Cồn Dầu, mùa thương khó kéo dài – Kỳ I
Sau hơn một năm kể từ lần cuối đến thăm và gặp bà con giáo dân Cồn Dầu, những thông tin về mảnh đất Cồn Dầu từ xa lạ đến thân quen đối với chúng tôi ngày càng nhức nhối. Mảnh đất đó rất xa lạ với chúng tôi, ở đó chúng tôi không có người thân, chẳng có họ hàng, không có bất cứ một quyền lợi nào của mình ở đó. Thế nhưng, chỉ đơn giản là mảnh đất đó có những giáo dân, đồng đạo của chúng tôi cũng như những công dân Việt Nam khác đang đau đớn trước nguy cơ bị đàn áp bạo tàn và Cồn Dầu có nguy cơ xóa sổ khỏi mặt đất này bởi một dự án của một vài cá nhân lắm tiền. Những ai đã một lần đi qua Cồn Dầu, chứng kiến thảm cảnh giáo dân và những người dân xung quanh đã chịu, thì chắc chắn sẽ khó có thể yên tâm xếp nó vào một góc ý thức mà không trăn trở. Từ đó, Cồn Dầu trở thành một địa danh luôn nhắc nhở chúng tôi nhớ đến họ. Tiếng kêu vô vọng của những người dân Cồn Dầu và lân cận đã cất lên, khi mạnh, khi yếu nhưng chưa thấm vào đâu những đớn đau, khốn khổ mà người dân Cồn Dầu đã phải chịu.
Anh Toma Nguyễn Thành Năm, người đã bị đánh đến chết tại Cồn Dầu ngày 3/7/2010
Đà Nẵng và những đổi thay
Chúng tôi trở lại Đà Nẵng lần này trên một chuyến xe đò chạy xuyên đêm từ Hà Nội, chiếc xe gồng mình chở chúng tôi đến Đà Nẵng khi đã khá trưa sau vài bận vỡ lốp. Tìm chỗ ăn và nghỉ ngơi sau một quãng đường xa, nhìn Thành phố Đà Nẵng có nhiều thay đổi so với những lần trước chúng tôi vào. Các tuyến phố giờ có thêm những tấm bảng cấm đánh giày, bán sách báo dạo, bán hàng rong… Những tấm biển nhắc chúng tôi rằng, những nơi này, những kẻ bần cùng đừng bén mảng đến mà kiếm ăn.
Đi quanh Thành phố Đà Nẵng một vòng, nhiều cơ ngơi mới được xây dựng, những chỗ ăn chơi, cưới hỏi và những kẻ lắm tiền mặc sức thỏa chí khoe khoang của cải bằng những công trình nhà cửa mới xây. Con đường Hoàng Sa nằm trải dài dưới nắng, vắng lặng và uể oải với vài người đang tắm nắng bên bãi biển. Những công trình khác vẫn đang xây, đa số là chốn ăn chơi, nhà hàng, nhà nghỉ sang trọng mà chắc chắn nhữ người nghèo chỉ đứng xa mà nhìn cũng đã thấy ngột.
Đà Nẵng đã thay đổi, nhìn vào Đà Nẵng với những con đường, những nhà hàng sang trọng, những khu ăn chơi nhảy múa, ít ai thấy được người dân nghèo Đà Nẵng ở đâu và đang sống cuộc sống ra sao. Mới đây, có tin Đà Nẵng cấm nhập cư những người đang ở nhà thuê, mượn, đang ở nhờ… Ông Nguyễn Bá Thanh, Bí Thư Thành ủy -Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng, cho rằng “điều này nhằm để nâng cao chất lượng dân cư TP, giảm ùn tắc và giảm cả tình trạng tội phạm do cư dân nhập cư gây ra”. Cũng đúng thôi, vì thứ dân cầu bơ cầu bất, nghèo đói và chất lượng kém kia khi đường cùng có thể thành trộm, cắp và quấy rầy miếng ăn, giấc ngủ của quan chức nơi này.
Có lẽ cứ đà này, một thời gian ngắn nữa thôi, quan chức Đà Nẵng sẽ không hề phải lo nạn tắc đường vì người dân hết cửa đến nơi sang trọng. Quan chức Đà Nẵng sẽ không bị quấy rầy bởi những bàn tay đen đúa bán vé số dạo, những chú bé đành giày nhớp nhúa sẽ không có cơ hội làm bẩn mắt các quan chức đang điểm tâm bữa sáng hoặc đang thưởng thức sơn hào hải vị trong những chốn sang trọng xa hoa kia.
Sinh thái hay biến thái?
Vượt qua cầu Hòa Xuân, chúng tôi vào làng Cồn Dầu. Đập vào mắt chúng tôi là những khu đất hai bên đường mới san vội vàng và vội vàng hơn là những biển phân lô nhanh chóng được cắm lên. Trên mạng, nhan nhản lời rao bán đất Cồn Dầu, Hòa Xuân và Cẩm Lệ. Những lô đất được rao bán với giá trên trời mà người dân ở đây tính rằng sau khi đất đai nhà mình bị “thu hồi” giải tỏa, muốn mua lại thì phải bỏ ra số tiền gấp 30 lần số tiền được “đền bù”. Nghĩa là anh có 30 mét vuông đất được chính quyền Đà Nẵng “đền bù” sẽ mua được 1 mét vuông đất của chính họ do Công ty Tư nhân Mặt Trời bán lại. Sự chênh lệch ấy đó là ý nghĩa của việc “đền bù” theo định nghĩa của nhà cầm quyền Việt Nam từ Bắc đến Nam và Đà Nẵng không là ngoại lệ.
Có lẽ trên thế giới này, chưa có nơi nào có từ “đền bù” có ý nghĩa hài hước như ở Việt Nam chúng ta.
Thế mới biết, có gì buôn bán lãi bằng đất đai ở đây và vì sao người dân nhất định phải biến khỏi quê hương mình. Người dân cứ kêu, cứ kiện, đã có công an và nhà tù, súng đạn. Những người dám cất tiếng nói, có đánh chết cũng chỉ biết ngậm ngùi chứ dám kêu ai. Trời thì xa, quan nha thì gần, mà quan nha thì được cầm trong tay súng đạn và quyết định tính mạng, tài sản của người dân bằng những tờ giấy có đóng hình quốc huy đỏ choét.
Làng Cồn Dầu nhìn từ xa vào, gần như bị chìm ngập mất một nửa nhà cửa về độ cao bởi khu đất mới san và phân lô. Đứng ngoài đường nhìn vào, các ngôi nhà còn lại đều thấy như đã bị lấp hết tầng I. Tất cả đang dở dang và quá trình đấu tranh ở đây thật khó khăn, khốc liệt.
Ngay đầu làng, một tấm biển quảng cáo cỡ lớn về Khu Sinh thái Hòa Xuân và liên hệ bán bất động sản, đất đai. Tấm bảng cho biết rằng: Đây chẳng phải là công trình an ninh, quốc phòng gì hết, đơn giản đây chỉ là một dự án của những kẻ lắm tiền kết hợp với nhà nước dùng súng đạn cướp đất của dân bán lại cho dân mà thôi. Nhìn tấm bảng này và những mảnh đất đã được phân lô kéo dài dọc đường Cồn Dầu, chúng tôi nói đùa với nhau rằng “Đây là khu biến thái chứ không thể là sinh thái”.
Con đường dẫn chúng tôi vào Cồn Dầu hôm nay ngập tràn bụi đỏ và dất đỏ. Những người dân nơi đây len lỏi giữa bãi đất mênh mông tìm lối về làng.
(Còn nữa)
Hà Nội, ngày 9/4/2012
Cái gì cũng có hai mặt. Bài viết về mặt tiêu cực nhiều quá, nhưng nó cũng nói lên vấn đề bất công liên quan đến đền bù, giải tỏa đất đai.
RépondreSupprimerTôi tin bác Thanh có tư duy cầu thị, là người dám thực hiện các đổi mới. Không biết đề án thực hiện bầu tỉnh trưởng ở Đà Nẳng tới đâu rồi? Tôi ủng hộ bác Thanh.
Không biết đình Trung Lương, chùa Trung Lương, nhà thờ Cồn Dầu có được giữ lại hay cũng giải tỏa đi luôn? Nếu giải tỏa những công trình tin ngưỡng và văn hóa ấy đi, nhất nhà thờ Cồn Dầu đã được xây dựng gần 200 năm là một tội ác lớn đối với văn hóa. Khu du lịch sinh thái không có nghĩa không có những công trình văn hóa cổ xưa.
RépondreSupprimerTôi vừa đi qua , tất cả sẽ bị xóa bỏ để phục vụ cho lòng tham của ông Thanh ( ông Tham ).
SupprimerThế thì tội ác tày trời, đình làng xưa, chùa cũ , nhà thờ lâu đời là những di tích , là cái hồn của dân tộc là cái gốc của xã hội. Ông xóa sạch đi là tội ác lớn. Tại sao không chừa lại những di tích nầy ngay trong khu du lịch sinh thái. Sinh thái không có nghĩa là đào tận gốc trốc tận rễ để xây cái mới hoàn toàn, mà phải biết lưu cái cũ lại một cách hài hòa. Có lẻ ông cày sạch để bán được nhiều đất chứ sinh thái cái quái gì? Tội ác ng. B. Thanh.
SupprimerÔng Ng. Bá Thanh khi làm những con đường ven biển Hoàng Sa, Nguyễn Tất thành đã cào sạch tất cả những làng ngư dân truyền thống quanh Đà Nẵng có từ bao nhiêu đời, trong khi đó thì đến Bắc Mỹ An, ông cho đường chạy quẹo vào để né khu resort Furama. Ít ra khi làm đường ven biển ông cũng biết né vào để chừa lại ít nhất 2 làng ngư dân ven biển. Ngay những làng ngư dân truyền thống nầy cũng là điểm tham quan du lịch thu hút khách nước ngoài.
RépondreSupprimerTuy nhiên lòng tham có nhiều đất để bán, ông cào sạch không chừa lại một ngôi làng truyền thống nào ven biển. Đây cũng là một tội ác văn hóa lớn mà lịch sử sẽ không bao giờ quên.
Tôi là công dân Đà nẵng .
RépondreSupprimerCồn Dầu bị xóa sổ là một tội ác của ông Thanh và nhóm lợi ích sau ông . Tội ác này không xóa được đâu .
Hãy để cho hàng vạn nông dân có ruộng để làm , chúng ta có gạo để ăn .
Vì lòng tham đô , ông Thanh đã không từ thủ đoạn nào để cưởng chế dân , xóa bỏ một giáo đường tên tuổi .
Tiền bạc và quyền lực ông không đem theo được nhưng tội ác thì còn mãi .
Chém cha cái kiếp bạo tàn,
Supprimertoàn quân vô lại, quan tham, độc quyền!
Tôi không tin là người dân Cồn Dầu bị thu hồi tất cả đất ở mà không được đền bù đất ở tại một chỗ khác.
RépondreSupprimerLúc nào cũng đền nhưng giá rẻ mạt .
SupprimerMột sào ruộng 30 triệu , lấp đất xong bán lại 5 tỷ .
Đất nhà ở 300 ngàn ông Thanh bán lại 1 triệu .
Tội ác lớn nhất là hàng vạn nông dân thất nghiệp .
400 ha ruộng bị mất .
Tôi về ĐN.năm 2010 và thuê xe cho cả gia đình các anh em đi chơi
RépondreSupprimerHội An dọc đường ven biển từ ĐN.thì thấy đầy những bảng quãng cáo toàn là khu du lịch-resort-khách sạn-nhà nghỉ caocấp-có cả casino- đang và sẽ khai trương.Những chổ sang trọng này chỉ dành riêng
phục vụ giới nhà giàu nội địa và khách ngoại quốc,chứ đám dân ngu
khu đen đừng có hòng vì tiền đâu mà dám thuê phòng ở đó cơ chứ ?
Điều làm tôi thắc mắc là tại sao tay chơi gôn triệu phú người Úc
Greg Norman lại sở hữu 1 miếng đất rất rộng đang quãng cáo sẽ xây
sân gôn 18 lỗ.Chẳng biết hiện nay,sân gôn đó đã thành hình chưa ?
Xin góp ý với bác ủng hộ NBT.rằng sở dĩ ĐN.được phát triển như
bác thấy là vì bán đất nhưng thử hỏi đất bán không còn nữa thì lấy gì mà phát triển kinh tế cho ĐN.Như vậy sự phát triển đó là hoàn
toàn không bền vững,thậm chí là bóc lột nông dân,thưa bác !
Cây cầu Thuận Phước xây rất lâu,có lúc bỏ nửa chừng hơn 5 năm và
sau đó nghe đâu nhờ Tàu hay Hàn quốc mới xây xong.Nhờ như thế này
là tiền ở đâu ra,nếu không phải 'tiền trao cháo múc' qua những
hợp đồng liên quan đến đất đai mà dân ĐN.không thể biết được một cách minh bạch !
Sống chết mặc bay
RépondreSupprimerTiền thầy bỏ túi
Vậy thôi .
Tội ác càng ngày càng lộ ra .
Nguyễn Bá Tham chính hiệu .
Ce commentaire a été supprimé par un administrateur du blog.
RépondreSupprimerCó nói xấu ai đâu! Xóa chi ác rứa bác HNC?
SupprimerXin lỗi Tidana nhé! tại tôi cảm giác thấy nặng nề quá, chứ cách dùng từ của bác rất chuẩn, rất lịch sự...nhưng đọc ra gây cảm giác nặng nề quá. Chân thành xin lỗi bác.
Supprimer"...Mả cha cuộc đời quá vô hậu
RépondreSupprimerCơm không có mà ăn !
Những thằng có thịt ăn
Thì không bao giờ
Ỉa vất !..."
(thơ Trần Vàng Sao)
Các bác nào chơi Facebook mời vào xem ảnh Cồn Dầu mới nhất...
RépondreSupprimerhttps://www.facebook.com/media/set/?set=a.10150714065518808.421339.693948807&type=1