+ RFI ( Pháp ) 7/2/2019 : Viện
trợ nhân đạo khoảng 65 triệu dola cho người dân Venezuela theo yêu cầu
của ông Guaida từ Hoa Kỳ , Canada , Liên hiệp Châu Âu đã đến biên giới giữa
Venezuela với Colombia , Brazil và một đảo ở Caribe nhưng đang bị ông Maduro
đưa quân đội phong tỏa nhiều , không cho đưa viện trợ vào lãnh thổ Venezuela .
+ RFI 5/2/2019 : Theo bà Shannon O’ Neil ,
chuyên gia Hội đồng quan hệ quốc tế của Hoa Kỳ thì nhìn từ mọi phia , Venezuela
là một quốc gia đã bị phá sản nên bất cứ lực lượng nào đến đây cũng phải gánh
việc tái thiết đất nước này .
Cũng theo RFI , ngày 31/1/2019 , ông Guaido , xuất thân một kỹ
sư , dân biểu của đảng Xã hội – Dân chủ ,
chủ tịch Quốc hội Venezuela nói ông đã có kế hoạch và sẽ làm
việc nhằm ổn định nền kinh tế , thiết lập các dịch vụ công và khắc phục tình
trạng đói nghèo .
Theo báo Figaro ( Pháp ) 5/2/2019 , Liên hiệp Châu Âu đang bị
chia rẽ về Venezuela , mới có 14 trong số 28 nước trong Liên hiệp công nhận ông
Guaido là Tổng thống lâm thời của Venezuela . một số nước giữ nguyên tắc không
can thiệp vào Venezuela .
+ VOA ( Hoa Kỳ ) 7/2/2019 : - Ngày 6/2/2019 ,
một số khá đông người Venezuela đã tuần hành ở thủ đô Caracas bày tỏ ủng hộ ông
Maduro và phản đối sự can thiệp của Hoa Kỳ .
-Theo hãng tin AFP thì Uraguay ( thuộc Mỹ Latinh ) cho biết sẽ
tổ chức một cuộc thảo luận với sự tham dự của các nước và các tổ chức quốc tê
với hy vọng xử lý cuộc khủng hoảng Venezuela thông qua ngoại giao .
+ RFI 7/2/2019 : 2 tướng của Cuba và 4 đại tá ,
8 trung tá , 6 đại úy , 25 sĩ quan cấp úy khác cùng 4.500 binh sĩ bộ binh Cuba
mặc quân phục Venezuela đã được phân bổ vào 9 sư đoàn của Venezuela và đang
điều khiển Bộ chỉ huy của quân đội Venezuela .
Từ thời Tổng thống Chavez , ảnh hưởng của Cuba đã thâm nhập sâu
vào đời sống chính trị của Venezuela . Ông Chavez và ông Maduro đã và đang áp
dụng sách lược cai trị của ông Castro để kiểm soát chính phủ , sửa đổi Hiến
pháp , vô hiệu hóa các định chế , bỏ tù và buộc các lãnh đạọ đối lập phải lưu
vong ra nước ngoài , bóp nghẹt từ trứng nước mọi mầm mống phản đối . Tâm lý
chống Mỹ đã được ông Chavez phát động trong xã hội Venezuela và tâm lý đó vẫn
còn tồn tại đến ngày nay . Đó là những khó khăn đối với ông Guaida và những
người ủng hộ ông .
+ Guaido lập luận thế nào để tự phong là Tổng thống lâm
thời của Venezuela ?
Đó là một tiêu đề của RFI 5/2/2019 . Câu hỏi này đã được Thomas
Posado , giáo sư chính trị Đại học Paris 8 giải thích như sau : Đó là căn cứ
Điều 355 Hiến pháp Venezuela . Tìm hiểu bản Hiến pháp Venezuela do Tổng thống
Hugo Chavez ký ban hành năm 1999 thì Điều 355 qui định như sau :” Nhân dân
Venezuela không công nhận bất cứ một chế độ nào , một Quốc hội hay một Chính
quyền nào đi ngược lại những giá trị , những nguyên tắc bảo đảm dân chủ hoặc
gây tác hại cho nhân quyền “
Dựa vào Điều 355 của Hiến pháp , Quốc hội Venezuela đã chỉ định
ông Guaido đang là chủ tịch Quốc hội làm Tổng thống lâm thời trong khi chờ một
cuộc bầu cử mới.
Giáo sư Thomas Posado nói thêm : Do nắm quyền lực và các định
chế do ông Maduro lập ra thêm như Quốc hội lập hiến , đưa người thân tín vào
các vị trí lãnh đạo Tòa án tối cao , vào vị trí Tư lệnh các binh chủng thì rõ
ràng ông Maduro mạnh hơn . Nhưng nhờ có sự phối hợp trong và ngoài nước nên
tương quan lực lượng đang nghiêng về phía Guaido . Chế độ Maduro đang bị Mỹ bóp
nghẹt về tài chính . Venezuela lại đang bị khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ,
đồng tiền mất giá thảm hại dẫn đến hệ quả là lần đầu tiên thành phần dân nghèo
vốn có truyền thống ủng hộ chính quyền của ông Chavez và của ông Maduro đã
xuống đường chống Maduro . Tuy vậy chế độ Maduro chưa lung lay vì còn được một
số nước có trọng lượng ủng hộ là Nga , Trung Quốc , Iran , Thổ Nhĩ Kỳ . Nhưng
cuộc khủng hoảng sẽ đi đến một khúc quanh khi mà xã hội công dân cùng đứng lên
với lập trường ủng hộ đối lập .
+ Tạp chí nghiên cứu quốc tế 7/2/2019 : “ Venezuela
xóa tan huyền thoại về nguyên tắc không can thiệp “
Đó là bài báo của tác giả Andres Velasco , giáo sư đại học
Colombia , cựu ứng viên Tổng thống và Bộ trưởng tài chính Chile ( Mỹ Latinh )
đăng trên NCQT ngày 7/2/2019 .
Andres Velasco viết : Đối với khủng hoảng Venezuela , lãnh đạo
một số nước tuyên bố giữ nguyên tắc không can thiệp vào Venezuela . Thoạt đầu
người ta nghe có vẻ có lý vì đúng là người dân Venezuela nên giải quyết khủng
hoảng của chính mình nhưng xét kỹ ở trường hợp của Venezuela thì lập luận không
can thiệp là vô nghĩa vì Maduro không cho phép họ giải quyết khủng hoảng . Kể
từ cuộc tổng tuyển cử ở Venezuela năm 2015 , phe đối lập đã giành đa số trong
Quốc hội . Maduro đã tước bỏ hầu như toàn bộ quyền lực của Quốc hội do Hiến
pháp ban hành và đưa người thân cận của ông ta vào Tòa án tối cao . Hầu hết các
lãnh đạo của phe đối lập đều bị bỏ tù hoặc bị buộc phải ra nước ngoài . Từ khi
Guaida , chủ tịch Quốc hội tuyên bố là Tổng thống lâm thời , lực lượng an ninh
của Maduro đã giết chết hơn 40 người biểu tình , bắt giữ hơn 800 người . Ở
trường hợp này , lập luận nguyên tắc không can thiệp chính là giúp cho nhà độc
tài Maduro tiếp tục duy trì quyền lực và tước bỏ quyền của người dân . Những kẻ
độc tài thích nói đến nguyên tắc không can thiệp vì lập luận đó có lợi cho họ .
Nhưng xem trên thực tế thì ngược lại . Ở Venezuela , Cuba là lực lượng nước
ngoài đang can thiệp vào Venezuela giúp Maduro điều hành bộ máy đàn áp người
dân . Trong tình hình đó , kêu gọi không can thiệp có khác gì khoanh tay nhìn
tên côn đồ đang cầm dao gí vào cổ người lương thiện . Chúng ta có nghĩa vụ đạo
đức bảo vệ cuộc sống và nhân phẩm của người dân , chống lại mọi sự tàn bạo đối
với người dân , bất kể sự tàn bạo đó diễn ra ở đâu . Maduro không có cơ sở pháp
lý nào để tiếp tục duy trì quyền lực . Câu hỏi hiện nay không
phải là có nên can thiệp vào Venezuela không mà là can thiệp bằng cách nào .
- Đại sứ Venezuela ở Iraq ủng hộ ông Guaido .
Theo báo Tri thức VN 4/2/2019 , Jonathan Velasco Ramirez , đại
sứ Venezuela tại Iraq đã công khai ủng hộ Tổng thống lâm thời Guaido , kêu gọi
các quan chức chính phủ và quân đội đứng về phía Hiến pháp và phía người dân ,
không tiếp tục ủng hộ ông Maduro .
Lê Ninh 8/2/2019
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire