Trang

18/10/2017

Bọn chống lưng cho công ty dược VN Pharma (thuốc ung thư giả) và Công ty Thuận Phong (Phân bón giả) đã thuyên chuyển ông Trần Hùng ra khỏi Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia


ông Trần Hùng
 (NQL) Theo thông tin từ Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, ông Trần Hùng Phó Chánh Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, nhân vật trong loạt bài “Chuyện chưa kể về ông Trần Hùng, Ban 389 Quốc gia” của Nhaquanly.vn đã chính thức không còn làm việc ở đây.

Trao đổi với Nhaquanly.vn ông Trần Hùng xác nhận, ông không còn làm việc ở Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, ông về lại Cục QLTT Bộ Công thương, nơi ông ra đi sau nhiệm kỳ biệt phái.

Ông Trần Hùng từng nổi tiếng với mặt trận hàng giả và buôn lậu, ông cương quyết với các loại tội phạm này. Ông cũng là người cương quyết với phân bón giả Thuận Phong, Công ty VN Pharma nhập thuốc ung thư giả.

Hoài Nam




Chuyện chưa kể về ông Trần Hùng, Ban 389


Ông Trần Hùng thời kỳ còn là Cục Phó Cục QLTT (Ảnh do ông Trần Hùng cung cấp)


(NQL) Những phát biểu của ông Trần Hùng về vụ công ty Dược VN Pharma, với kết luận thẳng thắn là công ty này buôn thuốc tây giả, khiến cho những đối tượng bị ảnh hưởng đến lợi ích tổ chức những cuộc phản kích. Từ đây cộng đồng bạn đọc thắc mắc: Ông Trần Hùng là ai?

Từ vụ công ty dược VN Pharma, nổi lên 2 tiếng nói thẳng thắn không sợ va đập khiến cộng đồng chý ý, đó là bà Phạm Khánh Phong Lan, và ông Trần Hùng. Bà Phạm Khánh Phong Lan, nguyên PGĐ Sở Y tế TP.HCM, là đại biểu Quốc hội với những phát biểu thẳng thắn hồi còn đương nhiệm nên nhiều người biết đến. Trong khi, đến thời điểm đó, hầu hết người đọc chưa biết gì về ông Trần Hùng.

Cũng đúng thôi, bởi người làm công tác chống buôn lậu – hàng giả là chiến sĩ trên mặt trận rất nóng, cam go nhưng lại thầm lặng. Chính vì điều đó, Nhà Quản Lý đã tìm hiểu, và phát hiện ra, ông là Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc Gia, là một trong những tính cách quyết liệt, nhất là trong đấu tranh chống buôn lậu – hàng giả và với cả những đấu tranh trong nội bộ cũng vì công việc trên mặt trận này.


Kỳ 1: Ban Chỉ đạo 127 bị vô hiệu hóa


Nâng cấp từ Ban Chỉ đạo 127 lên Ban Chỉ đạo Quốc gia 389


Những năm của thập niên 2000, hàng giả, buôn lậu là vấn nạn nhức nhối không chỉ ở biên giới mà còn lan tỏa vào mọi ngõ ngách của cộng đồng. Nhận ra mối nguy này, năm 2001 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành lập “Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại” lấy tên là Ban Chỉ đạo 127. BCĐ127 do ông Vũ Huy Hoàng làm trưởng Ban. Các ủy viên gồm một Thứ trưởng của các Bộ: Công an, Thương mại, Quốc phòng, Tài chính, Khoa học, Công nghệ và Môi trường, một Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, một Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và Tư lệnh Bộ đội Biên phòng. Đơn vị tham mưu cho BCĐ127 là Cục Quản lý thị trường (QLTT), lúc đó ông Trần Hùng là Cục phó.

Tuy nhiên, hơn 10 năm hoạt động, việc chống buôn lậu, hàng giả không hiệu quả. Nghịch lý ở chỗ cơ quan tham mưu cho Trưởng Ban là Cục QLTT nên nói chẳng ai nghe, mặc dù họp các thành viên của Ban đều có mặt nhưng không phối hợp. Vì thế Ban Chỉ đạo 127 có thể nói, bị vô hiệu hóa, có cũng như không.

Từ kinh nghiệm thực tiễn, việc chống hàng giả hoàn toàn bị thất bại thời kỳ ông Vũ Huy Hoàng làm trưởng Ban. Nhiều thành viên trong BCĐ127 tâm huyết với nghề, đấu tranh không khoan nhượng với hàng giả, có ý kiến nếu muốn chống hàng giả và buôn lậu thật sự phải nâng tầm Ban Chỉ đạo Quốc gia.

Tổng hợp nhiều ý kiến, một đề án chuyển đổi từ Ban Chỉ đạo 127 nâng tầm lên Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia được thành lập năm 2014. BCĐ389 do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng Ban. Một số thành viên xuất sắc ở BCĐ127, Phó Thủ tướng cân nhắc đề bạt bổ nhiệm qua Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, trong đó có ông Trần Hùng được cử giữ chức Phó Chánh Văn phòng thường trực.

Ông Trần Hùng (thứ 3 từ trái qua) trong lễ công bố Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia


Không chỉ có BCĐ389 Quốc gia, các địa phương cũng thành lập BCĐ389 của địa phương.

Ông Trần Hùng là một người rất tâm huyết với nghề. Tính quyết đoán, ngay thẳng và cương quyết đã khiến nhiều người khó chịu. “Tôi đấu tranh với cái xấu, luôn nói thẳng, có một số lãnh đạo hiểu lầm vì câu phát biểu của tôi nên không hài lòng. Cũng chính vì tôi thẳng quá nên cơ quan cử tôi đi học cao cấp chính trị. Đang học được hơn một tháng, tôi có quyết định yêu cầu về không học nữa, mà không cần giải thích lý do. Mãi sau này tôi hỏi Vụ Tổ chức cán bộ, họ nói quyết định không cho tôi tiếp tục học vì Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chỉ đạo…”- ông Hùng kể.


Trăn trở với vấn nạn hàng giả tung hoành


Nói về những khó khăn trong “cuộc chiến” chống buôn lậu, hàng giả, ông Trần Hùng nêu nhiều bất cập, như hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác đấu tranh, xử lý hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hàng giả, hàng không bảo đảm chất lượng, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn chồng chéo, mỗi cơ quan một ý, thậm chí xuất hiện việc “bảo kê”. Điều đó đã tạo điều kiện cho các đối tượng lợi dụng, gây khó khăn cho công tác điều tra xử lý. Thứ hai là việc phối hợp giữa chủ sở hữu nhãn hiệu bị làm giả với cơ quan chức năng chưa được tổ chức chặt chẽ, thậm chí không hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật, nên khó có điều kiện để nhận biết hàng thật – hàng giả.

Cũng theo ông Hùng, nguyên nhân chính khiến hiện nay xã hội phải sống chung với hàng giả, là do các doanh nghiệp e ngại nhãn hiệu bị người tiêu dùng tẩy chay vì họ nghĩ dư luận nói sản phẩm đó có hàng giả thì sẽ khó phân phối. Hơn nữa, số vụ xử lý hình sự về hành vi buôn bán hàng giả chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số vụ việc vi phạm mà các lực lượng chức năng đã phát hiện bắt giữ. Chính từ việc xử lý chưa nghiêm, chưa cương quyết đã không đủ sức răn đe, ngăn chặn vấn nạn hàng giả như hiện nay. Ví dụ cụ thể nhất là vụ phân bón giả Thuận Phong, vụ VN Pharma…

Công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả rất phức tạp, trong khi cơ sở vật chất, trang bị, phương tiện phục vụ cho công tác của lực lượng chức năng còn hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Kinh phí phục vụ đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả từ ngân sách nhà nước thường chậm trễ, nhiều thủ tục; cán bộ bảo kê hậu thuẫn cho hàng giả…, là những vất vả hiện nay của những người làm việc trên mặt trận này. “Những rào cản này đã khiến dẫn đến tình trạng hiện nay là buôn lậu, hàng giả ngày càng hoạt động tinh vi táo bạo, người dân phải sống chung với hàng giả và không còn phân biệt được đâu là thật đâu là giả”- khắc tinh của buôn lậu – hàng giả cũng phải trầm ngâm, cảm khái.

(Còn tiếp)

Hoài Nam





Người thức trắng đêm báo cáo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình vụ VN Pharma



Thanh tra Chính phủ Công bố Quyết định Thanh tra việc nhập thuốc ung thư giả
 

“Viện VKSND Cấp cao tại TP HCM đã ký kháng nghị theo hướng hủy bản án sơ thẩm mà TAND TP HCM đã tuyên trong vụ án xảy ra tại Công ty CP VN Pharma. Hay tin này, riêng cá nhân tôi là người mừng đến phát khóc” – ông Trần Hùng, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia nói với Nhaquanly.vn.


Bức xúc trước khi tòa tuyên án


Thời gian qua, dư luận bức xúc đến đỉnh điểm khi TAND TP.HCM tuyên phạt nhóm bị cáo của Công ty CP VN Pharma với tội danh “buôn lậu”. Người dân không đồng tình với tội danh và mức án mà tòa án đã tuyên, vì cho rằng tòa xử không đúng với tội danh của các bị cáo. Các chuyên gia luật và người dân cho rằng phải xử lý trách nhiệm của lãnh đạo Cục Quản lý Dược thuộc Bộ Y tế.

Các bị cáo trong vụ thuốc ung thư giả nghe tòa tuyên án



Ông Trần Hùng chia sẻ, mặc dù Hội đồng xét xử kiến nghị Bộ Công an, VKSND Tối cao điều tra làm rõ trách nhiệm của một số cá nhân liên quan, làm rõ việc chi hoa hồng cho bác sĩ, và truy trách nhiệm lãnh đạo Cục Quản lý Dược, nếu đủ căn cứ xử lý thì truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng kiến nghị này vẫn không thể làm giảm nỗi bức xúc của dư luận, bởi năm 2013, Nguyễn Minh Hùng (bị cáo chính lãnh 12 năm tù) đã chỉ đạo cấp dưới nhập 9.300 hộp thuốc chữa bệnh ung thư nhãn mác công ty Helix Canada về kho. Theo Kết luận Giám định số 31/KLGĐ-BYT thì lô thuốc H-Capita 500 mg Caplet (được phát hiện) chứa 97% hoạt chất Capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.

Trách nhiệm chính là tham mưu cho Trưởng BCĐ 389 Quốc gia, năm 2014, Cơ quan điều tra khởi tố bắt giam, lúc này BCĐ 389 Quốc gia mới thành lập. Nhưng ông Trần Hùng đã có kinh nghiệm trong công tác chống hàng giả, ông nghiên cứu kỹ những văn bản về lĩnh vực hàng giả, nhiều lần ông Trần Hùng cũng đã trực tiếp làm việc trao đổi với Cục điều tra để nắm bắt cụ thể. Thông tin rõ ràng chính xác. Qua những thông tin nắm bắt được tại Cục An ninh điều tra, ông Hùng thấy đây là buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh.

Người dân chỉ bức xúc khi tòa tuyên án các bị cáo với tội danh “buôn lậu”, người lĩnh án cáo nhất là 12 năm, trong khi đúng tội phải từ chung thân đến tử hình. Tuy nhiên, với ông Trần Hùng, ông bức xúc ngay từ khi Cơ quan điều tra kết luận vụ án, trong đó quy kết các bị can tội “Buôn lậu”.

“Tôi nói với người có trách nhiệm ở Cơ quan điều tra nhiều lần, nhưng chẳng hiểu sao kết luận vẫn không thay đổi. Mặc dù chiếu theo các văn bản hướng dẫn đều khẳng định đó là hàng giả. Còn theo Kết luận Giám định số 31/KLGĐ-BYT do chính Cơ quan điều tra trưng cầu, thì lô thuốc H-Capita 500 mg Caplet chứa 97% hoạt chất Capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người. Thế mà tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh vẫn không được Cơ quan điều tra quy kết cho các bị can trong vụ án…” – ông Trần Hùng bức xúc.


Tham mưu khẩn cho Trưởng BCĐ


Ngay sau khi tòa tuyên án, dư luận và các nhà chuyên môn, ngay cả những người từng làm trong ngành Dược đều bức xúc. Ông Trần Hùng cũng bỏ khá nhiều thời gian để trao đổi với Nhaquanly.vn về vụ án này, bằng nhiều hình thức như chát qua Messenger, email… Có những lần ông bỏ thời gian điện thoại cả tiếng đồng hồ trao đổi về hàng giả với Nhaquanly.vn. Lần nào ông cũng bức xúc “Phải tử hình mới đúng tội, mạng sống là quan trọng nhất mà những cán bộ vô lương tâm lại đi nhập thuốc giả về để chữa bệnh cho dân Việt Nam, theo tôi phải tử hình vì đó là một tội ác…” – ông Trần Hùng nói lớn trong điện thoại.

Theo ông Trần Hùng, ngay sau khi tòa tuyên án, dư luận bức xúc, ông đã thức trắng đêm làm văn bản báo cáo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Trưởng BCĐ 389 Quốc gia, đồng thời đề xuất hướng kiến nghị xử lý đúng người đúng tội “Ngay sáng mai anh sẽ gặp anh Trương Hòa Bình báo cáo. Không thể để dân Việt Nam nói chung, những người bị bệnh ung thư nói riêng chết trong oan ức được” – ông Trần Hùng cương quyết.



Biết tin Thủ tướng chỉ đạo vụ thuốc ung thư giả, ông Trần Hùng mời một số PV, luật sư đi ăn mừng vì công lý sẽ được thực thi, ông liên tục gọi điện thoại thông báo cho bạn bè.

Qủa nhiên, công sức và tâm huyết của ông Trần Hùng không uổng công, Thủ tướng đã có Văn bản chỉ đạo cơ quan tố tụng xử lý đúng người đúng tội vụ VN Pharma nhập thuốc ung thư giả. Mới đây nhất, ngày 26.9 tại Bộ Y tế, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra việc cấp phép nhập khẩu thuốc và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với 7 loại thuốc do Công ty CP VN Pharma nhập về Việt Nam.

Một con người tâm huyết đúng với nghiệp chống hàng giả. Chúng tôi nói không ngoa, ông Trần Hùng, Phó Chánh Văn phòng BCĐ 389 Quốc gia đang là người đương thời, người của công chúng. Mong ông tiếp tục cống hiến cho nước nhà, bớt đi những cái giả mà ông cho là tội ác, như ông từng nói vụ Công ty VN Pharma nhập thuốc ung thư giả về Việt Nam là một tội ác.

Hoài Nam





Phó Chánh Văn phòng BCĐ 389 nhập vai nông dân đánh úp phân bón giả


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc họp chỉ đạo xử lý vụ Công ty Thuận Phong


(NQL) Nạn phân bón giả làm điêu đứng nông dân. Quyết không thể đứng nhìn người dân héo mòn vì phân bón giả, ông Trần Hùng, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 đã nhập vai nông dân bí mật điều tra phân bón giả.


Ban chỉ đạo (BCĐ) 389 được thành lập, ông Trần Hùng bắt đầu quan tâm đến người dân, bởi ngay từ khi công tác tại Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), thông tin người dân khổ sở vì phân bón giả, nhưng họ chỉ biết đứng nhìn những cây lúa, ruộng khoai, vườn cà phê mà ứa nước mắt làm ông luôn đau đáu.

Từ nhiều nguồn tin, phân mà người dân mua để bón cho cây trồng có nhiều sản phẩm của nhiều công ty khác nhau, nhưng ưa chuộng và có mặt hầu hết ở các địa phương là sản phẩm của Công ty Thuận Phong. Người dân tin vì phân bón của Công ty Thuận Phong có nhãn mác trên bao bì sản phẩm được nhập về từ Mỹ. Nhưng khi họ mua để bón cho cây thì cây không phát triển, hoa màu thất thu.

Sản phẩm phân bón của Công ty Thuận Phong, bao bì ghi nhập khẩu từ Mỹ, nhưng được sản xuất bằng những máy móc như thế này ở Đồng Nai.



Thấu hiểu nỗi khổ của nông dân, ông Trần Hùng bắt đầu bí mật thu thập chứng cứ về các sản phẩm của công ty Thuận Phong. Kết quả Công ty Thuận Phong có 29 loại sản phẩm khác nhau đang bán cho nông dân ở hầu hết các địa phương, sản phẩm nào trên bao bì cũng ghi rõ “nhập khẩu từ Mỹ”.

Tiếp tục điều tra, ông Hùng phát hiện trong 29 sản phẩm có đến 19 sản phẩm của công ty Thuận Phong là hàng kém chất lượng, không đúng với kết quả công bố. Bất ngờ hơn, hàng không phải nhập từ Mỹ mà được sang chiết ở một kho của công ty nằm trong một đơn vị quân đội ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, mỗi ngày hàng chục tấn phân bón các loại, ô tô vận chuyển phân đi tiêu thụ tấp nập.

Để doanh nghiệp tâm phục khẩu phục, ông Trần Hùng phối hợp cùng 7 Bộ ngành khác nhau ở Trung ương để kiểm tra tính pháp lý, cũng như đi lấy mẫu phân bón Thuận Phong giám định đúng quy định pháp luật.


“Đánh úp”! 


Những chứng cứ quá rõ việc Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả là không thể chối cãi. Tuy nhiên, để bắt quả tang “Tổng hành dinh” nơi sản xuất thì rất khó khăn, chỉ cần bị lộ một thông tin nhỏ bị lộ là hơn 90 triệu nông dân việt Nam sẽ tiếp tục điêu đứng.

Đặc biệt, “tổng hành dinh” của công ty Thuận Phong nằm trong kho của Quân đội, có lính gác, rất khó khăn trong việc đột nhập cũng như bắt quả tang.

Nhiều đêm trăn trở, ông Trần Hùng quyết định phối hợp với Bộ Quốc Phòng, nói rõ mức nguy hiểm của Công ty Thuận Phong. May mắn, vì thiếu tướng Nguyễn Đình Được, Phó Chánh thanh tra Bộ Quốc Phòng ủng hộ việc làm của ông Trần Hùng.


Kiểm tra kho hàng của Công ty Thuận Phong ngày 24.4.2015

Ngày 24/4/2015 các cơ quan chức năng gồm các Bộ, Ngành trung ương cùng cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai kiểm tra “tổng hành dinh” của công ty Thuận Phong ở khu phố 7, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

Tại đây, cảnh đóng gói, sang chiết phân bón bằng những máy móc giống như thời trung cổ đã làm cả đoàn Kiểm tra từ Trung ương đến địa phương bàng hoàng. Lập biên bản và niêm phong hàng trăm tấn phân các loại, cơ quan chức năng Trung ương giao cho tỉnh Đồng Nai xử lý.


“Ai chống lưng cho Thuận Phong?”


Tang vật và chứng cứ về việc sản xuất phân bón giả của Thuận Phong được giao cho tỉnh Đồng Nai xử lý. Các cuộc họp của Bộ, Ngành Trung ương đều chỉ rõ sai phạm của Thuận Phong. Thiếu tướng Nguyễn Đình Được, Phó Chánh Thanh tra Bộ Quốc Phòng nói: “Bộ chúng tôi đã có 3 văn bản báo cáo Chính phủ về việc cho Công ty Thuận Phong thuê kho là sai. Bộ chúng tôi không có kiến thức khoa học vê sản xuất phân. Nếu chúng tôi biết Thuận Phong sản xuất phân giả là dứt khoát chúng tôi không cho làm, chúng tôi bị lừa…”.

Phát biểu tại cuộc họp xử lý vụ phân bón giả Công ty Thuận Phong, đại tá Nguyễn Văn Kim, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai cũng nêu rõ, Công ty Thuận Phong làm không đúng pháp luật.

Tuy nhiên, sau 1 năm điều tra, Cơ quan tố tụng tỉnh Đồng Nai, khẳng định không có cơ sở xác định Công ty Thuận Phong làm giả chất lượng cũng như hàng hóa và ra Quyết định “Không khởi tố vụ án hình sự”, trả lại tang vật cho Công ty Thuận Phong, gây bức xúc dư luận, nhất là đối với cá nhân ông Trần Hùng.

“ Thủ tướng chỉ đạo 4 văn bản, Phó thủ tướng chủ trì 2 Hội nghị để giải quyết. Không có vụ phân bón giả nào làm tốn nhiều thời gian của Thủ tướng và các Bộ ngành đến như vậy. 7 Bộ ngành kết luận Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả và đề nghị xử lý, riêng Bộ Công an và Công an tỉnh Đồng Nai thì đi ngược lại, nhằm không xử lý hình sự Công ty Thuận Phong” – ông Trần Hùng bức xúc.

Tiếp tục đấu tranh, không thể để phân bón giả hại nông dân. Chính vẫn thắng tà, ngày 12/6/2017, Viện KSND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 645/QĐ-VKS-V3 hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự số 23/QĐ-PC 46 ngày 15/4/2016 của cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai, để tiếp tục điều tra đối với Công ty Thuận Phong.

Mẫu do ông Trần Hùng và đoàn công tác đi thu thập để có căn xứ xử lý Công ty Thuận Phong



“Các Bộ đã kết luận là hàng giả, vì vậy tỉnh Đồng Nai phải cương quyết thực hiện, Viện Kiểm sát phải hủy các quyết định, Cơ quan điều tra phải phục hồi điều tra. Trách nhiệm của tỉnh là phải giải quyết dứt điểm, không để kéo dài. Bộ chuyên ngành đã nói rõ mà mình cứ nói khác đi là sao?. Vì vậy các đồng ý lưu ý, kiên quyết xem xét trách nhiệm” – Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Kiêm Trưởng BCĐ 389 Quốc gia nêu rõ quan điểm.

“Những người nào đã cấp phép, đứng sau chống lưng, vô tình hay cố tình bảo kê cho cho Thuận Phong chỉ là 1 hiện tượng, hiện nay phân bón giả quá nhiều, người dân bức xúc, chúng ta phải lấy lại niềm tin cho nhân dân” – ông Trần Hùng cương quyết trong một buổi họp.

(Còn tiếp)

Hoài Nam

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire