc phải.

Saddam Hussein, Gaddafi và lãnh đạo của các nước CS Đông Âu, là những ví dụ. Họ, cùng có 1 đặc điểm giống nhau: Độc tài và Tàn bạo. Họ, cùng có 1 kết cục giống nhau: Đều bị quần chúng, lật đổ. Saddam Hussein, bị treo cổ. Gaddafi, bị đánh hội đồng, cho đến chết. Các nhà lãnh đạo CS ở Nga xô và các nước CS Đông Âu, may mắn hơn nhiều. Ở đó, công cuộc “đấu tranh giai cấp”, không quyết liệt và tàn bạo, như ở Việt nam. Đồng thời, dân trí ở đấy, cũng không đến nỗi thấp, như ở Việt nam. Kết quả, khi chế độ độc tài CS bị sụp đổ, người ta thấy: Trừ vợ chồng Ceauşescu, còn các nhà lãnh đạo CS khác, vẫn được sống lành lặn. Chẳng có ai, bị treo lủng lẳng, trên các cây cột điện, ở ven đường.

Tổng thống Thein Sein của Myanma, thông minh hơn nhiều. Ông biết, cái kết cục của những chế độ độc tài. Ông biết, cái giá  phải trả, cho việc đàn áp tàn bạo dân lành. Do đó, ông không làm như các vị kia. Ông và Đảng Đoàn kết Phát triển Liên bang, đã dũng cảm, đặt quyền lợi của Tổ quốc – đặt quyền lợi của Nhân dân, lên trên hết. Các ông, đã cùng Nhân dân Myanma, làm 1 cuộc Diễn biến Hòa bình, vô cùng ngoạn mục: Chuyển từ chế độ độc tài, sang chế độ Dân chủ, một cách êm thấm. Chính quyền, không bị xáo trộn, một cách đột ngột – Đất nước, không bị chìm đắm, trong hận thù – Máu của Nhân dân, không phải, thêm 1 lần nữa, đổ ra vô ích. Nhân dân Myanma, yêu mến và kính trọng ông. Quốc tế, ngưỡng mộ ông. Ông là tấm gương sáng, cho các chế độ độc tài.

4-Suy cho cùng, Diễn biến Hòa bình, đâu phải là, 1 cái gì đó, rất xa lạ với chúng ta. Ngược lại, chúng ta có thể tự hào, mà nói rằng: Việt nam, là một trong những nơi khởi nguồn của Diễn biến Hòa bình. Không những thế, lần diễn biến nào, cũng hết sức Nhân văn. Không có tiếng gươm khua – ngựa hí. Thay vào đó, rộn rã tiếng cười và ròn vang pháo nổ. Tất cả, các cuộc Cách mạng nhung mới đây, đều không đủ tầm, để có thể, so sánh được.

Năm 980, Đinh Toàn lên ngôi Vua. Khi ấy, ông vừa tròn … 6 tuổi. Triều chính, hủ bại. Ở ngoài bờ cõi, giặc Tống đang tập trung quân, để xâm lược nước ta. Trước tình cảnh nước sôi – lửa bỏng ấy, Thái hậu Dương Vân Nga, đã đặt quyền lợi của Nhân dân – quyền lợi của Đất nước, lên trên Quyền – Lợi của dòng tộc. Bà tự tay, trao ngôi báu của con trai mình, cho Lê Hoàn. Nhà Đinh ốm yếu, đã chuyển giao Chính quyền, cho nhà tiền Lê cường tráng, một cách vô cùng êm thấm. Trong cái chuyện này, không hẳn, Dương Vân Nga đã vô tư. Bà, trở thành Hoàng hậu của Lê Hoàn. Nhưng, chỉ riêng chuyện: Tránh được cảnh “nồi da – xáo thịt”, đã khiến cho, lực lượng của chúng ta, đươc bảo toàn. Nhờ đó, Quân dân Đại Việt, đã chiến thắng vẻ vang giặc Tống.

Bài học ở đây là: Khi Triều chính, rơi vào tay trẻ con. Hoặc, rơi vào tay lũ người lớn, nhưng tầm suy nghĩ, chỉ như bọn nhi đồng: Tệ hại, chẳng kém gì nhau. Vua, mải ăn – mải chơi. Quan, không lo việc Dân – việc Nước. Họ kết băng đảng, đấu đá nhau quyết liệt. Để, tranh giành Quyền và Lợi. Nhân tâm, ly tán – Đất nước, tiêu điều. Đó là cơ hội tốt, cho lũ giặc ngoại xâm.

Muốn bảo vệ Đất nước: Trước tiên, phải hạ bệ cho bằng được, những loại Vua trẻ con này.

Kế tiếp, phải kể đến, Huệ Tông của nhà Lý. Ông lên ngôi, vào lúc, nhà Lý đã suy tàn. Uy quyền của triều đình, không còn. Địa phương nào, cũng tự gây dựng thế lực, để cát cứ. Vua, chẳng quyết đoán. Cuối đời, Huệ Tông nhường ngôi cho con gái. Đã thế, người con ấy, chỉ mới vừa… 8 tuổi.  Loạn lạc, triền miên – Nhân dân, thống khổ. Tình trạng ấy, phải nhanh chóng chấm dứt. Và 1 cuộc Diễn biến Hòa bình nữa, lại được tiến hành, thông qua Hỷ sự. Lần này, là đám cưới của vợ – chồng Vua Lý Chiêu Hoàng. Chẳng bao lâu, Lý Chiêu Hoàng, “nhường ngôi” cho Trần Cảnh – chồng của mình. Chính quyền, được chuyển giao vào tay những thế lực ưu tú. Đất nước, khởi sắc. Đại Việt, tích lũy được đầy đủ, cả về Thế và Lực. Ba lần, quân Nguyên Mông xâm lược nước ta – Cả ba lần, chúng đều chuốc lấy đại bại.

Giành được Chính quyền, từ tay nhà Lý, thông qua Hỷ sự. Cho nên, Trần Thủ Độ, rất sợ mất Chính quyền, bởi cách này. Ông đặt ra, những qui định hết sức khắt khe về hôn sự: Chỉ được kết hôn, trong dòng họ. “Hôn nhân cận huyết”, cộng với việc, chỉ trao quyền bính, cho những người trong họ: Giúp cho nhà Trần, trước mắt duy trì được Chính quyền. Nhưng, nó cũng dẫn đến, sự suy thoái nhanh chóng của các thế hệ tiếp theo. Triều chính nhà Trần, ngày càng dặt dẹo. Cho đến khi, Trần Nghệ Tông trọng dụng Hồ Quý Ly. Lập tức, nhà Trần gặp “họa ngoại thích” và để mất Chính quyền.

5-Bốn mươi năm đã trôi qua, kể từ khi Thống nhất Đất nước. Chừng ấy năm, đảng CS, độc chiếm quyền hành. Họ từng bước, dẫm vào đúng vết xe đổ của nhà Trần. Họ, công khai và trơ trẽn ngụy biện: Chỉ có “Con lãnh đạo, lại làm lãnh đạo” (phiên bản mới, của hôn nhân cận huyết), mới cỏ thể, “đem lại Hạnh phúc cho Dân tộc”. Đồng thời, nó đảm bảo cho Việt nam, đạt được những thành tích, trên cả mức tuyệt vời. Việt nam, bước vào thời kì, mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, xưng xưng tự đánh giá là: “rực rỡ nhất trong Lịch sử của Dân tộc” (Nguyễn Phú Trọng, chẳng hổ danh, là kẻ có trình độ cao nhất, trong các đời Tổng Bí thư của Việt nam).

Rực rỡ đến mức, chính ông Trương Tấn Sang, phải thốt lên: “Xấu hổ lắm, vì tệ nạn tham nhũng chỉ đứng vào hàng thứ… trên 100”. Kinh tế Việt nam, rực rỡ đến mức: Đã tiêu đến, những đồng tiền cuối cùng. Ngân khố, đã cạn kiệt.

Trước cái sự thực ấy, Nhân dân Việt nam, đã biết đến tận chân tơ – kẽ tóc, cái gọi là “Tài và Đức” của những người CS. Còn đảng CS thừa biết, Nhân dân Việt nam, tin tưởng mình đến đâu. Cho nên, họ không chấp nhận, “phổ thông đầu phiếu – bầu và ứng cử tự do”, trong sự giám sát của Quốc tế và, không chấp nhận “bãi bỏ Điều 4 của Hiến Pháp”. Đối với loại tài hèn – trí cùn: Làm như thế, Nhân dân sẽ tống cổ hết, cả lò – cả ổ nhà chúng, về vườn. Ngang bằng với việc, tự đút đầu vào thòng lọng, để tự sát.

Mất đi sự tín nhiệm của Nhân dân, nhưng đảng CS, vẫn chưa bị sụp đổ. Bởi, họ còn có 3 trụ cột: Quân đội – Công an và Tàu cộng. Trong 3 trụ cột ấy, chỉ có mỗi một thế lực, luôn ủng hộ toàn diệntuyệt đối cho đảng CS Việt nam: Đó, là Tàu cộng. “Ăn cây nào – rào cây ấy”. Do đó, họ phải hết lòng bảo vệ, cho cái thằng bảo trợ mình.

Xưa, chính những người CS, ấn súng vào tay thanh niên Việt nam. Bắt họ, phải đi đánh nhau với Trung cộng. Nay, bia Chiến thắng, trong cái cuộc chiến ấy, lại bị chính những người CS, đục bỏ đi. Người dân, tưởng niệm cuộc chiến ấy, họ thẳng tay đàn áp. Bằng cách đó, họ hy vọng: Nhân dân, sẽ lãng quên, cuộc chiến này. Nhưng, Lịch sử, đã ghi lại rành rành. Đâu dễ gì, che giấu được.

                Trăm năm, bia đá thì mòn.

         Nghìn năm, bia miệng vẫn còn trơ trơ.

6-Khi cái chiêu “dùng thúng – úp voi” ấy, tỏ ra không hiệu quả. Những người CS, táo tợn, dùng cách cuối cùng: Giết voi. Nghĩa là, loại bỏ môn Lịch sử, ra khỏi hệ thống Giáo dục phổ thông. Bắn ra mũi tên: “Tích hợp Lịch sử, vào các bộ môn khác”, đảng CS hy vọng: Sẽ thu được, nhiều con chim.

Tích hợp” Lịch sử, chỉ có mỗi một cách hiểu: Cắt vụn Lịch sử ra. Sau đó, những kẻ chuyên làm điêu – nói thiếu, sẽ lăn xả vào và ra tay nhào trộn. Công thức: 3 phần thực, trộn với 7 phần hư, cộng thêm chút dấm ớt. Đem ngoáy đều nó lên, sẽ thành ra, những  mẩu chuyện Lịch sử. Rồi, ấn nó vào các bộ môn khác. Những mẩu chuyện nào thích, họ đưa vào – Những mẩu chuyện nào, có thể động chạm đến họ, lập tức bị loại ra (Việc không thể xảy ra, nếu nghiên cứu Lịch sử, theo trình tự Thời gian).

Lịch sử, sẽ trở thành truyền thuyết. Còn con em của chúng ta, sẽ dần trở thành, lũ mất gốc.

Theo đó, những sự kiện trọng đại, trong Lịch sử nước nhà: Cuộc kháng chiến, chống quân Trung quốc xâm lược, ở Biên giới phía Bắc, năm 1979. Cuộc chiến oai hùng của Quân lực Việt nam Cộng hòa, tại Hoàng sa năm 1974. Trung quốc, xúi giục – tổ chức và tài trợ cho chế độ Khơ me đỏ. Để chúng, gây ra những tội ác, Trời không dung – Đất không tha, đối với Nhân dân Campuchia. Cũng như, đối với Nhân dân Việt nam… Sẽ dần phải bị lu mờ, trong tâm trí của bọn trẻ con nước Việt.

Ngoài cách, “tích hợp môn Lịch sử, còn có cách nào, tốt hơn?

Trước kia, họ tố cáo: “Triều đình nhà Nguyễn ươn hèn”. Bởi nhà Nguyễn, đã từng, lần lượt cắt đất của lục tỉnh Nam kì, dâng cho Pháp. Để mong, đổi lấy cái thứ Hòa bình viển vông. Để mong, người Pháp thương hại và để nguyên cho họ cai trị, trên phần đất còn lại của Việt nam. Nhượng bộ, đến mức đó. Nhưng, con hổ đói Phú lãng sa, đâu có chịu nằm yên. Chung cuộc, nó vẫn nuốt trọn Việt nam.

Nay, nếu vẫn giữ nguyên, lời tố cáo đó. Họ sẽ giải thích ra sao, về ải Nam quan – về thác Bản giốc – về bãi Tục lâm – về những hòn đảo của Tổ quốc, đã bị Trung cộng cưỡng bức, trên Biển đông? Vì ươn hèn hay vì, đem những thứ đó, để đổi lấy cái thứ, mà họ gọi là: “môi trường hòa bình và ổn định”. Cho cái đảng CS, mặc dù đang bị rệu rã, vẫn được ung dung, mà ngồi bàn chuyện, “tổ chức Đại hội đảng lần thứ 12”? Và, sau khi, có được những thứ ấy: Con quái vật Tàu cộng, liệu có dừng dã tâm của nó, ở mức đó hay không?

Hãy “lẩn như trạch”, ra khỏi đề tài này. Muốn vậy: Hãy “tích hợp” môn Lịch sử

Trước kia, họ dạy “Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc” của cụ Đồ Chiểu, cho bọn trẻ con nước Việt. Thông qua đó, họ chê bai quan quân nhà Nguyễn: Được trang bị tốt – Được nuôi dưỡng, theo nhu cầu – Được luyện tập đầy đủ và tinh thông. Nhưng, khi giặc đến: Tất cả lũ hèn nhát ấy, không đứa nào, dám ra chống cự. Nhân dân, chỉ vì nghĩa khí, đứng lên chống giặc. Không khuyến khích người ta, đã đành. Đằng này, còn bắt tội người ta. Giam cầm, cả đến lòng yêu nước.

Nay, nếu vẫn dạy bài Văn tế đó. Họ sẽ giải thích ra sao, về việc: Quân đội và Công an, được trang bị đầy đủ và tốt như thế. Nhưng, khi giặc đến: Tất cả, đều nín khe – Tất cả, đều kiên trì bám bờ. Họ nhẫn tâm, đẩy ngư dân, ra biển. Để, làm những “cột mốc chủ quyền” ở trên đó. Họ hứa, còn chắc hơn cả đinh đóng cột rằng: Bà con, hãy yên tâm mà làm ăn. Đã có Quân đội và Cảnh sát biển, luôn đứng đằng sau, để hỗ trợ. Nhưng sự thực, lại quá phũ phàng. Khi ngư dân ra biển và, bị lũ giặc sát hại: Không có 1 phương tiện nào – Không có 1 thằng nào – Không có 1 con nào ra ứng cứu.

Trương Văn Bảy, bị giết trên biển. Tàu cá QNg 95861 TS, đơn côi và ì ạch chở anh về bờ. Chứng kiến cảnh đó, bao nhiêu người, đã khóc, vì tủi nhục. Trừ, những người CS. Trái tim của họ, đã hóa thành gỗ – thành đá, từ lâu rồi.

Nếu, còn có lòng tự trọng và còn biết xấu hổ, liệu Tư Sang, có dám mở mồm, lặp lại những câu sáo rỗng tương tự, trước Nhân dân Việt nam? Đồng thời, những người CS, sẽ giải thích ra sao, về viêc: Bắt bớ và đánh đập vô tội vạ, con dân Đất Việt. Khi, họ biểu thị quyết tâm, sẵn sàng hy sinh, để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Đất nước Việt nam?   

Muốn “né hạ”, tốt nhất, hãy tránh chuyện đó. Biện pháp đơn giản nhất: “tích hợp” môn Lịch sử

Những người CS, liệu có dám, dạy cho học sinh, những tấm gương hy sinh lẫm liệt của Hoàng Diệu – của Nguyễn Tri Phương. Khi giặc đến, các Cụ chỉ huy quân đội, đánh đến cùng. Mặc dù, thế và lực rất chênh lệch. Không giữ được Thành – không bảo vệ được Dân, các Cụ, đều tuẫn tiết. Để tỏ rõ, lòng Trung với Dân – với Nước. Dạy như thế, họ sẽ giải thích ra sao, về viêc: Biển đảo của Tổ quốc, bị giặc chiếm đoạt – Ngư dân, không được bảo vệ. Nhưng, chẳng ai thấy, bất cứ một viên tướng nào của CS, dẫn quân ra chống cự. Và, chẳng có ai, trong số đó, tự tử. Vì, không hoàn thành nhiệm vụ của mình, trước Dân – trước Nước. Không những thế, họ còn công khai thú nhận, cái năng lực hết sức tồi của mình, trước bàn dân Thiên hạ. Tuy vậy, vẫn nhất định, không chịu từ chức. Để người khác, lên làm thay. Họ, ngồi ỳ thì lỳ ra đó. Chỉ nhằm, đối phó với Nhân dân và chờ… lĩnh sổ hưu. Thượng tướng Huỳnh Ngọc Sơn, là 1 tấm gương, tiêu biểu.

Muốn tránh chuyện bị chất vấn, hãy “tích hợp” môn Lịch sử. Để, khỏi phải nói, về sự kiện đó.


7-Nhiều người cho rằng: Phạm Vũ Luận, là tác giả của cái đề xuất: “bức tử” bộ môn Lịch sử. Họ, chửi ông, không tiếc lời. Họ, thật không công bằng.

Phạm Vũ Luận, chẳng tài giỏi gì. Đó, là sự thật. Dưới sự lèo lái của ông, con thuyền Giáo dục Việt nam: hết lao vào thác ghềnh, rồi lại đâm đầu vào đá tảng. Ông, thuộc tuýp người: Chuột không hay – Hay ỉa bếp. Nói về Giáo dục: ông ấp úng, cứ như đang ngậm hột thị. Nhưng, hãy thử hỏi ông, về những thứ Trời ơi – Đất hỡi. Ông sẽ khua môi – múa mép, như 1 nhà hùng biện thứ thiệt. Ông coi Giáo dục, là thứ giáo, để đâm – là thứ giáo, để chém. Bởi vậy, ông coi nó, là 1 trận đánh lớn. Ông, là Tư lệnh – Giáo viên, là chiến sĩ – Sách vở, là vũ khí – Phụ huynh và học sinh, nếu không phải là địch, thì cũng chẳng phải, thuộc quân mình. Và, khuyên quân ta, phải sẵn sàng trả giá – phải sẵn sàng hy sinh (!) Quan trọng nhất, phải che giấu khuyết điểm, như mèo dấu cứt. Nếu không, quân ta sẽ tự đánh… quân mình. Chính vì, có năng lực tồi, cho nên, đã có lần, ông hân hạnh, được đội sổ về mức độ “tín nhiệm”.

Tuy vậy, xuất thân từ 1 giáo viên, ông không thể ngu đến mức: Đề xuất, viêc bức tử môn Lịch sử. Chắc chắn, có 1 thằng đồng đội nào đó, đang “nằm trong đống rơm”, đã chỉ đạo ông làm. “Thằng ăn ốc – Đứa đi đổ vỏ”. Bị chửi nhiều quá, ông ấm ức – ông hóa khùng. Ra trước Tòa, à quên, ra trước Quốc hội, ông đã gián tiếp, khai tuột ra nó. Ông giả nai, mà nói rằng: “sẽ có báo cáo làm việc với Ban Tuyên giáo TƯ, Hội đồng lý luận TƯ…”. Trên cơ sở ấy, “mới có kết luận cuối cùng”.

Không chịu, làm Lê Lai, để cứu Chúa. Sự nghiệp của ông, được coi như, chấm dứt từ đây.

Còn các vị đại biểu Quốc hội. Xin các vị, chớ vội lạc quan tếu. Cái Nghị quyết “không bức tử môn Lịch sử của quí vị, đã là cái đinh gỉ gì: Nó chưa được, những cơ quan khét tiếng kia, thông qua.

Cứ ngồi đấy, mà chờ. Hồi sau, sẽ rõ.
 

Nguyễn Tiến Dân

Tạm trú tại: 544 đường Láng – quận Đống đa – Hà nội.

Điện thoại:  0168-50-56-430

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire