Trang

16/12/2016

“Nước trong không có cá” và nỗi sợ của người thầy



Lê Xuân Chiến

 
(GDVN) - Sự ngấm ngầm “trả thù” theo lối “tiểu nhân”, “nhớ dai, thù lâu” đối với nhà giáo chống tiêu cực là thực trạng đã và đang xảy ra.

LTS: Cùng quan điểm với tác giả Nguyễn Cao trong bài "Sự đơn độc của người thầy!", thầy giáo Lê Xuân Chiến cho rằng rất ít người dám đứng lên chống tiêu cực.

Và thực tế còn đáng buồn hơn nữa khi phải chứng kiến im lặng đáng sợ của những người “tử tế”, “ôn hòa” xung quanh.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết! 
 
 
Sự ngấm ngầm “trả thù” theo lối “tiểu nhân”, “nhớ dai, thù lâu” đối với nhà giáo chống tiêu cực là thực trạng đã và đang xảy ra.

Điều này ai cũng biết, nhưng cần nói thêm, “cơ chế” nào để người ta trù dập, trả đũa nhà giáo như vậy?

“Ngành giáo dục không phải không có người dám đấu tranh, nhưng đấu tranh thì tương lai của những thầy cô ấy đi về đâu?”. Đó là trăn trở của thầy giáo Nguyễn Cao được chia sẻ trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam.

Trong bài viết “Sự đơn độc của người thầy!”, thầy Nguyễn Cao nêu lên một sự thật đáng buồn trong giáo giới, đó là sự lộng quyền của lãnh đạo, sự trù dập đối với nhà giáo khi họ dám nói lên sự thật, đấu tranh với tiêu cực trong giáo dục.


Nhiều giáo viên phải nhắm mắt trước những tiêu cực vì
đấu tranh thì tránh đâu.
(Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn).

  
Không ít nhà giáo khí khái, cương trực đã phải “sống dở chết dở”, “lên bờ xuống ruộng” vì hệ quả của sự “đấu tranh - tránh đâu” của họ.

Tôi xin miễn nêu dẫn chứng, vì dẫn chứng trong bài viết của thầy Nguyễn Cao đã khá điển hình, và còn bao nhiêu dẫn chứng trong thực tế chưa nêu lên mặt báo.

Sự ngấm ngầm “trả thù” theo lối “tiểu nhân”, “nhớ dai, thù lâu” đối với nhà giáo chống tiêu cực là thực trạng đã và đang xảy ra.

Điều này ai cũng biết, nhưng cần nói thêm, “cơ chế” nào để người ta trù dập, trả đũa nhà giáo như vậy?


Mỗi khi nhà giáo bị “phản đòn”, ai dám đứng ra bảo vệ nhà giáo, nhất là nhà giáo “không thân không thế”, “thân cô thế cô”?


Trên diễn đàn, hội nghị họ im bặt, dù không đồng tình cũng “giơ tay biểu quyết”, “người ta sao mình vậy” cho xong chuyện.

Họ tự tạo cho mình một lớp “vỏ bọc” để phòng vệ. Lớp “vỏ bọc” ấy nói lên điều gì?

Tôi xin để ngỏ để quý độc giả tự suy ngẫm và tự trả lời, tôi không muốn đi quá xa vấn đề trong bài viết này.

“Hoa thì hay héo, cỏ thường tươi”, xưa Nguyễn Trãi đã chua chát nói lên điều đó.

Còn nay? Đời cũng phũ phàng như thế thôi. Ai bảo “cây ngay không sợ chết đứng”? “Cứng quá thì gãy”, “nước trong không có cá”, nhà giáo chính trực thường cô đơn trên hành trình đấu tranh cho lẽ phải, đáng buồn thay!

Và đáng buồn hơn bởi sự im lặng đáng sợ của những người “tử tế”, “ôn hòa” xung quanh.

Tôi chợt nhớ đến câu nói của Martin Luther King, người đạt giải Nobel Hòa bình năm 1964, rằng: “Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà vì còn sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt”.

Lê Xuân Chiến

Nguồn: Theo GDVN

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire