Trang

19/08/2017

VỤ TRỊNH XUÂN THANH: MỘT NGHI CAN GỐC VIỆT BỊ BẮT GIỮ

Thoibao.de
Người đàn ông bị bắt giữ hôm 13.8 để điều tra có tên Nguyễn Hải Long, là một chủ văn phòng chuyển tiền MoneyGram tại chợ Sapa CH Séc. 


Cảnh sát đặc nhiệm CH Séc (bịt mặt) khám xét và niêm phong văn phòng chuyển tiền MoneyGram của ông Nguyễn Hải Long tại chợ Sapa hôm 17.8

Hôm 17.8 văn phòng của ông Long cũng bị cảnh sát đặc biệt của CH Séc đến kiểm tra và niêm phong các tài liệu cùng nhiều trang thiết bị để tiếp tục điều tra.
Được biết, chính ông Long đã chủ động thuê chiếc xe Multivan VW (Volkswagen) - biển số 2AB-3140 cho những người từ Việt Nam sang, nhiều khả năng chiếc xe này đã được họ sử dụng vào việc bắt cóc ông Trịnh Xuân thanh tại Đức hôm 23.7.

Trước đó, vào đầu tháng 7, trùng với thời điểm Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang dự G20 tại Đức, ông Long đã thuê đúng chiếc xe này để chở nhiều người và chạy một quãng đường khá dài với trên 2000 km, có thể đây là một nghi vấn mà cảnh sát sẽ điều tra kỹ, vì khi đó đi cùng đoàn Việt Nam có nhiều mật vụ, đặc biệt lần này là họ đã xin phép phía Đức được mang theo súng để dùng trên lãnh thổ châu Âu.
Từ hôm 17.8 đã có thêm nhiều cảnh sát điều tra Đức được tăng cường sang CH Séc để trực tiếp lấy lời khai của những người liên quan đến vụ việc, các bức ảnh chụp nhiều khuôn mặt người Việt được đưa ra để nhân chứng nhận diện, một số danh tính đã được xác nhận qua hình thức này. 
Hiện chiếc xe bị nghi ngờ dùng để chở nhóm bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đã bị cảnh sát CH Séc thu giữ và chuyển về Đức để truy tìm dấu vết tội phạm.
Hôm nay Công tố viện Liên bang Đức đã xác nhận có bắt giữ một nghi can ở nước ngoài (không phải ở Đức).
Chiếc xe Auto Multivan VW (Volkswagen) - biển số 2AB-3140 đã được ông Nguyễn Hải Long thuê cho nhóm tình nghi bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh hôm 23.7 tại Berlin 
----------------------------------------------------
TAZ: MỘT TÊN BẮT CÓC BỊ BẮT GIỮ

BERLIN taz | Trong vụ việc bắt cóc cựu chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh đã có một vụ bắt giữ. Bà Frauke Köhler, phát ngôn viên của Công tố viện Liên bang, đã phát biểu với TAZ. “Tôi xác nhận, đã có một một vụ bắt giữ ở nước ngoài. Vì những lý do về chiến thuật điều tra tôi không thể nói thêm về việc này”.

Theo những điều tra của TAZ, người bị cáo buộc là tài xế của chiếc xe gây án đã bị đội đặc nhiệm của cảnh sát Tiệp bắt giữ vào hôm Chủ nhật vừa qua tại Praha. Nhiều nhân chứng mục kích cũng như một phóng viên người Việt Nam đã tường thuật với TAZ. Hiện nay vẫn chưa được biết rằng người bị bắt giữ hiện đang được thẩm vấn ở Praha hay tại trụ sở của Công tố viện Liên bang ở Karlsruhe.

Như TAZ đã đưa tin, vào ngày 23.07. vừa qua, tại quận Tiergarten ở Bá-linh, cự chính trị gia Việt Nam Trịnh Xuân Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc và đưa về Việt Nam. Ở đó, người đàn ông 51 tuổi đang xin tỵ nạn ở Đức này phải chịu trách nhiệm trong một vụ án kinh tế. Trong trường hợp xấu nhất, người này có nguy cơ phải chịu án tử hình.

Chiếc xe hơi trong vụ bắt cóc người này là một chiếc xe thuê từ một công ty cho thuê của người Việt Nam ở Praha. Chiếc xe VW này đã bị tịch thu từ tuần trước ở Praha và được giao cho các điều tra viên Đức. Chiếc xe 7 chỗ này được trang bị GPS, nên lộ trình đào tẩu đã được tái dựng một cách chính xác. Công tố viện Liên bang đã cho biết, người bị bắt cóc đầu tiên được đưa từ Tiergarten vào Đại sứ quán Việt Nam ở Bá-linh.

NGƯỜI BỊ BẮT GIỮ ĐIỀU HÀNH MỘT VĂN PHÒNG CHUYỂN TIỀN

Theo lời tường thuật của nhiều nhân chứng mục kích, vào hôm thứ Năm, các điều tra viên Tiệp cũng đã ập vào văn phòng của người bị bắt giữ với một đội đặc nhiệm. Hiện nay văn phòng này đã bị niêm phong.

Theo lời những người hàng xóm, người đàn ông bị bắt giữ khoảng cuối tứ tuần và là công dân Việt Nam. Người này điều hành một văn phòng chuyển tiền „MoneyGram“ trong chợ Sapa ở Praha. Chợ Sapa ở Praha là chợ châu Á lớn nhất châu Âu với quy mô của một tiểu đô thị. Trong một văn phòng chuyển tiền, thường hoạt động trong vùng xám của luật pháp và buộc phải cộng tác tốt với các nhà ngoại giao Việt Nam, những khoản tiền của người Việt Nam ở Tiệp và các quốc gia châu Âu láng giềng được chuyển cho thân nhân của họ ở Việt Nam. Trong nhiều trường hợp không thể chuyển tiền thông qua ngân hàng: Hoặc vì đây là số tiền kiếm được bằng cách bất chính hay bởi vì thân nhân ở Việt Nam không có tài khoản ngân hàng.

“Đài tiếng nói Hoa-kỳ” đã đưa tin vào ngày thứ Năm rằng chính quyền Hà Nội đã đưa đề nghị đối thoại với chính phủ Đức về vụ việc bắt cóc. Điều này nhằm đáp ứng lời đòi hỏi của Ngoại trưởng Sigmar Gabriel (SPD).
Tác giả: Marina Mai
Hùng Hà chuyển ngữ

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire