Trang

06/08/2020

Về Hiệp định Genève và Paris


        Thiện Tùng: Vừa là người trưởng thành trong thời, vừa là con “mọt sách”, tôi tìm hiểu cũng kha khá về hai Hiệp định Genève và Paris. Mỗi Hiệp định chỉ có 1 văn bản. Những điều khoản của từng Hiệp định khá rõ ràng. Thế mà, không biết vô tình hay cố ý, lai rai có những bài viết trên mạng Xã hội mà tôi được đọc có đề cập đến nội dung 2 Hiệp định nầy “chưa chuẩn lắm”. Đôi khi tôi định trao đổi chân thành với tác giả, nhưng kịp nghĩ, nhờ Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) nói hộ vẫn tốt và đầy đủ hơn.

        Dưới đây là những trích đoạn nguyên văn về 2 Hiệp định nầy do Wikipedia lưu trữ.


------------

Hiệp định Genève 1954

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia






 Hiệp định Genève 1954 (tiếng ViệtHiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954) là hiệp định đình chiến được ký kết tại thành phố GenèveThụy Sĩ nhằm khôi phục hòa bình ở Đông Dương. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.

Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 nhằm mục đích ban đầu để bàn về vấn đề khôi phục hòa bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5, vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận.

Hiệp định hình thành sau 75 ngày đàm phán với 8 phiên họp rộng và 23 phiên họp hẹp cùng các hoạt động tiếp xúc ngoại giao dồn dập đằng sau các hoạt động công khai. Hiệp định được ký ngày 20 tháng 7 năm 1954.[1]



Nội dung cơ bản của Hiệp định Genève [sửa | sửa mã nguồn]



Hiệp định đình chỉ chiến sự tại Việt Nam [sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp định Genève có nội dung cơ bản như sau[45]:

   Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước.

   Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

   Các bên tham chiến thực hiện cam kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh.

   Dân chúng mỗi bên có quyền di cư sang lãnh thổ do bên kia kiểm soát trong thời gian quân đội hai bên đang tập kết.

   Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự,vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương.

   Thành lập Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương (tiếng Anh: International Control Commission, ICC; tiếng Pháp: Commission Internationale pour la Surveillance et le Contrôle, CISC) gồm Ấn ĐộBa Lan và Canada, với Ấn Độ làm chủ tịch.

   Sông Bến Hảivĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Quân đội Nhân dân Việt Nam tập trung về phía Bắc; Quân đội Liên hiệp Pháp (bao gồm cả Quân đội Quốc gia Việt Nam) tập trung về phía Nam, tập kết chính trị tại chỗ, tập kết dân sự theo nguyên tắc tự nguyện. Khoản a, điều 14 ghi rõ: "Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy." Hiệp định thừa nhận chủ quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại cả hai miền Bắc và Nam vỹ tuyến 17.[46]

Điều 6 Bản Tuyên bố chung ghi rõ: "Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ."[47][48]

Hiệp định Genève không có điều khoản nào quy định chi tiết về thời điểm cũng như cách thức tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc Việt Nam. Nhưng Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève ghi rõ cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7/1956.

-----------

Hiệp định Paris năm 1973

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia






Hiệp định Paris về Việt Nam hoặc hiệp định Paris 1973 (ở miền Nam còn gọi là Hiệp định Ba Lê) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa KỳViệt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973. Về mặt công khai thì đàm phán có 4 bên và nội dung chính thức của bản Hiệp định cơ bản dựa trên Tuyên bố 10 điểm ngày 8 tháng 5 năm 1969 của phái đoàn Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, nhưng việc đàm phán để đạt được nội dung hiệp định lại chủ yếu được quyết định bởi các phiên họp kín giữa 2 đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ.[1]

Trong quá trình đàm phán, Hoa Kỳ gần như phớt lờ ý kiến của đoàn Việt Nam Cộng hòa và tự sắp đặt mọi chuyện trong các cuộc họp kín với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[2] trong khi phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam lại luôn có sự phân công, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, liên tục thảo luận với nhau trước khi đưa ra quyết sách.[3] Do vậy, sau khi điều khoản Hiệp định được thống nhất giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa-Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ thì đoàn Việt Nam Cộng hòa lại từ chối ký vì có những điều khoản bất lợi cho họ. Nhưng Việt Nam Cộng hòa chỉ phản đối được vài ngày, bởi sau đó Hoa Kỳ đã đe dọa và buộc đoàn này phải ký Hiệp định[4].

Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, hai nhân vật chủ chốt trong cuộc đàm phán, đã được trao tặng giải Nobel Hòa Bình năm 1973, nhưng Lê Đức Thọ đã từ chối không nhận giải này với lý do hòa bình vẫn chưa lập lại tại Việt Nam. Còn ông Kissinger yêu cầu đại sứ Mỹ tại Na Uy thay mặt mình nhận giải.[5] Ông Lê Đức Thọ cũng cho rằng việc nhận giải sẽ là một sự đánh đồng giữa kẻ xâm lược (Hoa Kỳ) với người bị xâm lược (nhân dân Việt Nam) và sẽ chỉ nhận giải khi giải đó chỉ được trao cho mình ông do giải Nobel hòa bình phải được trao cho đại diện của bên kiến tạo hòa bình (nhân dân Việt Nam).[6]

Nội dung chính của hiệp định 

Bản Hiệp định này không hề có định nghĩa về hai bên ở miền nam, hai chính quyền ở miền nam, định nghĩa hai lực lượng quân đội của miền Nam, cũng không định nghĩa về ba lực lượng chính trị ở miền nam, và với thừa nhận miền nam Việt Nam là một miền của một nước Việt Nam thống nhất, cùng với không đưa ra xác định Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ có chủ quyền ở miền bắc hay không, không nhắc đến tên lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam (khác bản thoả thuận trong tháng 10-1972 giữa đoàn đàm phán Việt Nam dân chủ cộng hòa và đoàn đàm phán Hoa Kỳ) được xem là một thoái bộ của Mỹ và có lợi cho phía đối phương.

Nội dung hiệp định được chia thành chín chương, nói về các chủ đề về cơ bản giống như trong bản dự thảo 9 điểm mà Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã thống nhất với nhau vào tháng 10 năm 1972 với xương sống là tuyên bố 10 điểm của Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam trước đó. Đó là [16] [17]:

Phía Hoa Kỳ ký kết Hiệp Định Paris

Điều 1: Hoa Kỳ và các nước khác tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam như được công nhận bởi hiệp định Genèva.

Điều khoản này có nghĩa Hoa Kỳ công nhận chính thức các điều khoản Hiệp định Geneva về sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, theo đó, Việt Nam là một quốc gia thống nhất, miền Bắc và miền Nam không phải hai quốc gia riêng biệt mà chỉ là hai vùng tập kết quân sự khác nhau. Tuy nhiên, do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được bầu lên bởi cuộc Tổng tuyển cử Toàn quốc vào ngày 06/01/1946 bất chấp sự chống phá của Thực dân Pháp, quân đội Tưởng Giới Thạch, đảng Việt Quốc và Việt Cách (tuy nhiên, sau đó Việt Minh vẫn nhượng bộ khi để cho 2 đảng Việt Quốc và Việt Cách tham gia chính phủ liên hiệp mà không qua bầu cử để đảm bảo đoàn kết dân tộc) nên nhiều ý kiến cho chính phủ Việt Nam Dân chủ có tính chính danh và hợp pháp cao hơn chính phủ Quốc gia Việt Nam - thành lập năm 1949 - vốn lên cầm quyền không qua bất kỳ 1 cuộc bầu cử nào trước năm 1946. Việc đồng ý Tổng tuyển cử năm 1956 là 1 bước nhượng bộ rất lớn của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do với cuộc bầu cử năm 1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức trở thành người đại diện và bảo vệ hợp pháp duy nhất của nhân dân Việt Nam, có quyền tấn công các lực lượng vũ trang và hành chính được thành lập không tuân theo các quy định trong Hiến pháp năm 1946 trên toàn lãnh thổ 2 miền, bao gồm cả chính phủ Quốc gia Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng hòa - lực lượng vũ trang thực hiện kế thừa đối với lực lượng xâm lược của Thực dân Pháp. Việc đại diện của Pháp ký vào Bản Tuyên bố cuối cùng với Điều 7 quy định việc tiến hành Tổng tuyển cử vào tháng 7/1956 đã khiến cho chính phủ Quốc gia Việt Nam - bên kế thừa các nghĩa vụ của Pháp ở Việt Nam - phải có nghĩa vụ tiến hành Tổng tuyển cử năm 1956 dù muốn hay không.

Điều 2: Ngừng bắn trên toàn Việt Nam sẽ bắt đầu từ 27 tháng 1 năm 1973. Và ở miền Nam tất cả các đơn vị quân sự Mỹ và đồng minh, hai bên miền Nam Việt Nam ở nguyên vị trí (không áp dụng với Quân đội nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng mọi lực lượng trên bộ, trên không, trên biển, chấm dứt việc thả mìn tại vùng biển, các cảng và sông ngòi và sẽ tháo gỡ, làm mất hiệu lực vĩnh viễn, phá huỷ tất cả những mìn ở vùng biển, các cảng và sông ngòi miền Bắc Việt Nam. Uỷ ban quân sự liên hợp giữa hai lực lượng quân sự hai bên miền Nam (tức của Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng Hòa miền Nam Việt Nam) sẽ quy định vùng của hai lực lượng quân sự do mỗi bên kiểm soát, và những thể thức trú quân. Trong vòng 60 ngày, sẽ có cuộc rút lui hoàn toàn của quân đội Mỹ và đồng minh cùng các nhân viên quân sự Mỹ, kể cả cố vấn quân sự, tất cả các tổ chức bán quân sự và lực lượng cảnh sát của các nước nói trên ra khỏi miền nam Việt Nam, huỷ bỏ tất cả các căn cứ quân sự ở miền Nam Việt Nam của Hoa Kỳ và các nước đó ở nam Việt Nam. Các lực lượng chính quy thuộc mọi quân chủng và binh chủng và các lực lượng không chính quy của các bên ở miền Nam Việt Nam (Mỹ và đồng minh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) phải ngừng mọi hành động tấn công nhau. Ngăn cấm mọi hoạt động vũ lực trên bộ, trên không và trên biển, mọi hành động đối địch, khủng bố và trả thù của cả hai bên. Từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến ngày thành lập chính phủ thông qua tổng tuyển cử thật sự tự do và dân chủ, có giám sát quốc tế, hai bên miền Nam Việt Nam (Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) không được nhận đưa vào miền Nam Việt Nam quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, kể cả nhân viên quân sự kỹ thuật, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh (không có tính ràng buộc với Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Trong thời gian này, hai bên miền Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam), được phép từng thời gian thay thế vũ khí, đạn dược, dụng cụ chiến tranh đã bị phá huỷ, hư hỏng, hao mòn hoặc dùng hết từ sau khi ngừng bắn, trên cơ sở một đổi một, cùng đặc điểm và tính năng, có sự kiểm soát của Ban liên hợp quân sự hai bên miền Nam Việt Nam và của Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát. Vấn đề nhận viện trợ quân sự sau này cho miền Nam Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền của chính phủ được thành lập sau tổng tuyển cử ở miền Nam. Hoa Kỳ sẽ không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.


Đây là vấn đề quan trọng số một là thực chất của hiệp định. Nó quy định Hoa Kỳ và đồng minh phải rút hết quân khỏi nam Việt Nam chấm dứt mọi can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam kể cả cung cấp khí tài và cố vấn quân sự, nhưng không được tăng thêm theo ràng buộc với riêng hai bên miền nam và không bị giới hạn di chuyển. Đây là nhượng bộ lớn nhất mà qua 4 năm đấu tranh trên chiến trường và bàn hội nghị cuối cùng Hoa Kỳ đã thoả hiệp. Đây là điều khoản mà Việt Nam Cộng hoà lúc đầu cương quyết bác bỏ vì thấy trước là mối hiểm hoạ nhất định nổ ra sau khi Hoa Kỳ rút hết quân. Trong chương này có điều khoản cho phép về thay thế binh bị khi bị phá huỷ, hư hỏng, theo nguyên tắc một-đổi-một áp dụng với Quân giải phóng của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và quân đội Việt Nam Cộng hòa đến khi có chính phủ mới, nhưng không được phép đưa thêm từ bên ngoài vào. Điều này không cho 
Quân đội Việt Nam Cộng hòa nhận tiếp tế vũ khí của Mỹ và đồng minh cho nhưng lại cho phép Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam nhận tiếp tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam, vì Hiệp định cấm vận chuyển vũ khí từ ngoài vào trong lãnh thổ Việt Nam nhưng lại không cấm vận chuyển vũ khí bên trong lãnh thổ Việt Nam. Theo một số quan điểm đây là nhượng bộ của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng thực ra điều khoản này trên thực tế theo một số quan niệm sẽ nhanh chóng bị vô hiệu hoá vì không có một lực lượng nào có thể kiểm chứng trang bị của Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên chiến trường và trên đường tiếp tế.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình ký hiệp định

Điều 8: Việc trao trả những nhân viên quân sự của các bên bị bắt và thường dân nước ngoài của các bên (Mỹ và đồng minh, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) bị bắt sẽ tiến hành song song và hoàn thành không chậm hơn ngày hoàn thành việc rút quân trong vòng 60 ngày. Vấn đề trao trả các nhân viên dân sự Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) bị bắt và giam giữ ở miền Nam Việt Nam sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam (Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Việt Nam cộng hòa) giải quyết trên cơ sở những nguyên tắc của Điều 21(b) của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 20/7/1954. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ làm điều đó trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, nhằm chấm dứt thù hằn, giảm bớt đau khổ và đoàn tụ các gia đình. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ gắng hết sức mình để giải quyết vấn đề này trong vòng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực..

Điều khoản trao trả tù binh không điều kiện trong vòng 60 ngày có tầm quan trọng rất lớn và cực kỳ nhạy cảm đối với chính phủ của Tổng thống Nixon. Uy tín chính quyền Nixon trong con mắt người dân Mỹ phụ thuộc lớn vào việc có nhanh chóng đưa được các tù binh Mỹ về nước như đã hứa khi bầu cử tổng thống hay không và điều rất quan trọng nữa là điều này tạo ra được ấn tượng tâm lý "ra đi trong danh dự". Việc giải phóng tù binh không điều kiện, còn tù nhân dân sự sẽ được giải quyết sau, phản ánh nguyên tắc của phía Hoa Kỳ là tách các vấn đề thuần tuý quân sự ra khỏi các vấn đề rất phức tạp về chính trị. Chính vì vấn đề tù binh Mỹ quá quan trọng với chính quyền của Tổng thống Nixon nên đây cũng là một lý do giải thích cho phản ứng rất dữ dội của Nixon bằng Chiến dịch Linebacker II khi phía Bắc Việt Nam đặt lại vấn đề phóng thích tù binh phải gắn liền với vấn đề tù chính trị. Đây cũng là một trong những lý do để sau này nhiều nhà sử học cho rằng cuộc không kích cuối năm 1972 đã đạt được mục đích nhất định.

Điều 9: Chính phủ Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cam kết tôn trọng những nguyên tắc thực hiện quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam. Nhân dân miền Nam Việt Nam sẽ quyết định tương lai chính trị của mình qua "tổng tuyển cử tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế" (Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát sẽ báo cáo với hai bên miền Nam Việt Nam những vấn đề về việc kiểm soát và giám sát cho đến khi Hội nghị quốc tế có những sắp xếp dứt khoát, và chấm dứt hoạt động của mình theo yêu cầu của chính phủ được thành lập sau Tổng tuyển cử ở miền Nam Việt Nam). Các nước ngoài sẽ không được áp đặt bất cứ xu hướng chính trị hoăc cá nhân nào đối với nhân dân miền Nam Việt Nam. Hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) cam kết tôn trọng ngừng bắn và giữ vững hòa bình ở miền Nam Việt Nam, giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng và tránh mọi xung đột bằng vũ lực. Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, xóa bỏ thù hằn, cấm mọi hành động trả thù và phân biệt đối xử với những cá nhân hoặc tổ chức đã hợp tác với bên này hoặc bên kia, bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân: tự do cá nhân, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tổ chức, tự do hoạt động chính trị, tự do tín nguỡng, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do làm ăn sinh sống, quyền tư hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau (được hiểu gồm chính phủ Việt Nam cộng hòa, lực lượng thứ ba, chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam). Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam trong vòng chín mươi ngày. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện hòa giải và hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thương mà thỏa thuận. Hội đồng quốc gia hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phương theo như hai bên miền Nam Việt Nam thỏa thuận. Vấn đề lực lượng vũ trang Việt Nam ở miền Nam Việt Nam (được hiểu là Quân giải phóng Miền Nam, Quân lực Việt Nam cộng hòa) sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) giải quyết trên tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, không có sự can thiệp của nước ngoài, "phù hợp với tình hình sau chiến tranh". Hai bên miền Nam Việt Nam (Việt Nam cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam) sẽ thảo luận về việc giảm số quân của họ và phục viên số quân đã giảm càng sớm càng tốt. Miền Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập. Miền Nam Việt Nam sẵn sàng thiết lập quan hệ với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị và xã hội trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau và nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của bất cứ nước nào không kèm theo điều kiện chính trị.

Điều khoản này phản ánh thực tế ở miền Nam có hai chính quyền có quân đội và vùng kiểm soát khác nhau. Phía Mỹ yêu cầu phải có điều khoản nói về việc thành lập Hội đồng hòa giải hòa hợp dân tộc, bảo đảm nhân dân miền Nam được hưởng các quyền tự do dân sự và chính trị, có quyền quyết định tương lai chính trị của mình thông qua bầu cử tự do dân chủ, tuy nhiên không đặt giới hạn thời gian, là để ngăn ngừa về mặt pháp lý sự tấn công bằng vũ lực của các bên (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà). Điều này có nghĩa phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà công nhận trên nguyên tắc sự tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa tại miền Nam cùng với chính sách ngoại giao độc lập của nó nhưng bị ràng buộc bởi hiệp định, cho đến khi một chính phủ mới được thành lập trên tinh thần của bản hiệp định, cả cơ chế lẫn đường lối. Cuộc Tổng tuyển cử này se diễn ra năm 1976. Do chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực hiện Chiến dịch Lý Thường Kiệt 1975 trước khi phía đối phương tiến hành Chiến dịch Mùa Xuân 1975 nên Chiến dịch Mùa Xuân 1975 mang tính phản kích, thực hiện trả đũa theo đúng Hiệp định Paris.[18]

Điều 15: Sự tái thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng bước bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở bàn bạc và thỏa thuận giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam, không bên nào cưỡng ép hoặc thôn tính bên nào và không có sự can thiệp của nước ngoài.Thời gian thống nhất sẽ do miền Bắc và miền Nam Việt Nam thỏa thuận. Trong khi chờ đợi thống nhất, ranh giới và khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không được tính là biên giới quốc gia theo như quy định tại Hiệp định Genève. Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ sớm bắt đầu thương lượng nhằm lập lại quan hệ bình thường về nhiều mặt bao gồm có vấn đề thể thức đi lại dân sự qua giới tuyến quân sự tạm thời. Miền Bắc và miền Nam Việt Nam sẽ không tham gia bất cứ liên minh quân sự hoặc khối quân sự nào và không cho phép nước ngoài có căn cứ quân sự, quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự trên đất mình


Chương này khẳng định ranh giới và khu phi quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời theo như quy định tại Hiệp định Genève. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và chính quyền mới ở miền Nam sau này tiến hành đàm phán, thương lượng và thỏa thuận để đi đến thống nhất Việt Nam. Cơ chế, phương thức đi đến thống nhất là do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính quyền mới ở miền Nam Việt Nam quyết định miễn là việc thống nhất được thực hiện thông qua biện pháp chính trị. Sau này 
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam (kế thừa Việt Nam Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam tiến hành thống nhất qua cuộc Tổng tuyển cử năm 1976[19].

Điều 16: Để bảo đảm và giám sát việc thực hiện hiệp định, một ủy ban kiểm soát và giám sát quốc tế và Ban liên hợp quân sự bốn bên (gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hoa Kỳ, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà), Ban liên hợp quân sự hai bên (Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà) sẽ được thành lập. Ban liên hợp quân sự bốn bên phối hợp hành động của các bên trong việc thực hiện về việc ngừng bắn, việc rút ra khỏi miền Nam Việt Nam quân đội của Hoa Kỳ và quân đội đồng minh, việc hủy bỏ các căn cứ quân sự của họ...và chấm dứt hoạt động trong thời gian sáu mươi ngày, sau khi Hoa Kỳ và đồng minh rút quân. Ban liên hợp quân sự hai bên có nhiệm vụ bảo đảm sự phối hợp hành động của hai bên miền Nam Việt Nam về việc ngừng bắn giữa tất cả các bên ở miền Nam Việt Nam (Quân giải phóng Miền Nam, quân lực Việt Nam cộng hòa) sau khi Ban liên hợp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động của mình, về việc ngừng bắn giữa hai bên miền Nam Việt Nam, việc không được đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam từ khi thực hiện ngừng bắn cho đến ngày thành lập chính phủ mới,...Các bên thỏa thuận về việc triệu tập một Hội nghị quốc tế trong vòng ba mươi ngày kể từ khi ký Hiệp định này để ghi nhận các Hiệp định đã ký kết.


Cơ chế giám sát này không áp dụng cho điều khoản Hoa Kỳ sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự của Hoa Kỳ chống lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thực tế là đã có hoạt động của các bên và ủy ban quốc tế nhưng sau hai bên đều tố cáo vi phạm hiệp định. Điều 20: Các bên tham gia Hội nghị phải triệt để tôn trọng Hiệp định Genèva năm 1954 về Campuchia và Hiệp định Genèva năm 1962 về Lào đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân hai nước về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ các nước đó. Các bên phải tôn trọng nền trung lập của hai nước. Các bên tham gia Hội nghị cam kết không dùng lãnh thổ của hai nước để xâm phạm chủ quyền và an ninh của nhau và của các nước khác. Các nước ngoài sẽ chấm dứt mọi hoạt động quân sự ở hai nước, rút hết và không đưa trở lại vào hai nước đó quân đội, cố vấn quân sự và nhân viên quân sự, vũ khí, đạn dược và dụng cụ chiến tranh.


Đây là trói buộc của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đối với các căn cứ và tuyến vận chuyển của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên 
đường mòn Hồ Chí Minh trên đất Lào và Campuchia, tuy nhiên Mỹ cũng phải rút toàn bộ sự hỗ trợ cho hai chính quyền Mỹ ủng hộ bên Lào và Campuchia. Quy định này không có tính ràng buộc đối với các chính quyền tồn tại ở Lào và Campuchia do họ không tham dự mà chỉ ràng buộc với bốn bên ký kết. Đây là một nhượng bộ của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng trên thực tế thì phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa không có cách gì để bắt buộc đối phương thi hành điều khoản này một phần vì ngay tại Lào và Campuchia cũng đang có chiến tranh và không có một chính quyền thống nhất và lập trường thống nhất. Trên thực tế từ cuối năm 1972 chính quyền Pol Pot đã yêu cầu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam phải rút quân và họ đã rút quân khỏi nước này trong năm 1973, và hướng di chuyển quân trên đường Trường Sơn đông. Bên cạnh đó, việc Vương quốc Lào vi phạm lệnh ngừng bắn trong Hiệp ước Viêng-chăn cũng khiến cho Pathet Lào nhận được sự trợ giúp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Điều 21: Hoa Kỳ sẽ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công việc xây dựng sau chiến tranh ở Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và trên toàn Đông Dương, để hàn gắn các thiệt hại do chiến tranh.

Đây không phải là điều khoản bắt buộc mà mang tính chất khuyến nghị. Điều khoản tái thiết sau chiến tranh, với số tiền lên đến 3,25 tỉ USD được Tổng thống Nixon hứa hẹn trong một bức thư riêng. Kissinger còn trao một bản dự thảo công hàm của Mỹ về xây dựng lại miền Bắc Việt Nam và 1 tháng 2 năm 1973 trao bản chính thức: Viện trợ cho không mỗi năm 650 triệu đôla; viện trợ với điều kiện nhân nhượng: 1 đến 1,5 tỷ đôla Mỹ. Viện trợ không hoàn lại sẽ dùng hình thức công hàm; viện trợ khác dùng bản ghi (note). Khoản viện trợ sau này không được thi hành với lý do Hoa Kỳ đưa ra là vì vấn đề xung đột ở Campuchia và tìm kiếm hài cốt binh sĩ Mỹ mất tích. Tới năm 1978, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không đòi hỏi điều kiện này nữa để bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, nhưng tới thập niên 1990 Hoa kỳ mới đưa ra xem xét.

Điều 23: Tất cả các bên đồng ý thi hành hiệp định. Và hiệp định được sự bảo trợ của quốc tế thông qua việc các quốc gia ký nghị định thư quốc tế về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam.

Điều khoản cuối của hiệp định và cũng không có điều khoản cưỡng chế: hiệp định không đưa ra được biện pháp và lực lượng cưỡng chế nếu một bên vi phạm hiệp định.

Như vậy, về mặt quân sự, buộc Mỹ và đồng minh phải rút khỏi miền nam Việt Nam, ngừng tấn công miền Bắc, không có điều khoản về di chuyển đối với Quân đội Nhân dân Việt Nam, và hai bên miền Nam không thể nhận thêm quân từ nước ngoài (nhưng không ràng buộc với việc Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhận hỗ trợ từ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), còn Quân giải phóng Miền Nam và quân lực Việt Nam cộng hòa phải rút về quân số và giữ nguyên vị trí, phía Mỹ không được phép viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa cho đến khi tổng tuyển cử được tổ chức. Ban liên hợp quân sự hai bên miền nam có thẩm quyền bảo đảm sự phối hợp hành động của hai bên về việc không được đưa quân đội vào miền Nam Việt Nam, nhưng Ban liên hợp quân sự bốn bên không có thẩm quyền này. Hiệp định cũng quy định bầu cử tự do ở miền nam theo thỏa thuận hai bên miền Nam và sau đó chính quyền mới sẽ hiệp thương với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất đất nước.

Sau này, có chuyện rằng trong một chuyến đến thăm Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội vào năm 1973, sau khi được nghe người hướng dẫn dịch sang tiếng Anh bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt với những câu thơ "Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư", Kissinger đã nhận xét: “Đây chính là Điều 1 của Hiệp định Paris”[20].

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire